Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có nghĩa vụ

Một phần của tài liệu các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong luật hình sự việt nam (Trang 40)

vụ phải giúp các cơ quan tư pháp trong thực hiện hoạt động tư pháp.

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có nghĩa vụ phải giúp các cơ quan tư pháp trong thực hiện hoạt động tư pháp được quy định tại các Điều 307 tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, Điều 308 tội từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu, Điều 301 tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn.

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc nhóm này có các dấu hiệu pháp lý sau.

Về khách thể. Cũng tương tự như các tội xâm phạm hoạt động tư pháp

nói chung các tội phạm này có chung một khách thể, khách thế nhóm đó chính là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tố tụng như hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhằm đảm bảo cho các cơ quan này thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Tội phạm xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, gây tổn hại đến uy tín của các cơ quan tư pháp, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Đối tượng mà hành vi phạm tội của nhóm tội này nhằm vào những hoạt động công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, cũng trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung của các Cơ quan điều tra, kiểm sát, Tòa án và thi hành án. Những hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp đồng thời còn xâm phạm đến nhiều quan hệ xã hội khác được luật hình sự bảo vệ như quan hệ nhân thân, quan hệ sở hữu, các quan hệ xã hội khác. Hơn thế nữa các hành vi phạm tội này còn ảnh hưởng xấu đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật, hạn chế hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Về khách quan. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc nhóm này

có các dấu hiệu hành vi khách quan cụ thể như sau:

+ Tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật. Hành vi khách quan của tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật được thể hiện cụ thể như sau.

Đối với người giám định đã kết luận giám định gian dối không đúng với tình tiết khách quan của vụ án như: chất đem gửi đến là chát ma tuý nhưng người giám định đã kết luận là không phải là chất ma tuý, nên Cơ quan điều tra không khởi tố được bị can đối với người vận chuyển chất ma tuý; tỷ lệ thương tật của người bị hại dưới 9% nhưng người giám định lại kết luận người bị hại có tỷ lệ thương tật là 25%....

Đối với người phiên dịch đã phiên dịch không đúng với tiếng nói, chữ viết hoặc dấu hiệu của người tham gia tố tụng mà cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu phiên dịch; xuyên tạc nội dung tài liệu mà người phiên dịch có trách nhiệm phải dịch theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng; xuyên tạc nội dụng câu hỏi, câu trả lời mà người phiên dịch có trách nhiệm phải dịch trong quá trình lấy lời khai của người tiến hành tố tụng đối với người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, đối với đương sự trong vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính.

Đối với người làm chứng đã có lời khai không đúng với các tình tiết của vụ án (chứng gian) hoặc cung cấp những tài liệu sai sự thật về vụ án như; bịa đặt ra những tình tiết không có hoặc phủ nhận những tình tiết có thật của vụ án như: nhìn thấy nhưng khai là không nhìn thấy hoặc ngược lại; có mặt ở nơi xảy ra vụ án nhưng khai là không có mặt hoặc ngược lại; xác nhận gian dối tình trạng ngoại phạm của người phạm tội; cung cấp các tài liệu, đồ vật, tin tức nhằm làm sai lệch các tình tiết của vụ án.v.v…

+ Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu. Tương tự như đối với tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, căn cứ vào chủ thể mà người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một số hành vi khách quan như sau:

Đối với người giám định đã trốn tránh việc kết luận giám định như: cáo bệnh, lấy cớ đi công tác, đi nước ngoài hoặc tạo ra những nguyên cớ để không phải thực hiện việc giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

Đối với những người khác như: người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng trong các vụ án hình sự; các đương sự, người làm chứng, người có trách nhiệm trong các cơ quan, tổ chức trong các vụ án dân sự, kinh tế, hành chính, lao động…đã từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu, mặc dù có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

Hành vi từ chối khai báo là hành vi có thể là im lặng (không hành động), nhưng cũng có thể bằng lời nói, bằng những biểu hiện khước từ việc khai báo về những tình tiết của vụ án. Tài liệu mà người có trách nhiệm phải cung cấp theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm các giấy tờ, đồ vật liên quan đến việc xác định sự thật của vụ án. Nếu từ chối khai báo mà người từ chối đã có những hành vi che giấu tội phạm thì hành vi từ chối khai báo chỉ là một thủ đoạn của hành vi che giấu tội phạm thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự.

Hành vi từ chối cung cấp tài liệu là hành vi của người có trách nhiệm trong các cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân đang lưu giữ tài liệu có liên quan đến việc chứng minh sự thật vụ án mà cố tình không giao nộp cho cơ quan tiến hành tố tụng.

Đối với tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu, ngoài hành vi khách quan, nhà làm luật còn quy định dấu hiệu khách quan là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành, đó là: hành vi từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu phải nếu không có lý do chính đáng thì mới cấu thành tội phạm. Đây là dấu hiệu bắt buộc nhưng lại là dấu hiệu khó xác định nhất, bởi lẽ khi một người từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu họ thường đưa ra những lý do mà họ cho đó là chính đáng.

+ Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn. Thiếu trách nhiệm là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm được giao nên mới để người bị giam, giữ trốn khỏi nơi giam, giữ; nếu làm tròn trách nhiệm được giao thì người bị giam, giữ không thể trốn được.

Hành vi này bao gồm các hành vi chủ yếu sau đây: Hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác trực tiếp quản lý người bị giam, giữ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã vi phạm các quy định về chế độ liên quan đến việc giam, giữ nên để cho người bị giam, giữ trốn; Hành vi thiếu trách nhiệm trong việc canh gác người bị giam, giữ để người bị giam, giữ trốn là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm trong khi canh gác để người bị giam giữ trốn; Hành vi thiếu trách nhiệm trong việc dẫn giải người bị giam, giữ để người bị giam, giữ trốn là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm trong khi dẫn giải người bị giam, giữ để người bị giam, giữ trốn.

Về chủ thể. Chủ thể của các tội phạm thuộc nhóm này là những cá nhân

có trách nhiệm hỗ trợ các cơ quan tư pháp trong hoạt động tư pháp như: người làm chứng, người phiên dịch, người giám định, người bị hại.... Hoạt động hỗ

trợ của những người này có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án, giúp các cơ quan tư pháp giải quyết nhanh chóng, đúng đắn vụ việc. Chủ thể của tội phạm là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, và là những người được các cơ quan tiến hành tố tụng xác định là những người tham gia tố tụng như: người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc những người mà có năng lực hỗ trợ cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án như người giám định, người phiên dịch. Đây cũng chính là đặc điểm cơ bản để phân biệt nhóm tội này với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp khác.

Về chủ quan. Trong nhóm tội phạm này, chỉ có tội thiếu trách nhiệm để

người bị giam, giữ trốn là tội có lỗi vô ý còn hai tội phạm còn lại là các tội được thực hiện với lỗi cố ý.

Một phần của tài liệu các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong luật hình sự việt nam (Trang 40)