CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU
3.2.6. Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản
3.2.6.1. Xây dựng thương hiệu nơng sản Việt Nam an tồn, chất lượng
Đối với Nhà nước
Nhà nước cần xác định được thế mạnh của những nông sản quan trọng trong từng chuỗi để có chiến lược phối hợp đồng bộ cho xây dựng thương hiệu nông sản xuất khẩu bao gồm sự tham gia của các nhà khoa học, người nông dân, các doanh nghiệp chế biến và quảng cáo, doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu đồng thời có hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp chế biến nhanh chóng xây dựng và đăng ký thương hiệu nông sản nhằm nâng cao uy tín trên thị trường EU. Ngồi ra, Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản đẩy mạnh giao thương với Hà Lan bởi Hà Lan là cửa ngõ chính cho các mặt hàng nơng sản vào EU. Bởi vậy, nơng sản Việt Nam có khả năng thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU phụ thuộc vào việc phát triển các kênh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và sản phẩm vào Hà Lan.
Đối với doanh nghiệp
Ở quy mơ doanh nghiệp, thương hiệu chính là vũ khí sắc bén để doanh nghiệp khẳng định vị thế, mở rộng thị phần, thu hút nhiều khách hàng. Do đó, chiến lược xây dựng thương hiệu địi hỏi sự đầu tư thỏa đáng, tính nhất quán, sự bền bĩ và lâu dài. Cần quan tâm đến marketing theo đúng nghĩa (trong đó, lưu ý đến định vị sản phẩm). Về chất lượng, nông sản phải đựơc kiểm sốt nghiêm
ngặt, mang tính ổn định. Về thông tin, về nguồn gốc, về sản phẩm, các lợi ích mà người tiêu dùng có thể có được khi sử dụng sản phẩm. Ngôn ngữ thông tin cần rõ ràng, mạch lạc và ngắn gọn. Các sản phẩm cần được xây dựng thương hiệu theo hướng chuyên nghiệp, hỗ trợ về công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp chủ lực, các hợp tác xã, hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp. Về tính an tồn, nơng sản phải được kiểm sốt với những tiêu chí cho sản phẩm an tồn, được chứng minh
3.6.2.2. Đa dạng hóa các thị trường xuất nhập khẩu, tìm hiểu thêm các thị trường ngách trong EU để giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường chủ chốt
Đối với Nhà nước
Một mặt, Nhà nước tăng cường công tác thơng tin và tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh hoạt động của chi nhánh phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam tại các nước để cùng với Thương vụ làm đầu mối cho các doanh nghiệp Việt Nam vào EU, kịp thời trao đổi những thông tin cần thiết, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động thương mại tại khu vực này. Mặt khác, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thành lập văn phòng đại diện tại các nước trong khối EU, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh. Quan tâm đến việc cung cấp những kiến thức cơ bản về thị trường và nâng cao năng lực thị trường cho các chủ thể sản xuất kinh doanh
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
Các doanh nghiệp cần chủ động thâm nhập, tích cực mở rộng các kênh phân phối sản phẩm, tìm người đại diện bán hàng tốt vào thị trường xuất khẩu, tổ chức tốt hệ thống phân phối sản phẩm đặc biệt là hệ thống bán lẻ. Mặt khác, cần tăng cường thiết lập quan hệ đối tác bền vững với các nhà nhập khẩu, giảm bớt vai trị của trung gian trong xuất khẩu, tích cực gặp gỡ các nhà nhập khẩu, các nhà phân phối các nước; tổ chức các hội chợ quốc tế trong nước hoặc tham gia các hội chợ nước ngoài…Cụ thể, các doanh nghiệp thực hiện hoạt động phân phối nông sản trong chuỗi cung ứng cần đẩy mạnh hợp tác xuất khẩu với Anh và Đức, giữ vững cán cân xuất nhập khẩu nông sản với các quốc gia Hà Lan, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ.
KẾT LUẬN
Liên minh Châu Âu là thị trường tiềm năng để thúc đẩy hoạt động của chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, các rào cản thương mại vơ hình và hữu hình đã gây khơng ít khó khăn đối với sản phẩm nông sản để thâm nhập và đứng vững trên thị trường này. Trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, nơng sản Việt có thể tận dụng nhiều cơ hội đồng thời cũng gặp nhiều thách thức tiêu biểu là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp của các quốc gia trong cùng một thị trường.
Bài nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về xuất khẩu nơng sản, chỉ ra được những nhân tố tác động đến giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của một quốc gia. Thơng qua việc bước đầu tìm hiểu cơ sở lý luận, sinh viên tiếp tục phân tích đặc điểm nơng sản Việt Nam và đặc điểm thị trường EU cũng như thực trạng xuất khẩu sản phẩm nông sản của Việt Nam sang EU từ đó đánh giá được những thành tựu đã đạt được và hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở kết quả phân tích, đã đề xuất được các giải pháp đối với Nhà nước và các mắt xích quan trọng hoạt động trong chuỗi cung ứng nơng sản góp phần đẩy mạnh, phát triển hoạt động của chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam sang thị trường EU