Quản lý cán bộ, công chức bao gồm những nội dung cơ bản sau: + Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cán

Một phần của tài liệu BÀI 9 QUẢN lý cán bộ, CÔNG CHỨC ở cơ sở (Trang 25 - 29)

+ Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức;

+ Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức; + Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ;

+ Quy định ngạch, chức danh, mã số cơng chức; mơ tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu cơng chức để xác định số lượng biên chế;

+ Các công tác khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức. - Nội dung quản lý cán bộ, công chức những tổ chức đặc biệt

Do cán bộ, công chức của Việt Nam bao gồm nhiều nhóm người làm việc trong các mơi trường thể chế khác nhau nên quy trình cũng như nội dung quản lý cán bộ, cơng chức sẽ khơng giống nhau. Do đó, căn cứ vào nội dung cơ bản trên, những tổ chức đặc biệt cần xây dựng cụ thể nội dung quản lý cán bộ, công

+ Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Vịêt Nam sẽ ban hành nội dung quản lý cán bộ, công chức làm việc trong các tổ chức chính trị;

+ Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ quy định nội dung quản lý cán bộ, công chức làm việc trong các tổ chức quyền lực nhà nước;

+ Chính phủ quy định cụ thể các nội dung quản lý cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước.

Ví dụ: Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 Nghị định quy định

về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức.

* Các quy định của điều lệ đối với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội về nội dung quản lý cán bộ, công chức cơ sở.

Cán bộ, công chức làm việc trong các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội ngoài những điều quy định trong văn bản pháp luật nhà nước có liên quan, họ cịn chịu sự quản lý theo những quy định của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.

Nội dung quản lý cán bộ, cơng chức của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội:

+ Không được trái với pháp luật nhà nước quy định;

+ Không được quy định các tiêu chuẩn thấp hơn của pháp luật nhà nước quy định.

Đồng thời, pháp luật nhà nước cấm những quy định mang tính đặc trưng của các tổ chức đó.

Ví dụ: đảng viên phải tuân thủ quy định của Điều lệ Đảng, không phân

biệt đảng viên có phải là cán bộ, cơng chức hay khơng. Do đó, nếu cán bộ, cơng chức là đảng viên, cần tuân thủ các quy định của Đảng. Và tất yếu nếu vi phạm các quy định đó, trước hết bị xử lý theo kỷ luật của Đảng.

2.2. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cơ sở

Theo quy định tại điều 65 Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì Nội dung quản lý cán bộ, cơng chức bao gồm:

+ Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức;

+ Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức; + Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ;

+ Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu cơng chức để xác định số lượng biên chế;

+ Các công tác khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức quy định tại Luật này.

Sau đây tơi và các đồng chí sẽ nghiên cứu, tìm hiểu từng nội dung:

2.2.1. Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản QPPL về cán bộ, công chức

Để quản lý được trước tiên chúng ta phải ban hành ra hệ thống các quy phạm pháp luật đồng bộ, đầy đủ và hoàn chỉnh cả về số lượng và chất lượng liên quan đến cán bộ, công chức. Khi các văn bản đã được ban hành thì phải tìm cách đưa vào trong cuộc sống để cho các cán bộ, cơng chức thực hiện. Vì nếu ban hành ra mà các văn bản khơng được đưa vào cuộc sống thì nó cũng chỉ nằm trên giấy không phát huy được giá trị về mặt xã hội.

Việc thực hiện chính xác, đầy đủ các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức là mối quan tâm của tất cả các cấp, các nghành, công dân trong xã hội đặc biệt là đội ngũ thuộc đối tượng điều chỉnh của nghành luật này.

2.2.2. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức theo sự lãnhđạo của Đảng, theo các chức danh và cơ cấu cán bộ, công chức đạo của Đảng, theo các chức danh và cơ cấu cán bộ, công chức

Xuất phát từ việc nhận thức tầm quan trọng của đội ngũ Cán bộ, công chức nên việc xây dựng đội ngũ này vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực hiện nhiệm vụ được giao luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đội ngũ cán bộ, công chức được thực hiện thường xuyên và là một trong những nội dung quan trọng. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằm chủ động trong tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho nhà nước.

Nghị quyết lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương khóa XI đã nhấn mạnh vai trị quan trọng của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, cơng chức cơ sở có phẩm chất và đạo đức và năng lực ngang tầm sự nghiệp đổi mới mang ý nghĩa như sự đầu tư cho hạ tầng cơ sở trong cơng tác cán bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3. Mơ tả vị trí việc làm của cán bộ, cơng chức trên cơ sở số lượngbiên chế biên chế

Trên cơ sở các chức danh, tiêu chuẩn, vị trí việc làm đã được phê duyệt, từng cơ quan, đơn vị, tổ chức rà sốt lại đội ngũ cơng chức, đối chiếu với tiêu chuẩn cụ thể để bố trí lại cho phù hợp. Để xác định được vị trí việc làm cần thiết

của công việc, yêu cầu về phẩm chất, trình độ, năng lực sẽ hình thành lên cơ cấu ngạch công chức và các chức danh lãnh đạo, quản lý tương ứng cần bổ nhiệm.

Vị trí việc làm cùng với bản mô tả công việc sẽ tương ứng với cơng việc của một chun viên tham mưu của văn phịng. Hoặc chức danh lãnh đạo trưởng phòng cũng sẽ là một vị trí việc làm với một bản mơ tả cơng việc tương ứng.

Luật cán bộ, công chức ban hành năm 2008 đã quy định một trong các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức là “kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế” (Khoản 2 điều 5). Ngồi ra nội dung này cịn được thể hiện trong các quy định tại khoản 3 điều 4, điểm d khoản 1 điều 65, khoản 2 điều 67 và các quy định tại khoản 2 điều 48 Nghị định số 24/2010/NĐ- CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ.

Nước Mỹ có diện tích lớn xấp xỉ 30 lần nước ta, dân số gần gấp 4 lần, nhưng đội ngũ cơng chức của họ chỉ có 2,1 triệu. Nhìn sang Trung Quốc thì chúng ta thấy đội ngũ công chức của họ cũng chỉ chiếm 2,8% dân số.

Như vậy, 160 người dân Mỹ chỉ ni một cơng chức, trong khi đó 40 người dân Việt Nam phải nuôi một công chức.

2.2.4. Các công tác khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức theopháp luật nhà nước pháp luật nhà nước

Ngồi các cơng tác trên cịn những cơng tác khác như: khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển, điều động, biệt phái, tiền lương...

3. LỰA CHỌN, BỐ TRÍ, SỬ DỤNG CÁN BỘ, CƠNG CHỨC CƠ SỞ3.1. Nguyên tắc chung về lựa chọn, bố trí và sử dụng cán bộ, cơng chức 3.1. Nguyên tắc chung về lựa chọn, bố trí và sử dụng cán bộ, cơng chức Việc lựa chọn, bố trí và sử dụng cán bộ, cơng chức là khâu rất quan trọng

vì cán bộ quyết định đến chất lượng và hiệu quả công tác, do vậy trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã hết sức chú trọng đến vấn đề này và coi đó là nhiệm vụ hàng đầu trong q trình đổi mới cơng tác cán bộ hiện nay.

Việc lựa chọn, bố trí và sử dụng cán bộ khơng được thực hiện một cách tuỳ tiện theo cảm tính, chủ quan mà phải dựa trên những căn cứ khoa học như Văn kiện Đại hội VII đã nêu rõ: “Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho

từng loại, từng chức danh cán bộ ở các cấp, các ngành và căn cứ vào đó để đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ, chấm dứt tình trạng bố trí cán bộ theo kiểu thân quen, cảm tính, chủ quan...:. Trong cơng tác cán bộ phải coi trọng cả đức và tài, đức là gốc”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII cũng đã nhấn mạnh: “Việc bố trí và sử dụng cán bộ phải đảm bảo đúng

tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường. Đề bạt cán bộ phải đúng lúc, đúng người, đúng việc”.

Nghị quyết hội nghị lần thứ chín ban chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục thực hiện chiến lược cán bộ cũng tiếp tục khẳng định.

Những quan điểm của Đảng về công tác cán bộ là những định hướng hết sức quan trọng cho việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý và sử dụng đội ngũ chọn, bố trí, sử dụng cán bộ, cơng chức. Đây cũng là cơ sở để xây dựng các nguyên tắc khoa học trong việc lựa chọn, bố trí và sử dụng cán bộ, cơng chức. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản cần chú ý:

+ Nguyên tắc bảo đảm đúng tiêu chuẩn cán bộ, công chức được bố trí, sử dụng; + Ngun tắc khách quan, cơng bằng;

+ Nguyên tắc tập chung dân chủ;

+ Nguyên tắc tương xứng với yêu cầu công việc;

+ Nguyên tắc đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các nhóm cán bộ, cơng chức; + Nguyên tắc đảm bảo lựa chọn, bố trí và sử dụng cán bộ, cơng chức phải dựa trên quy hoạch cán bộ, công chức.

3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm đúng tiêu chuẩn cán bộ, cơng chức được bốtrí, sử dụng; trí, sử dụng;

Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khóa X đã khẳng định tiếp tục thực hiện chiến lược cán bộ.

Do đó việc bố trí, sử dụng cán bộ, cơng chức phải theo đúng tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn chung:

Một phần của tài liệu BÀI 9 QUẢN lý cán bộ, CÔNG CHỨC ở cơ sở (Trang 25 - 29)