Biện pháp quản lí HVBT cho trẻ CPTTT tại trường Tiểu học Hải Vân –

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ tại trường tiểu học hải vân – thành phố đà nẵng (Trang 38)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.1.Biện pháp quản lí HVBT cho trẻ CPTTT tại trường Tiểu học Hải Vân –

3.1. Biện pháp quản lí HVBT cho trẻ CPTTT tại trường Tiểu học Hải Vân – thành phố Đà Nẵng thành phố Đà Nẵng

Biện pháp 1: Tạo hành vi nhóm tích cực.

Mục tiêu:Tạo hành vi nhóm tích cực nhằm mục đích tạo ra những hành vi tích cực cho cả nhóm từ đó có thể giảm thiểu được hành vi bất thường ở trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Nội dung và cách tiến hành: Để tạo được hành vi nhóm tích cực cần xây dựng trò chơi hành vi tích cực để tất cả học sinh tham gia, từ đó kích thích học sinh chậm phát triển trí tuệ noi gương các bạn học sinh bình thường thể hiện các hành vi tích cực. Trong trò chơi này vai trò của học sinh bình thường là hết sức quan trọng.

- Trò chơi hành vi tích cực: trò chơi này bao gồm các bước sau:

+ Chia lớp thành hai nhóm thành hai dãy hai bên. Giải thích cho hai nhóm biết sẽ cùng thi đua trong giờ học xem nhóm nào có hành vi không phù hợp và nhiều hành vi phù hợp hơn (có thể chia lớp thành nhiều hai nhóm)

+ Mô tả những hành vi cho trẻ nên làm và không nên làm trong lớp học. Mục tiêu hành vi cần cụ thể, số lượng phù hợp, dễ nhớ cho cả hành vi tích cực và hành vi không tích cực.

+ Giới hạn thời gian chơi: nên xác định thời gian cho trẻ chơi trong bao lâu là phù hợp, thời gian chơi không nên quá lâu vì như thế sẽ làm trẻ nhàm chán, thời gian chơi tùy thuộc vào hứng thú và thể lực của trẻ trong từn lúc chơi.

+ Thông báo khi một nhóm nào đó thể hiện hành vi tích cực hay không tích cực để cho điểm số. Đây là điều khuyến khích trẻ trong quá trình chơi, khi được thông báo về điểm số của nhóm mình thường xuyên, trẻ sẽ có hứng thú chơi hơn.

+ Tổng hợp điểm số của các nhóm, phát hiện nhóm nào có điểm số cao nhất và điểm số thấp nhất

+ Nhóm hay lớp đều nhận thấy xứng đáng nhận giải thưởng. Lưu ý giải thưởng cần phù hợp với sở thích và nguyện vọng của trẻ.

Trong trường hợp nhóm có trẻ CPTTT có HVBT thì giáo viên nên là trọng tài để khẳng định kết quả của nhóm và của cái nhân của trẻ CPTTT có HVBT thông qua các tiêu chí cụ thể.

- Trợ giúp của bạn bè: Đây là một điều hết sức cần thiết, khi trẻ chậm phát triển trí tuệ có hành vi bất thường được bạn bè cùng trang lứa giúp đỡ theo nhóm hoặc theo cá nhân thì chúng được học hỏi lẫn nhau và chính điều này làm giảm hành vi không phù hợp ở trẻ, tạo ra sự tương tác, phù hợp giữa trẻ và trẻ.

- Phần thưởng: Sau mỗi lần chơi giáo viên nên trao cho các nhóm những phần thưởng để kích thích các em chơi trong lần sau. Phần thưởng được xác định:

trật tự trong giờ học, làm đầy đủ bài tập ở nhà, bắt chước được các hành vi tốt, … + Quyết định hệ số điểm, hành vi nào đơn giản, hành vi nào đơn giản sẽ được quyết định ít điểm so với hành vi phức tạp.

+ Xác định bậc thang giá trị của phần thưởng đối với hành vi mong muốn. Điểm số càng cao thì giải thưởng càng có giá trị

+ Giải thích đầy đủ cho trẻ 3 bước trên cho đến khi nào tất cả mọi trẻ đều hiểu. Hình thức này có thể thực hiện hàng ngày, theo tuần, theo tháng và thậm chí là theo học kỳ đối với trẻ

Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong quản lí hành vi của trẻ

Mục tiêu: Kích thích trẻ chậm phát triển trí tuệ biểu hiện các hành vi tích cực thông qua các hành vi không mong muốn của trẻ.

Nội dung cách tiến hành: Phương pháp này gồm các bước sau:

- Xác định hành vi: khi trẻ có biểu hiện hành vi ở mức trầm trọng hoặc dường như trực tiếp gây nên những rối loạn trong lớp học thì giáo viên cần phải dừng ngay hành vi đó và giúp trẻ tập trung vào việc học tập. Giáo viên cần phải ngay lập tức xác định tại sao trẻ lại có những biểu hiện hành vi như thế. Giáo viên cần hỏi: “Tại sao em lại làm như vậy?”. Việc xác định trẻ biểu hiện hành vi là nhằm mục đích gì, tức nguyên nhân dẫn đến hành vi quan trọng hơn nhiều so với những biểu hiện ra ngoài hành vi trẻ.

- Quan sát và ghi chép để hiểu rõ hơn về biểu hiện hành vi của trẻ

Việc quan sát và ghi chép biểu hiện hành vi của trẻ cần phải có những mẫu quan sát được thiết kế phù hợp để có thể thu thập một cách đầy đủ và chính xác thông tin cần thiết được sử dụng trong việc quan sát hành vi vào những thời điểm và tình huống nhất định

Ghi chép số lượng/tần suất xuất hiện hành vi và độ dài biểu hiện hành vi, tức là lúc hành vi xuất hiện cho đến khi hành vi đó kết thúc.

Ghi chép theo giai đoạn: xác định độ dài quan sát và phân chia thời gian quan sát thành những giai đoạn đối với một biểu hiện hành vi. Sau một khoảng thời gian nhất định có thể xác định được tần suất hoặc số phần trăm (%) hành vi xuất hiện. - Xây dựng kế hoạch

Khi xây dựng kế hoạch giáo dục HVBT cho trẻ CPTTT, cần:

+ Xem xét trước hết việc ngăn cản hành vi diễn ra bằng việc thay đổi môi trường lớp học hay công việc hướng dẫn của giáo viên.

+ Tính đến việc quản lí hành vi theo nhóm tức là sử dụng những hành vi tích cực của các bạn xung quanh để làm giảm thiểu những hành vi không tích cực ở trẻ.

+ Đưa ra sự lựa chọn cá nhân cho chính bản thân đứa trẻ bằng sự cam kết thực hiện.

- Thực hiện kế hoạch

hiện bước tiếp theo là thực hiện kế hoạch đó. Mong đợi của giáo viên và những người xung quanh đối với sự thay đổi hành vi của trẻ cần phải được thực hiện theo một cấu trúc rõ ràng vì đây chính là chìa khóa để quản lí hành vi của trẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước hết cần phải có sự cam kết giữa giáo viên và trẻ, giáo viên cần phải làm cho trẻ hiểu rõ những mong đợi của mình về hành vi của trẻ, thời gian thực hiện, phần thưởng cho việc thực hiện tốt và những hậu quả khi trẻ không chịu thực hiện - Giám sát thực hiện kế hoạch

Việc thay đổi hành vi không thể diễn ra ngay trong một lúc. Một bản kế hoạch cần phải được thực hiện và giám sát trong khoảng thời gian ít nhất 2 đến 3 tuần trước khi đưa ra quyết định cách thức quản lí của giáo viên nhằm thay đổi hành vi của trẻ có hiệu quả hay không. Nếu hành vi không phù hợp của trẻ giảm dần và hành vi tích cực xuất hiện nhiều hơn thì giáo viên cần phải giảm dần sự củng cố khen ngợi đồng thời tăng dần mức độ khó, phức tạp của hành vi. Trong trường hợp kế hoạch được thực hiện song không có nghĩa là thực hiện đúng như những gì đã xác định ban đầu. Giáo viên cần phải luôn luôn giám sát và có những điều chỉnh kịp thời về thời gian, yêu cầu, phần thưởng…Một số trường hợp không thể thực hiện được kế hoạch thì giáo viên cần phải phân tích những gì đang diễn ra trao đổi với đồng nghiệp và xem xét lại quyết định ban đầu. Mặc dù là những biểu hiện hành vi diễn ra trong lớp học song giáo viên cũng phải trao đổi thường xuyên và trực tiếp với cha mẹ trẻ để có những thông tin chính xác và đầy đủ hơn và có những cách thức đáp ứng phù hợp và hiệu quả hơn.

Biện pháp3: Sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT tại trường Tiểu học Hải Vân – thành phố Đà Nẵng

Mục tiêu: Kích thích được tất cả học sinh học tập tích cực, tham gia sôi nổi vào các tiết học, vì vậy học sinh CPTTT sẽ có những biểu hiện tích cực, sẽ có các hành vi mong muốn, kết quả học tập của trẻ được nâng cao và điều quan trọng là người giáo viên đã xây dựng được môi trường hòa nhập thân thiện, tiến bộ, tích cực cho tất cả các học sinh.

Nội dụng và cách tiến hành: Chúng tôi tiến hành xây dựng các nhóm phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của một số môn học chủ đạo ở bậc Tiểu học.

- Phân môn Toán: toán học là một môn học quan trọng ở các bậc học nói riêng và bậc học tiểu học nói chung. Phân môn toán ở tiểu học cung cấp cho học sinh các kiến thức về số học, các đại lượng thường gặp, các kiến thức và kí năng về hình học. Đây là một môn học khô cứng, vì vậy trong quá trình dạy người giáo viên cần phải biết lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp để học sinh vừa nắm được kiến thức cơ bản vừa làm cho tiết học trở nên sinh động, học sinh không nhàm chán với môn toán. Khi lựa chọn phương pháp dạy toán giáo viên cần dựa vào mục đích và nhiệm vụ giáo dục của môn toán, dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, dựa vào các điều kiện dạy học chúng tôi đề xuất một số phương pháp dạy chủ yếu sau:

+ Phương pháp trực quan: ở tiểu học dù học sinh có thể tiếp thu tài liệu, nắm được một số khái niệm hay tính chất trừu tượng bằng lời giải thích của giáo viên nhưng hiệu quả thường thấp, nếu sự giải thích bằng lời không kết hợp với tổ chức cho học sinh tự mình phân tích – tổng hợp lời giải, cụ thể hóa bằng các ví dụ cụ thể hoặc bằng cách diễn đạt của chính mình. Việc kiểm tra sự lĩnh hội các tài liệu trừu tượng bằng cách yêu cầu học sinh nêu ra các thí dụ cụ thể, trực quan là hết sức càn thiết. Trong dạy học toán ở tiểu học, các phương tiện trực quan thường dùng là các sơ đồ, biểu đồ, trục số, hình vẽ...

+ Phương pháp trò chơi: trò chơi được sử dụng phổ biến trong dạy học toán là trò chơi đố khi học số học, hình học, những bài toán vui, tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi trong khi học môn toán là điều hết sức cần thiết, giúp cho học sinh hứng thú hơn, không còn cảm giác nhàm chán, giúp cho tiết học sôi nổi hơn.

+ Phương pháp làm mẫu: Đây là một phương pháp chính trong dạy toán ở tiểu học. Với phương pháp này vai trò của người giáo viên là quan trọng, người giáo viên cần phải hướng dẫn, làm mẫu cho học sinh các bài tập một cách dễ hiểu, dề nhớ nhất, tránh làm mẫu rườm ra, học sinh khó hiểu, phương pháp này cần hướng đến toàn thể học sinh là chính.

- Phân môn Tiếng Việt: Phân môn Tiếng việt cùng với phân môn toán là hai phân môn quan trọng ở bậc tiểu học. Nếu phân môn toán là phân môn khô cứng thì phân môn Tiếng việt lại là phân môn nhẹ nhàng. Trong phân môn tiếng việt có nhiều môn nhỏ như: chính tả, tập làm văn, kể chuyện, tập đọc, luyện từ và câu... Mỗi môn học có từng đặc điểm riếng vì vậy trong quá trình dạy học người giáo viên cần phải biết lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với từng môn học. Sau đây chúng tôi xin đề xuất một số phương pháp chủ yếu sau đây:

+ Phương pháp vấn đáp: đây là phương pháp chiếm vị trí quan trọng trong phân môn tiếng việt, nó được sử dụng rộng rãi trong quá trình học nhằm gợi mở cho học sinh, làm sáng tỏ những vấn đề mới, nội dung chính của bài học, rút ra những kết luận cần thiết. Tổng kết, củng cố, ôn tập những kiến thức mà học sinh đã thu lượm được trong quá trình học.

- Phân môn Tự nhiên xã hội, khoa học, lịch sử, địa lý: Môn tự nhiên xã hội, khoa học, lịch sử, địa lý ở bậc Tiểu học là môn học được xây dựng theo tư tưởng tích hợp. Môn học đã được hình thành từ các kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Kiến thức của các môn học này gần gũi và quen thuộc với học sinh. Do đó, nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh khai thác, phát triển, hệ thống những hiểu biết đó thành những tri thức khoa học. Để có tác động tích cực đến việc phát huy tính chủ động nhận thức của học sinh, giáo viên nên vận dụng, kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau như:

+ Phương pháp quan sát: Đối với phương pháp này giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học sinh sử dụng thị giác phối hợp với các giác quan khác để xem xét các sự vật, hiện tượng một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch để thu thập thông

tin về sự vật hiện tượng. Đối với phân môn tự nhiên xã hội giáo viên nên sử dụng phương pháp quan sát để dạy các bài học mà học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức từ các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và xã hội chung quanh hoặc từ mẫu vật, tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ, lược đồ...

+ Phương pháp thí nghiệm: Đối với phương pháp này giáo viên sử dụng dụng cụ thí nghiệm tái tạo hiện tượng như đã xảy ra trong thực tế để học sinh tìm hiểu và rút ra n hững kết luận khoa học. Phương pháp này tạo cho học sinh có niềm tin khoa học, dần dần hình thành các kĩ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và trong đời sống.

+ Phương pháp hỏi – đáp: là một công cụ tốt nhất để dẫn dắt học sinh đi tới nhu cầu nhận thức, tham gia giải quyết những vấn đề do bài học đặt ra. Phương pháp này là hình thức đối thoại giữa giáo viên và học sinh nhằm khêu gợi, dẫn dắt học sinh tự rút ra kết luận khoa học hoặc vận dụng những hiểu biết của mình để giải quyết các vấn đề của tự nhiên xã hội thông qua hoạt động tự duy. Phương pháp này có thể kết hợp với nhiều phương pháp dạy học khác, đây là phương pháp chủ yếu trong hoạt động dạy học.

+ Phương pháp kể chuyện: là phương pháp được dùng nhiều khi dạy phân môn lịch sử. Đây là phương pháp giáo viên dùng chính ngôn ngữ của mình làm sống lại trước mặt học sinh hình dáng đặc điểm, ngôn ngữ, cử chỉ của một nhân vật lịch sử hay một sự kiện lịch sử điển hình, xảy ra trong quá khứ. Kể chuyện tạo nên những bức tranh sinh động về những biến cố về những nhân vật lịch sử, điều đó gây cho học sinh hứng thú học tập, giúp các em phát triển trí tưởng tượng.

- Phân môn Đạo đức: Phân môn đạo đức ở tiểu học cung cấp cho các em những chuẩn mực đạo đức, hình thành những cơ sở ban đầu cho từng nhân cách của học sinh, vì vậy môn học này là con đường giáo dục nhân cách cho học sinh. Khi dạy học phân môn đạo đức người giáo viên cần phải biết vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp, kết hợp với các hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học. Đối với môn học này thường sử dụng một sô phương pháp chủ yếu sau đây:

+ Phương pháp kể chuyện: Đây là phương pháp giáo viên dùng lời thuật lại nội dung các câu chuyện để lôi cuốn học sinh vào nội dung bài học, phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với phương pháp trực quan

+ Phương pháp đàm thoại: đây là phương pháp chủ yếu nhằm giúp học sinh nắm được đầy đủ và chính xác nội dung truyện, phát hiện chính xác các tình huống trong truyện, phân tích đánh giá các tình huống ứng xử của các nhân vật trong các

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ tại trường tiểu học hải vân – thành phố đà nẵng (Trang 38)