Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng, nghiên cứu tại thị trường máy tính xách tay TPHCM (Trang 58 - 61)

Chương 4 Kết quả nghiên cứu chính thức

4.4 Kết quả phân tích thống kê

4.4.2 Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM)

Sử dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) của phần mềm thống kê Amos 22.0 để kiểm tra mười giả thuyết đặt ra (H1-H10). Hình 4.1 thể hiện mơ hình hồi qui và tương quan với các chỉ số liên quan; và kết quả đánh giá độ phù hợp của mơ hình với dữ liệu thị trường được trình bày trong Bảng 4.6.

Các chỉ số Chi-square/df = 1,997 (<3); TLI = 0,902 (>0,9); CFI = 0,916 (<0,9) và RMSEA = 0,078 (<0,08) đạt tiêu chuẩn đề ra; tuy nhiên chỉ có chỉ số GFI = 0,828 (<0,9) không đạt yêu cầu là lớn hơn 0,9. Theo Duy (2009) bốn trong năm chỉ số trên đạt u cầu thì mơ hình vẫn được chấp nhận, do đó mơ hình ở Hình 4.1 phù hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường.

Bảng 4.6 Kết quả độ phù hợp của mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM)

Chỉ số Giá trị mơ hình Chỉ số khuyến cáo Đánh giá

Chi-square/df 1,997 <3,00 Phù hợp

GFI 0,828 >0,9 Chưa phù hợp

TLI 0,902 >0,9 Phù hợp

CFI 0,916 >0,9 Phù hợp

RMSEA 0,078 <0,08 Phù hợp

Sau khi sử dụng phép phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để phân tích các giả thuyết, bốn giả thuyết đầu (H1-H4) đã được xác định dựa vào trọng số hồi qui (λ) và giá trị p, kết quả được trình bày trong Bảng 4.7 như sau:

Bảng 4.7 Kết quả ước lượng của mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM)

Giả thuyết Mối quan hệ Trọng số hồi qui Giá trị p Kết quả

H1 BAWBE 0,000 1,000 Từ chối

H2 BABE 0,236 0,029 * Chấp nhận

H3 PQBE 0,583 0,000 *** Chấp nhận

H4 BLBE 0,228 0,001 ** Chấp nhận

* p<0,05 ** p<0,01 *** p<0,001

Tương tự, việc sử dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để tìm ra mối tương quan giữa bốn thành phần tạo nên Giá trị thương hiệu (BAW, BA, PQ và BL), kết quả mối tương quan đã được xác định và trình bày trong Bảng 4.8. Các

tham số ước lượng tương quan (R) trong Bảng 4.8 sẽ được so sánh với các chỉ số

trong Bảng 3.7.

Bảng 4.8 Ước lượng tương quan giữa các thành phần của Giá trị thương hiệu

Giả thuyết Mối quan hệ Tham số

ước lượng Giá trị p

Mức độ tương quan

H5 BAWBA 0,668 0,000 *** Dương, trung bình

H6 BAW PQ 0,431 0,000 *** Dương, trung bình

H7 BAWBL 0,440 0,000 *** Dương, trung bình

H8 BA PQ 0,702 0,000 *** Dương, cao

H9 BA BL 0,475 0,000 *** Dương, trung bình

H10 PQ BL 0,385 0,000 *** Dương, trunh bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng, nghiên cứu tại thị trường máy tính xách tay TPHCM (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)