Khảo sát mục tiêu, nội dung chƣơng trình hát nhạc và mĩ thuật ở bậc tiểu học

Một phần của tài liệu Phương hướng xây dựng chương trình đại học đào tạo giáo viên dạy nghệ thuật bậc tiểu học (Trang 33 - 37)

4.1. Các loại hình nghệ thuật dạy trong trƣờng phổ thông

Trƣớc khi khảo sát mục tiêu, nội dung CT hát nhạc và mĩ thuật ở bậc TH, để có cái nhìn tổng quan, chúng tôi lập bảng dƣới đây về các loại hình nghệ thuật đƣợc dạy trong nhà trƣờng phổ thông. Phần bôi đen là cấp, lớp học và loại hình NT mà HS không học.

Bảng 8: các loại hình nghệ thuật đƣợc dạy trong nhà trƣờng phổ thông

TT

Loại hình nghệ thuật

Tên các môn học hiện diện trong chính khóa (nhà trƣờng Việt nam)

Mẫu giáo Tiểu học THCS HK THPT

Văn học

Làm quen với văn

học

Tiếng việt Ngữ văn Ngữ văn Ngữ văn

Âm nhạc Giáo dục Âm nhạc Lớp 1,2,3, Nghệ thuật Lớp 4,5 Âm nhạc Âm nhạc Âm nhạc

31 Múa Vận động theo nhạc (trong môn Nhạc) Hội họa Đồ họa Hoạt động tạo hình Nghệ thuật (AN-MT)

Mỹ thuật Mỹ thuật Mỹ thuật

Điêu khắc Lao động - Kỹ thuật Công nghệ M ỹ thuật ứng dụng Lao động - Kỹ thuật Công nghệ Sân khấu Điện ảnh

Nguồn: Giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông thông qua các môn Nghệ thuật Đề tài KH cấp Bộ trọng điểm chủ nhiệm đề tài 2003: GS. TSKH Lê Ngọc Trà.

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rõ, trừ môn Ngữ văn (trong đó có Văn học mà do giới hạn của đề tài chúng tôi không đề cập tới) đƣợc học đầy đủ ở các cấp học; môn AN và MT đƣợc học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở và 1 học kỳ của lớp 9, còn các loại hình NT khác nhƣ: Múa, Sân khấu, Điện ảnh hoàn toàn không có trong CT giảng dạy NT ở phổ thông. Việc không đƣợc học, giới thiệu đầy đủ các loại hình nghệ thuật theo chúng tôi là một khiêm khuyêt của CT dạy các môn NT trong nhà trƣờng phổ thông. Các em thiếu hẳn tri thức NT để thƣởng thức và hiểu các loại hình NT khác nhƣ: Múa, Sân khấu, Điện ảnh, nghệ thuật trình diễn ... Chúng tôi tự đặt nguyên nhân của sự thiếu hụt này:

1. Do nhận thức của những ngƣời xây dựng CT và SGK các môn NT không thấy thật cần thiết dạy các môn nghệ thuật đó?

2. Nhận thức đƣợc, nhƣng cho rằng không có đủ điều kiện để dạy những môn NT đó?

4.2. Mục tiêu các môn học NT ở tiểu học 4.2.1. Mĩ thuật:

+ Cung cấp cho HS những kiến thức ban đầu về mĩ thuật và hình thành các kĩ năng cần thiết để HS hoàn thành đƣợc các bài tập theo CT.

+ Giáo đục thẩm mỹ cho HS, giúp các em cảm nhận và vận dụng những kiến thức về mĩ thuậtvào học tập, sinh hoạt hàng ngày.

+ Tạo điều kiện cho HS tiếp xúc, làm quen với cái đẹp của thiên nhiên và các tác phẩm mỹ thuật, đồng thời giúp HS tập tạo ra cái đẹp và áp dụng vào cuộc sống, góp phần xây dựng môi trƣờng thẩm mỹ cho xã hội.

32

4.2.2. Hát nhạc:

+ Tạo nên một trình độ văn hóa AN tối thiểu cho học sinh tiểu học

+ Bƣớc đầu hình thành cho học sinh một số kỹ năng đơn giản về ca hát và thói quen tập hát đúng.

+ Tạo cho học sinh niềm hứng thú, niềm vui khi học hát và nghe ca nhạc Giáo đục năng lực cảm thụ AN, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú.

+ Phát triển trí tuệ tình cảm trong sáng, lành mạnh, hƣớng tới cái tốt, cái đẹp. Góp phần làm thƣ giãn đầu óc trẻ em, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học

4.3. Nhận xét chung về CT & SGK hai môn Hát nhạc và Mĩ thuật ở tiểu học:

Trong các văn bản CT đã nhấn mạnh tính văn hóa, mục tiêu văn hóa của môn các môn nghệ thuật: "Mục đích cuối cùng của môn Âm nhạc và Mĩ thuật là tạo nên một "trình độ văn hóa âm nhạc, mĩ thuật nhất định" cho học sinh " (tất nhiên hai khái niệm văn hóa vừa nêu không hoàn toàn giống nhau - khái niệm sau rộng hơn). Định hƣớng CT cụ thể hóa "Văn hóa âm nhạc, mĩ thuật " gồm ba nội dung: Sự hiểu biết (kiến thức), năng lực thực hành tối thiểu (kỹ năng) và năng lực cảm thụ âm nhạc, mĩ thuật (trí thức thẩm mỹ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu tạm chia văn hóa NT thành hai nhân tố: Nhân tố trí tuệ và nhân tố cảm xúc, thì phần thƣờng thức âm nhạc, mĩ thuật đƣợc xem là những kiến thức vừa hình thành nhân tố trí tuệ, nâng cao học vấn và vừa giáo dục cảm xúc cho học sinh. CT và SGK âm nhạc, mĩ thuật đã cố gắng bổ sung ngày càng phong phú và hoàn chỉnh vốn kiến thức âm nhạc, mĩ thuật tối thiểu. Nếu xét từ lĩnh vực kiến thức tạo cơ sở cho phần thƣờng thức âm nhạc, mĩ thuật đã đƣợc khai thác đƣa vào SGK, thì gồm có 3 ngành thuộc khoa nghiên cứu âm nhạc, mĩ thuật: lý luận âm nhạc mĩ thuật, lịch sử âm nhạc, mĩ thuật, phân tích - phê bình tác phẩm âm nhạc, mĩ thuật. Với trình độ học sinh tiểu học, những kiến thức dù đơn giản, sơ lƣợc, cũng vẫn cần một hệ thống, một dung lƣợng kiến thức cần thiết thuộc ba lĩnh vực nói trên. Phần học hát và học vẽ, tập nặn tƣợng trong CT đƣợc quan tâm nhiều nhất, dành số tiết nhiều nhất, để thực thi ý đồ đƣa học sinh vào hoạt động âm nhạc, mĩ thuật, luyện tai nghe nhạc, luyện con mắt nhìn những tác phẩm NT, luyện khả năng cảm thụ âm nhạc, mĩ thuật. Chúng tôi không dám phủ định điều đó, nhƣng cũng băn khăn hai điều:

1. Môn hát nhạc, mĩ thuật trong chính khoa mỗi tuần chỉ có 1 tiết, 35 phút, nhằm một mục tiêu đồ sộ là nâng cao trình độ văn hóa âm nhạc, mĩ thuật lại lấy việc dạy hát và tập vẽ, nặn tƣợng (luyện kỹ năng NT) làm trọng tâm? Dạy hát, tập vẽ là một hình thức rất cần để giáo dục âm nhạc, mĩ thuật nhƣng là một hình thức có thể thực hiện vào bất kỳ lúc nào ngoài giờ học: hoạt động ngoại khóa, hoạt động câu lạc bộ, nhà văn hoa các đội văn nghệ nghiệp dƣ... Với 35 phút vàng ngọc của giờ chính khóa, mà phần lớn thời gian toàn năm học dùng dạy hát, học vẽ liệu có phí phạm không, cho dù tính chọn lọc của bài hát, của mẫu vẽ và tính chuẩn mực của việc giảng dạy, cũng không thể biện minh đƣợc sự lãng phí này.

33 2. Việc dạy nhạc họa trong nhà trƣờng ở nƣớc ta so với nhiều nƣớc, còn hết sức dè dặt: tiểu học, và THCS (cuối THCS không học, cả THPT không học,) mỗi tuần một tiết, mà chủ yếu là dạy kỹ năng hát và vẽ để thực hiện mục tiêu nhƣ đã đề ra có thật hợp lý không? Chúng ta dạy các em hát, vẽ hay là dạy cho HS yêu, hiểu và cảm nhận đƣợc NT? Theo chúng tôi, giảng dạy theo CT và SGK với thời lƣợng nhƣ hiện nay, chƣa thể nói hiệu quả giáo dục AN, MT (GDNT) là do nhà trƣờng, hay là gia đình, xã hội đem lại nhiều hơn cho con em chúng ta.

4.4. Kết luận

Với những nhận xét và phân tích trên chúng tôi nêu ra quan điểm của mình về dạy NT trong trƣờng phổ thông:

4.1. Dạy NT cho HS là dạy các em làm quen và tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật. Có nghĩa là dạy cho HS thƣởng thức cái hay, cái đẹp của NT bằng những tác phẩm cụ thể. Quá trình làm quen với NT là quá trình chơi mà học, học mà chơi để khơi gợi tƣởng tƣợng và sáng tạo của từng HS. Qua quá trình đó phải cho các em làm quen với NT dân tộc và NT quốc tế, ý thức gìn giữ và phát huy truyền thống dân tộc của HS đƣợc nảy mầm và phát triển. Ngoài những giờ chính khóa, cần tổ chức, thiết kế những giờ ngoại khóa nhƣ đi tới các bảo tàng NT, thăm di tích, đi nghe nhạc, xem các loại hình nghệ thuật khác nhau...

4.4.2. Dạy nghệ thuật ở các bậc học PT nên theo diện rộng, nghĩa là chúng ta xây dựng hệ thống kiến thức cơ bản NT cho HS. Hệ thống này giống nhƣ tấm bản đồ hƣớng dẫn cho HS tự tìm và tiếp cận các loại hình NT theo nhu cầu của từng cá nhân khi HS đã trƣởng thành. Trong mấy chục năm qua trong CT và SGK các môn nghệ thuật chúng ta thiếu hệ thống kiến thức này.

4.4.3. Giáo dục NT mà tạm thời đại diện là hát nhạc và Mĩ thuật trong trƣờng phổ thông là GD đại trà cho tất cả HS. Việc rèn luyện kỹ năng NT nên theo sở thích, khả năng của từng cá nhân. Việc dạy kỹ năng NT nên đƣợc tổ chức theo hình thức câu lạc bộ các loại hình nghệ thuật: Mỹ thuật, Âm nhạc, Sân khấu - Điện ảnh, Nghệ thuật trình diễn... theo khối lớp hay toàn trƣờng. Các câu lạc bộ của trƣờng này sẽ liên thông với các CLB, NVH địa phƣơng, ngoài nhà trƣờng. Cũng từ các CLB của nhà trƣờng sẽ là nơi phát hiện tài năng NT của HS để từ đó giáo viên và học sinh có các điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật của nhà trƣờng cũng nhƣ của địa phƣơng

34

CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỆ THUẬT KẾT QUẢ KHẢO SÁT GIÁO VIÊN, SINH VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG CAO

ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC VỀ PHẨM CHẤT CỦA GIÁO VIÊN DẠY NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu Phương hướng xây dựng chương trình đại học đào tạo giáo viên dạy nghệ thuật bậc tiểu học (Trang 33 - 37)