Thực trạng hành vi bất thường của học sinh CPTTT tại trường Tiểu học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ tại trường tiểu học hải vân – thành phố đà nẵng (Trang 25)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Thực trạng hành vi bất thường của học sinh CPTTT tại trường Tiểu học

Hải Vân – thành phố Đà Nẵng

Trường Tiểu học Hải Vân có 14 học sinh CPTTT. Để tìm hiểu thực trạng biểu hiện HVBT của học sinh CPTTT tại trường, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với giáo viên và sử dụng phiếu hỏi để nắm một số đặc điểm về trẻ.

Bảng 2.3. Đặc điểm của trẻ TT Khả năng Đặc điểm SL TL Bình thường 14 100% 1 Vận động thô Khó khăn 0 0% Bình thường 6 42,9% 2 Vận động tinh Khó khăn 8 57,1%% Bình thường 7 50% 3 Diễn đạt Khó khăn 7 50% Bình thường 9 64,3% 4 Hiểu ngôn ngữ Khó khăn 5 35,7% Nói 14 100% Viết 7 50% Cử chỉ 5 35,7% Nét mặt 4 28,6% 5 Cách giao tiếp Tranh ảnh 0 0% Bền 0 0% Không bền 4 28,6% 6 Tập trung chú ý Không chú ý 10 71,4% Nhớ nhanh 1 7,1% Nhớ lâu 2 14,2% Quên nhanh 14 100% 7 Trí nhớ Lâu quên 0 0%

Nhìn chung các trẻ đều có sức khỏe bình thường, vận động bình thường, tuy nhiên sự tập trung chú ý của trẻ không cao. Qua quá trình quan sát chúng tôi nhận thấy trong quá trình học trẻ thường xuyên lơ đãng, không tập trung khi giáo viên giảng bài, thậm chí khi giáo viên giao nhiệm vụ trẻ cũng không tập trung, chú ý vào nhiệm vụ đó. Điều đó dẫn tới trẻ không hiểu nhiệm vụ được giao, không thực hiện được nhiệm vụ đó và kết quả học tập của trẻ yếu. Trong 14 trẻ mà chúng tôi tiến hành khảo sát thì có tới 10 trẻ, chiếm 71,4% được giáo viên cho biết trẻ ngồi học không tập trung, không chú ý. Trẻ không chú ý không những ảnh hưởng tới kết quả học tập của trẻ mà còn ảnh hưởng tới tiến độ của bài học. Đi kèm sự không chú ý của trẻ là trẻ quên nhanh những gì vừa mới tiếp thu. Khi trao đổi với giáo viên chúng tôi được biết cả 14 trẻ đều quên nhanh những kiến thức mà giáo viên truyền tải. Điều này gây ra những khó khăn lớn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, khi mà thời lượng của một tiết dạy chỉ có 35 phút nếu chỉ tập trung vào việc khắc sâu những kiến thức cơ bản cho trẻ CPTTT thì sẽ ảnh hưởng tới những trẻ khác. Vì vậy trong quá trình giảng dạy để cân bằng được thời gian và kiến thức cho cả học sinh bình thường và học sinh khuyết tật là một điều rất khó.

Bảng 2.4. Bảng tổng hợp hành vi bất thường của học sinh CPTTT

Mức độ biểu hiện

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

TT Hành vi

SL TL SL TL SL TL 1 Gây tiếng động lạ trong

lớp

8 57,1% 6 42,9% 0 0%

2 Ngồi không yên, gật gù, lắc người

12 85,8% 2 14,2% 0 0%

3 Vận động tay chân liên tục 12 85,8% 2 14,2% 0 0% 4 Khóc rất nhiều 3 21,4% 3 21,4% 8 57,1% 5 Làm bị thương bản thân 0 0% 11 78,6% 3 21,4% 6 Phá vỡ đồ đạc của mình 5 35,7% 9 64,3% 0 0% 7 Phá vỡ đồ đạc của người khác 10 71,5% 3 21,4% 1 7,1% 8 Cắn móng tay 0 0% 14 100% 0 0% 9 Làm phiền trẻ khác 12 85,8% 2 14,2% 0 0% 10 Ăn/uống những thứ không phải đồ ăn 0 0% 0 0% 14 100% 11 Cử động, vặn vẹo 12 85,8% 2 14,2% 0 0% 12 Tỏ ra lo lắng/sợ hãi 2 14,2% 9 64,3% 3 21,4% 13 Tấn công người khác 1 7,1% 11 78,6% 2 14,2% 14 Ngủ trong giờ học 2 14,2% 6 42,9% 6 42,9% 15 Thờ ơ, lơ đãng với mọi thứ 11 78,6% 3 21,4% 0 0% 16 La hét nhiều 5 35,7% 6 42,9% 3 21,4% 17 Tỏ ra cáu giận để người

khác đáp ứng yêu cầu

1 7,1% 4 29,6% 9 64,3%

18 Đi lại, ra vào tự do trong lớp

12 85,8% 2 14,2% 0 0%

19 Trẻ ăn vạ khi không vừa ý 1 7,1% 5 35,7% 8 57,1% 20 Đập phá đồ đạc khi chơi 9 64,3% 5 35,7% 0 0% 21 Đi vệ sinh không đúng nơi 0 0% 0 0% 14 100% 22 Từ chối sự chăm sóc, vỗ

về của người khác

0 0% 9 64,3% 5 35,7%

23 Hay lẩn tránh khi người khác nhìn

0 0% 14 100% 0 0%

24 Trẻ ngồi buồn chán, uể oải 3 21,4% 8 57,1% 3 21,4% 25 Không nói chuyện với bạn 2 14,2% 8 57,1% 4 29,6%

26 Chống đối khi được giao nhiệm vụ

2 14,2% 6 42,9% 6 42,9%

27 Không thực hiện nhiệm vụ 4 28,5% 10 71,5% 0 0% 28 Ngồi im lặng, không phản ứng khi bị trêu chọc 1 7,1% 7 50% 6 42,9% 29 Nói tự do trong lớp học 7 50% 7 50% 0 0% 30 La hét không rõ nguyên nhân 6 42,9% 2 14,2% 6 42,9% 31 Nói lẩm bẩm một mình 5 35,7% 6 42,9% 3 21,4% 32 Trẻ hay tỏ ra hờn dỗi 0 0% 6 42,9% 8 57,1% 33 Trêu chọc người khác 6 42,9% 8 57,1% 0 0% 34 Chậm chạp trong mọi tình huống 11 88,6% 3 21,4% 0 0% 35 Có các hành vi kì quặc 7 50% 7 50% 0 % Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy rằng các hành vi mà trẻ thường xuyên biểu hiện là:

- Chậm chạp trong mọi tình huống (88,6%) - Ngồi không yên, gật gù, lắc người (85,8%) - Vận động tay chân liên tục (85,8%)

- Làm phiền trẻ khác (85,8%) - Cử động, vặn vẹo (85,8%)

- Đi lại, ra vào tự do trong lớp (85,8%) - Nói tự do trong lớp (85,8%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thờ ơ, lơ đãng với mọi thứ (78,6%) - Phá vỡ đồ đạc của người khác (71,5%) - Đập phá đồ đạc khi chơi (64,3%) - Gây tiếng động lạ trong lớp (57,1%) - Có các hành vi kì quặc (50%)

Trong đó hành vi mà các trẻ thường biểu hiện nhất là: Ngồi không yên, gật gù, lắc người; vận động tay chân liên tục; làm phiền trẻ khác; cử động, vặn vẹo; đi lại, ra vào tự do trong lớp. Các hành vi này là hành vi hướng ngoại gây phiền nhiễu cho những người xung quanh trẻ. Hành vi làm phiền trẻ khác và giáo viên phần lớn là do giáo viên và các bạn trong lớp thường chú ý đến các bạn gương mẫu mà không chú ý tới trẻ. Và trong quá trình quan sát chúng tôi nhận thấy rằng trẻ biểu hiện các hành vi này rất tự nhiên, những lời nói của giáo viên hay yêu cầu của giáo viên bắt trẻ ngồi nghiêm tại chỗ đều không có tác dụng mấy. Các hành vi này thường được biểu hiện vào khoảng tiết 3, 4, 5 khi trẻ đã mệt nên không thể tập trung và vì vậy hành vi nảy sinh. Qua quá trình quan sát và qua trao đổi trực tiếp với cô Trần Thị

Thanh Thủy, giáo viên chủ nhiệm lớp 2/3 chúng tôi được biết em Nguyễn Trần Nguyên – một học sinh CPTTT, trong các giờ học em thường có biểu hiện các hành vi như: khi các bạn khác đang viết thì giật bút của bạn, phá không cho các bạn xung quanh học, đi lại tự do trong lớp, khi giáo viên giao nhiệm vụ thường không thực hiện…Em Đoàn Anh Huy – học sinh CPTTT lớp 3/3, trong giờ học em thường lơ đãng, không chú ý vào bài học, em thích chơi một mình, nếu bạn ngồi trước em có nhìn ra sau em thì em tiến lại đánh bạn. Em thích nhìn đăm chiêu vào một vật gì đó mà em cầm trên tay, nếu ai giành vật đó của em thì em cướp lại.

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy, hầu hết các trẻ đều chậm chạp trong mọi tình huống. Trẻ thường chây lì với những yêu cầu của giáo viên, khi có tình huống xảy ra trẻ xử lý chậm chạp. Trong 14 trẻ chúng tôi khảo sát thì có tới 11 trẻ có biểu hiện chậm chạp, đây là một khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.

Các hành vi của trẻ ít khi mang tính chất hướng nội. Trong 14 trẻ thì có tới 11 trẻ (chiếm 78,6%) thỉnh thoảng mới có các hành vi làm bị thương mình, có 3 trẻ (chiếm21,4%) trong quá trình chúng tôi khảo sát chưa bao giờ tự làm bị thương mình. Có 1 trẻ (chiếm 7,1%) thường xuyên ngồi im không phản ứng khi bị trêu chọc, có 7 trẻ (chiếm 50%) thỉnh thoảng mới có hành vi đó, còn 6 trẻ (chiếm 42,9%) còn lại thì không có các hành vi đó.

Trong 14 trẻ mà chúng tôi tiến hành khảo sát thì các em đều biết đi vệ sinh đúng chỗ và cả 14 em chỉ thỉnh thoảng mới cắn móng tay và lẩn tránh khi người khác nhìn.

Về cơ bản các hành vi của trẻ là các hành vi hướng ngoại và trẻ biểu hiện thường xuyên trong các giờ học, trong giờ chơi. Các hành vi đó biểu hiện khi không có ai chơi cùng hay trẻ biểu hiện hành vi là một thói quen. Để quản lí được HVBT của trẻ CPTTT người giáo viên cần nắm rõ đặc điểm của từng học sinh để từ đó có thể áp dụng các biện pháp phù hợp với từng em và mang lại hiệu quả cao khi áp dụng các biện pháp đó.

2.2.2. Nhận thức của giáo viên về quản lí hành vi bất thường của trẻ CPTTT

Muốn quản lí được HVBT của trẻ CPTTT trước hết người giáo viên cần hiểu rõ về HVBT của trẻ CPTTT.

Bảng 2.5. Hiểu biết của giáo viên về hành vi bất thường của trẻ CPTTT

Hiểu biết về khái niệm HVBT của trẻ CPTTT

Hiểu rõ Chưa hiểu SL TL SL TL

0 0% 7 100%

Tiêu chí:

- Hiểu rõ: hiểu được hành vi bất thường là hành vi được biểu hiện qua 3 tiêu chí: vận động cơ thể, sự im lặng, âm thanh lời nói.

Qua việc phát phiếu trưng cầu ý kiến và trò chuyện với giáo viên trực tiếp dạy học sinh CPTTT ở trường Tiểu học Hải Vân, chúng tôi nhận thấy rằng giáo viên chưa hiểu được HVBT là gì? Cụ thể HVBT là hành vi được biểu hiện qua vận động cơ thể, biểu hiện bằng sự im lặng, biểu hiện qua âm thanh, lời nói. Tất cả 7 giáo viên chiếm 100% không hiểu HVBT là gì?. Đa số các giáo viên chỉ lựa chọn dựa trên kinh nghiệm cá nhân chứ chưa được nghiên cứu các tài liệu hay được tập huấn về vấn đề này. Để quản lí được HVBT cho trẻ trước hết giáo viên phải hiểu rõ về HVBT và các đặc điểm của HVBT, từ đó mới có thể có các biện pháp phù hợp để quản lí HVBT cho trẻ. Đây là một khó khăn lớn cho các giáo viên dạy hòa nhập khi mà giáo viên chưa có một số kiến thức về trẻ khuyết tật và về giáo dục hòa nhập. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục cũng như hiệu quả của công tác giáo dục trẻ khuyết tật.

Biểu đồ 2.1. Nhận định của giáo viên về ảnh hưởng của các HVBT của học sinh CPTTT tới hiệu quả giảng dạy, học sinh xung quanh và không khí lớp học.

57.1 28.6 14.3 Rất ảnh hưởng có ảnh hưởng Không ảnh hưởng

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các giáo viên đã thấy được tầm quan trọng của việc quản lí HVBT cho trẻ. Trong tổng số 7 giáo viên thì có tới 4 giáo viên chiếm 57,1% cho rằng HVBT của trẻ CPTTT rất ảnh hưởng tới hiệu quả giảng dạy, học sinh xung quanh và không khí lớp học. Có 2 giáo viên trong tổng số 7 giáo viên chiếm 28,6% cho rằng HVBT có ảnh hưởng tới hiệu quả giảng dạy, học sinh xung quanh và không khí lớp học. Chỉ có 1 giáo viên cho rằng HVBT không ảnh hưởng tới hiệu quả giảng dạy, học sinh xung quanh và không khí lớp học. Qua quá trình giảng dạy, các giáo viên qua quá trình quan sát đã thấy được sự ảnh hưởng của các hành vi mà trẻ biểu hiện trong các tiết học.

Bảng 2.6. Nhận thức cuả giáo viên về sự cần thiết của việc sử dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT trong lớp học hòa nhập

Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc sử dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

SL TL SL TL SL TL 3 42,9% 4 57,1% 0 0%

Hầu hết các giáo viên đều nhận thức được tính cần thiết phải sử dụng các biện pháp để quản lí HVBT của trẻ CPTTT vì có thể thấy rằng việc trẻ CPTTT có những HVBT đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giảng dạy và gây không ít phiền nhiễu cho giáo viên và các học sinh trong lớp. Có đến 42,9% giáo viên khẳng định rằng việc quản lí HVBT cho trẻ là rất cần thiết. Vì theo các giáo viên nếu không có một biện pháp nào để quản lí HVBT cho trẻ thì khi học chung trong môi trường giáo dục hòa nhập, trẻ CPTTT sẽ làm ảnh hưởng tới các học sinh khác. Còn 57,1% giáo viên cho rằng cần thiết vì theo các giáo viên nếu sử dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT thì sẽ giúp trẻ giảm bớt gánh nặng cho gia đình, tạo cơ hội cho trẻ hòa nhập, học tập tốt hơn và đặc biệt là hướng dần dần đến các hành vi bình thường. Như vậy các giáo viên đã nhận thức đúng về sự cần thiết phải quản lí HVBT cho trẻ CPTTT khi tham gia lớp học hòa nhập, đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình giáo viên vận dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT. Vì khi nhận thức được sự cần thiết của vấn đề, giáo viên sẽ tích cực, quan tâm và áp dụng được những biện pháp tích cực để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT.

2.2.3. Các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng để quản lí hành vi bất thường cho trẻ CPTTT

Bảng 2.7. Biện pháp giáo viên sử dụng để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT

SỬ DỤNG

Có Chưa

TT CÁC BIỆN PHÁP

SL TL SL TL 1 Sử dụng các quy định của lớp học 6 85,7% 1 14,3% 2 Tạo môi trường giao tiếp có hiệu quả 5 71,4% 2 18,6% 3 Sử dụng các phương pháp dạy học có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiệu quả

7 100% 0 0%

4 Tạo hành vi mong muốn 5 71,4% 2 28,6% 5 Sử dụng một số cách đơn giản và hiệu

quả

4 57,1% 3 42,9%

6 Tăng hành vi mong muốn 5 71,4% 2 28,6% 7 Giảm thiểu những hành vi không mong

muốn

5 71,4% 2 28,6%

8 Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề 5 71,4% 2 28,6% Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng biện pháp Sử dụng quy định của lớp học được 6/7 giáo viên sử dụng,chiếm 85,7%. Quy định của lớp học được coi là một công cụ mà giáo viên sử dụng để tạo cơ hội tốt nhất, hướng dẫn trẻ một cách thuận lợi nhất và làm cho trẻ tham gia tích cực nhất vào các hoạt động của lớp học. Nhờ đó giáo viên có thể giám sát, điều chỉnh và tạo ra được các hành vi mong muốn ở trẻ. Đây là một biện pháp nếu được sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. Nhưng để thực hiện được biện pháp này đòi hỏi người giáo viên vừa phải có sự

mềm mỏng, vừa phải có sự nghiêm khắc đối với học sinh. Nếu có thể biến những quy định này là những nề nếp hằng ngày của trẻ thì việc quản lí HVBT của trẻ CPTTT sẽ có hiệu quả cao. Có 5/7 giáo viên sử dụng biện pháp Tạo môi trường giao tiếp có hiệu quả, chiếm 71,4%. Đây là một biện pháp đòi hỏi người giáo viên khi sử dụng cần phải chú ý và cẩn thận, cần phải hiểu học sinh thì khi sử dụng biện pháp này mới mang lại hiệu quả cao. Tất cả 7 giáo viên, chiếm 100% đều sử dụng biện pháp Sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để phòng tránh, khắc phục các hành vi không mong muốn, tạo môi trường lớp học thân thiện, hứng thú và tích cực. Nhưng để áp dụng được phương pháp này đòi hỏi người giáo viên cần phải có kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, đồng thời phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học thì mới mang lại hiệu quả. Đối với biện pháp Tạo hành vi mong muốn, có 5/7 giáo viên chiếm 71,4% đã sử dụng. Để sử dụng được biện pháp này cần phải có sự giúp đỡ từ phía các học sinh bình thường để tạo nên được các trò chơi tích cực. Đối với

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ tại trường tiểu học hải vân – thành phố đà nẵng (Trang 25)