Năng lực của học sinh Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần hóa học phi kim hóa học 10 nâng cao luận văn ths giáo dục học (Trang 26 - 27)

Theo Nguyễn Thị Minh Phương [34]: “Năng lực cần đạt của HS THPT là tổ hợp nhiều khả năng và giá trị được cá nhân thể hiện thông qua các hoạt động có kết quả”.

Trong đề tài này chúng tôi quan niệm năng lực cần đạt của HS THPT thuộc

phạm trù của thuật ngữ “competency”, là tổ hợp nhiều kỹ năng và giá trị được cá nhân thể hiện để mang lại kết quả cụ thể. Theo đó, kỹ năng có bản chất tâm lí,

nhưng có hình thức vật chất là hành vi hoặc hành động. Vậy, kỹ năng mà chúng ta nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận được chính là biểu hiện đang diễn ra của năng lực.

Dự án phát triển GV THPT và Trung cấp chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất năng lực của HS trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 gồm 3 nhóm năng lực chung và nhóm năng lực chuyên biệt (năng lực môn học) [10]:

18

- Nhóm năng lực về làm chủ và phát triển bản thân (năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý).

- Nhóm năng lực về quan hệ xã hội (năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác). - Nhóm năng lực công cụ (năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán).

- Nhóm các năng lực chuyên biệt.

Đối với môn Hóa học, theo chúng tôi có thể có các năng lực chuyên biệt (đặc thù) sau: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực tính toán theo môn Hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học,

năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần hóa học phi kim hóa học 10 nâng cao luận văn ths giáo dục học (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)