Học tập là quá trình nhận thức tích cực. Quá trình nhận thức và học tập được diễn ra theo từng cấp độ. Cấp độ thứ nhất là: tri giác tài liệu, cấp độ thứ hai là: thông hiểu tài liệu, cấp độ thứ ba là: ghi nhớ kiến thức, cấp độ thứ tư là: luyện tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Trong bốn cấp độ nhận thức và học tập ấy, các công trình nghiên cứu đã chứng tỏ rằng HS thường khó vận dụng những khái niệm và những nguyên tắc đã lĩnh hội được vào việc giải quyết một nhiệm vụ cụ thể. Mặc dù thực tế cho thấy khâu vận dụng là khâu quan trọng và là khâu quyết định đến hiệu quả học tập của HS. Theo quan điểm triết học, khi vận dụng kiến thức vào thực tiễn thì yếu tố chủ quan tăng lên và từng HS phải tự mình quyết định xem trong tình huống nào có thể sử dụng kiến thức này, kiến thức khác. Chính cái đó đã gây nên những khó khăn nhất định. Theo các tài liệu [13], [18], [19], [29] chúng tôi nhận thấy quy trình để phát triển năng lực cho HS THPT:
Bước 1: Nhận thức rõ các biểu hiện của từng năng lực, xác định công cụ đo mỗi
năng lực. Lập kế hoạch phát triển năng lực thể hiện ở giáo án/kế hoạch bài dạy môn Hóa học.
Bước 2: Tạo tình huống, tổ chức các hoạt động, sử dụng các PPDH phù hợp để hình
thành và phát triển năng lực cho HS.
Bước 3: Theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh cho HS trong quá trình hoạt động. Bước 4: Đánh giá sự phát triển năng lực của HS qua các công cụ và thang đo:
19
- Bảng kiểm quan sát HS theo các tiêu chí của năng lực - Sản phẩm hoạt động của HS
- Đề kiểm tra hóa học gồm cả trắc nghiệm khách quan và tự luận...
Bước 5: Rút kinh nghiệm, phát huy những kết quả tốt, đề xuất biện pháp khắc phục
hạn chế của HS.