CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU
3.2.3. Đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định Đối với Nhà nước
Đối với Nhà nước
Nhà nước phối hợp với Bộ NN&PTNN cùng các cơ quan chuyên môn ban hành bộ tiêu chuẩn chất lượng đối với mặt hàng nông sản đồng thời xây dựng cơ chế xử lý phi phạm với những đối tượng có hành vi khơng nghiêm túc trong khâu sản xuất như cố tình gia tăng hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản hay sản xuất những loại nông sản biến đổi gen gây tác hại xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng và làm giảm uy tín của thương hiệu nơng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, tăng cường các hình thức đào tạo ngắn hạn phù hợp với trình độ kĩ thuật của người lao động, đẩy mạnh hợp tác đào tạo với doanh nghiệp nước ngoài nhằm học hỏi và tiếp thu công nghệ mới trong sản xuất nơng sản. Nhà nước cũng cần có chính sách đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ tạo những vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, tiến tới tự động hóa. Tiếp tục xây dựng, phát triển các chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với các hợp tác xã, doanh nghiệp với các hộ nông dân; tăng cường định hướng cho người nông dân sản xuất theo nhu cầu của doanh nghiệp chế biến thay vì chỉ sản xuất những cái mình có để đảm bảo đủ nguồn cung đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến nông sản.
Đối với các doanh nghiệp
Để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho khâu chế biến, các doanh nghiệp sản xuất cần mạnh dạn đầu tư nguồn vốn lớn, ổn định để thực hiện những hợp đồng có giá trị cao, đảm bảo cho hoạt động sản xuất nơng sản diễn ra ổn định. Ngồi ra, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để bắt kịp xu hướng trong chế biến nông sản đồng thời xây dựng kế hoạch nuôi trồng và khai thác
hợp lý, biết cách ứng dụng những thành tựu của KHCN trong khâu sản xuất để khắc phục tính mùa vụ và hạn chế những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên đến năng suất và chất lượng nông sản bằng các biện pháp như thâm canh để tăng năng suất, ứng dụng các giống cây trồng mới có sức đề kháng cao để chống lại những tác động của côn trùng và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt…Nông dân và doanh nghiệp cần áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng nông sản cả trước, trong và sau khâu sản xuất nhằm mục đích sàng lọc chất lượng nguyên liệu đầu vào nông sản đồng thời đảm bảo chất lượng nông sản sau khi thu hoạch. Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến nơng sản cần duy trì mối liên kết bền chặt với các khâu trước trong chuỗi cung ứng để đảm bảo chất lượng và số lượng nguồn nguyên liệu đầu vào thông qua các ưu đãi về giá cả và các dịch vụ hỗ trợ như vận chuyển, bảo quản…