Những khó khăn của giáo viên trong quá trình sử dụng các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ tại trường tiểu học hải vân – thành phố đà nẵng (Trang 36)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4. Những khó khăn của giáo viên trong quá trình sử dụng các biện pháp

chưa mang lại hiệu quả.

2.2.4. Những khó khăn của giáo viên trong quá trình sử dụng các biện pháp quản lí HVBT cho trẻ CPTTT. quản lí HVBT cho trẻ CPTTT.

Qua quá trình tìm hiểu thực tế và trao đổi với giáo viên chúng tôi nhận thấy một số khó khăn mà giáo viên gặp phải như sau:

- Thứ nhất các giáo viên đều cảm thấy khó khăn vì không có sự hỗ trợ từ phía gia đình trẻ CPTTT. Hầu hết hoàn cảnh của gia đình trẻ CPTTT khó khăn, chủ yếu làm nghề đốn củi làm việc từ 5 giờ sáng tới 9 giờ đêm vì vậy không có điều kiện và thời gian để quan tâm tới trẻ.

- Thứ hai là các giáo viên không biết nhiều về vấn đề vấn đề quản lí HVBT cũng như các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ. Cả 7 giáo viên tham gia dạy hòa nhập trẻ CPTTT chưa có trình độ chuyên môn về trẻ CPTTT. Chỉ có 2 giáo viên được tham gia khóa tập huấn về công tác hòa nhập trẻ khuyết tật, tuy nhiên thời gian tập huấn không nhiều nên cũng chưa được đi sâu tìm hiểu về vấn đề quản lí HVBT cho trẻ CPTTT. Vì vậy để hiểu rõ về các biện pháp và áp dụng có hiệu quả để hạn chế và khắc phục dần những HVBT cho trẻ là một khó khăn lớn.

- Thứ ba là giáo viên không có thời gian để tìm hiểu đánh giá trẻ và lập kế hoạch hỗ trợ trẻ. Đối với học sinh Tiểu học một tiết dạy chỉ có 35 phút, vì vậy đảm bảo đúng thời gian, vừa đảm bảo truyền thụ hết những kiến thức cơ bản tới cho học sinh thì giáo viên không có nhiều thời gian để quan tâm tới trẻ CPTTT. Vì vừa phải điều chỉnh chương trình cho phù hợp với trẻ CPTTT, vừa dạy đúng chương trình cho học sinh bình thường là rất khó. Vì vậy khi học sinh CPTTT có các HVBT giáo viên thường ít khi dừng lại để sử dụng các biện pháp cho trẻ dừng các hành vi đó lại. Vì vậy thời gian để quan sát và tìm hiểu để lập kế hoạch hỗ trợ trẻ là rất ít và không có. - Khó khăn thứ tư mà qua thực tế chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là sự thiếu hợp tác của trẻ. Đây cũng là điều làm cho giáo viên dễ nản lòng nhất.

Kết luận chương 2:

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Các trẻ chậm phát triển trí tuệ tham gia học hòa nhập tại trường nhìn chung có sức khỏe bình thường, vận động bình thường, tuy nhiên sự tập trung chú ý kém, thường xuyên lơ đãng, nhớ lâu nhưng lại nhanh quên, điều này gây ra những khó khăn cho trẻ trong quá trình học.

Hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ chủ yếu là hành vi hướng ngoại. Các hành vi này gây ảnh hưởng không nhỏ cho giáo viên và các học sinh

xung quanh.

Hầu hết các giáo viên nhận thức chưa đúng về hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Các giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lí hành vi bất thường và về sự cần thiết phải sử dụng các biện pháp để quản lí hành vi bất thường cho trẻ. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình giáo viên vận dụng các biện pháp để quản lí hành vi bất thường cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Chưa có một khóa tập huấn nào về công tác quản lí HVBT cho trẻ CPTTT vì vậy nhận thức của giáo viên về các biện pháp quản lí HVBT còn hạn chế, vì vậy hiệu quả mang lại trong quá trình quản lí HVBT cho trẻ CPTTT tại trường chưa mang lại hiệu quả cao.

Khi giáo viên sử dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ thì thái độ của trẻ chỉ thỉnh thoảng mới hợp tác. Đây là một khó khăn lớn cho giáo viên.

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HÀNH VI BẤT THƯỜNG CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI VÂN

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ tại trường tiểu học hải vân – thành phố đà nẵng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)