+ Đánh giá CTH là quá trình xem xét toàn bộ các thành tố của CTĐT, CTH để kiểm tra CTH có dạt đƣợc tất cả mục tiêu theo các phƣơng pháp đã đƣợc đề ra hay không. Một CTĐT đƣợc xem là tốt khi đƣợc hoạch định luôn gắn liền quá trình đánh giá với CT đó. Phải xác định đƣợc các quy ƣớc nhƣ dánh giá định kỳ các tiến triển của CT và quá trình xem xét và cập nhật CT liên tục.
+ Các tiêu chí đánh giá CTĐT thƣờng đƣợc thiết kế dựa vào các mục tiêu của từng CTĐT cụ thể. Tuy nhiên, các tiêu chí chủ yếu xoay quanh các vấn đề sau: đầu vào, quá trình giảng dạy, học tập và kết quả đầu ra. ...
+ Điều cần xét đến đầu tiên trong một đánh giá CTĐT là mục đích mà CTĐT đƣợc lập kế hoạch. Một CTĐT tốt phải thể hiện đầy đủ các mục tiêu của nhà trƣờng. Ở mức độ trƣờng học, khoa , SV cần phải xác định các mục đích giáo dục toàn diện, và tất cả các cơ hội về CTĐT đƣợc giới thiệu ở trƣờng phải đƣợc hoạch định với sự tham khảo một hay nhiều mục đích đó.
+ Một CTĐT còn đƣợc xem là đạt yêu cầu khi quá trình chuẩn bị đầy đủ cho quá trình học tập liên tục đƣợc chú ý. SV phải đạt đƣợc các kỹ năng và kiến thức cần thiết nhƣ mong muốn sau khi tham gia một CT cụ thể. Kết quả chủ yếu dựa trên cơ sở những thành tích SV có đƣợc sau khoa học, và khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng đó, chứ không phải là bằng cấp hay giấy chứng nhận tốt nghiệp.
+ Một CTĐT phải có trọng tâm rõ ràng. Dù một CT trình đƣợc tổ chức cho các môn học tách biệt lịch sử hay khoa học, hay những môn học có liên quan tới nhau nhƣ nhiên cứu xã hội, điều quan trọng là bất cứ ai chọn các CT đó đều phải biết đƣợc phƣơng hƣớng để theo đuổi và các mối quan hệ giữa các khâu trong cả quá trình, vấn đề nữa cần đƣợc chú ý là quyết định nhân tố trung tâm của CT.
+ Trong quá trình đánh giá, có tám vấn đề luôn đƣợc lập lại và liên tục cần phải xem xét. Mỗi vấn đề nhƣ một nguyên tắc mà theo đó các nhà làm CT phải lƣu ý đó là: Quy mô; Sự thích họp; Sự cân đối; Sự tích hợp; Trình tự; Sự liên tục; Sự tiếp nối; Sự có thể chuyển đổi
+ Qui mô đƣợc xem nhƣ là khuôn khổ của CTĐT - vấn đề "cái gì" (the "what"). Nhiệm vụ chính trong việc hoạch định qui mô của một CTĐT là lựa chọn nội dung - các thành tố tổ chức, các trung tâm tổ chức, hay các sợi chỉ hợp nhất từ sự phong phú của các lựa chọn có thể đƣợc.
+ Sự thích hợp là sự tiện ích của nội dung đối với ngƣời học. Cái làm cho việc quyết định đƣợc sự thích hợp của một CTĐT trở nên khó khăn chính là việc có rất nhiều quan niệm khác nhau về cái gì là thích hợp. Các nhà làm CT phải tìm kiếm sự thống nhất ý kiến về các thành tố và ngƣời bảo trợ khác nhau của nhà trƣờng để quyết định đƣợc cái gì là đủ thích hợp để đƣa vào CTĐT.
+ Sự tích hợp là sự thống nhất các ngành học - việc giảm hay loại bỏ các ranh giới giữa các môn học riêng biệt. Nhiều nhà giáo dục cảm thấy là các nội dung đƣợc tích hợp có thể giúp học sinh trong các bài tập về giải quyết vấn đề. Sự
24 thích hợp, sự cân đối và sự tích hợp đƣợc xem là các mặt khác nhau của khái niệm qui mô.
+ Trình tự là vấn đề "khi nào" - là sự sắp xếp các đơn vị nội dung. Ngoài ra, cũng cần phải tập trung chú ý đến các yêu cầu về các kiến thức phải có (tiên quyết) để tiếp tục việc học tập tiếp theo.
+ Sự liên tục là việc giới thiệu và giới thiệu lại đã đƣợc hoạch định các nội dung ở các cấp độ lớp tiếp theo và ở cấp độ càng ngày càng phức tạp hơn. Khái niệm này nằm ở vị trí trung tâm của một "CTĐT hình xoắn ốc."
+ Sự tiếp nối là sự ăn khớp nhau của các nội dung môn học và kỹ năng giữa các cấp độ kế tiếp nhau trong quá trình đi học nhằm cung cấp cho học sinh khi chuyển đổi từ cấp độ thấp lên cấp độ cao hơn một cách trôi chảy. Trình tự, sự liên tục và sự tiếp nối là các khái niệm có liên quan với nhau. Sự liên tục và sự tiếp nối đƣợc xem nhƣ là các chiều hƣớng khác của trình tự. + Tính có thể chuyển dời là một đặc điểm của việc học tập, có nghĩa là khi nó đƣợc đã thực hiện trong một bối cảnh này, thì nó có thể sẽ đƣợc thực hiện trong một bối cảnh khác nữa. Mặc dù không có chứng cứ nào chứng tỏ rằng các môn học cụ thể nào đó thực chất là có thể làm tăng thêm sự truyền đạt của việc học tập, có một số bằng chứng hỗ trợ cho luận điểm là các nguyên tắc cơ bản của việc giảng dạy của một chuyên ngành và việc nhấn mạnh đến việc áp dụng của chúng làm tăng tính chuyển đổi. Tính chuyển đổi là một mục đích đƣợc mong muốn của giáo dục.
+ Việc đánh giá CTĐT là tâm điểm của mô hình để cải tiến CTĐT. Mặc dù đƣợc đặt cuối cùng trong sơ đồ của mô hình, đánh giá CTĐT bao hàm sự kết thúc của một chu kỳ và sự bắt đầu của một chu kỳ kế tiếp.
25
CHƢƠNG II: KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CHƢƠNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY NGHỆ THUẬT CHO PHỔ THÔNG , CHƢƠNG TRÌNH,
SÁCH GIÁO KHOA CÁC MÔN NGHỆ THUẬT BẬC TIỂU HỌC