học sinh.
Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong hóa học được thực hiện khi : - Nhóm HS nghiên cứu thí nghiệm để rút ra kết luận về tính chất của chất. - Thảo luận để tìm ra lời giải, một nhận xét một kết luận nào đó.
- Cùng thực hiện một nhiệm vụ do GV giao phó.
Để phát huy tính tích cực của hợp tác nhóm cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
-Phân công nhóm thường xuyên và nhóm cơ động: Để duy trì hoạt động nhóm có thể phân công thường xuyên theo từng bàn hoặc hai bàn ghép lại … có thể thay đổi nhóm khi có những công việc cần thiết gọi là nhóm cơ động, không ổn định.
-Nhóm HS phân công trách nhiệm trong nhóm để thực hiện một nhiệm vụ nhất định, như nhóm trưởng, thư ký… sự phân công này cần có sự thay đổi để mỗi HS có thể phát huy vai trò cá nhân.
-Nhóm trưởng có nhiệm vụ phân công trách nhiệm và yêu cầu mỗi thành viên thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
-GV giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm và theo dõi để giúp đỡ, định hướng, điều chỉnh kịp thời hoạt động của mỗi nhóm đi đúng hướng.
Ví dụ : Khi dạy bài “hợp chất có oxi của lưu huỳnh” (phần H2SO4) GV chia lớp thành 4 nhóm làm thí nghiệm để rút ra tính chất của axit sunfuric sau đó ghi vào phiếu học tập, (hoặc bảng nhỏ) khi kết thúc các nhóm lên báo cáo và nhận xét lẫn nhau.
Nhóm 1: Làm thí nghiệm phản ứng Cu + H2SO4 loãng. Nhóm 2: Làm thí nghiệm phản ứng Cu + H2SO4 đặc. Nhóm 3: Làm thí nghiệm phản ứng Cu + H2SO4 đặc, nóng.
Nhóm 4: Làm thí nghiệm phản ứng H2SO4(đặc) + đường saccarozơ. Họat động của nhóm (ví dụ như nhóm 2) có thể là :
Các thành viên Nhiệm vụ
64
Thư kí Ghi chép kết quả báo cáo của các thành viên. Các thành viên Quan sát phản ứng của H2SO4 và Cu
Thành viên 1 Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc nguội. Các thành viên Quan sát, nhận xét hiện tượng.
Thành viên 2 Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc và đun nóng.
Các thành viên Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra. Giải thích và rút ra kết luận.
Nhóm trưởng Chỉ đạo thảo luận. Rút ra kết luận chung. Báo cáo kết quả chung của nhóm