Khái quát lịch sử quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp

Một phần của tài liệu các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong luật hình sự việt nam (Trang 26)

pháp trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999.

Trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1999, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đã được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

Khi nghiên cứu về lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ thì thấy rằng ngay trong thời kỳ phong kiến đã có những quy định về tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Trong Quốc triều hình luật hay còn gọi là Luật hình triều Lê (1440 - 1442) nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại hai chương với 78 điều. Đó là:

- Chương bộ vong (bắt tội phạm chạy trốn) gồm 13 điều quy định những tội phạm của những tù nhân bỏ trốn và chống.lại những quan ngục, những người ở đợ, phục dịch bỏ trốn cũng như các tội phạm của những người trong coi tù nhân.

- Chương đoán ngục (xử án) gồm 65 điều quy định những tội phạm trong lĩnh vực xử án.

Sau năm 1945, Nhà nước ta đã có một số văn bản pháp luật quy định một vài vấn đề để bảo đảm cho sự hoạt động của các cơ quan tư pháp, chống các hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín cơ quan tư pháp như hành vi che giấutội phạm hoặc dùng nhục hình… Tuy vậy, những quy định đó chưa được ban hành một cách có hệ thống, thiếu cụ thể, chưa đề cập hết các khía cạnh đa dạng, phức tạp của các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp. Điển hình như tại Điều 18 Sắc lệnh 40 ngày 29/03/1946 của Chủ tịch nước về việc bảo vệ tự do cá nhân, có quy định: « Những người sau đây sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm và phạt tiền từ 1.000 đồng đến 10.000 đồng: Những người không có lệnh của thẩm phán viên hay của cơ quan hành chính tỉnh trở lên mà tự ý bắt người ngoài trường hợp phạm tội quả tang ; Những người phụ trách đề lao, các trại giam, giữ người sau hạn giam cứu mà không có lệnh gia hạn”.

Điều 19 quy định: "Những người dùng lối tra tấn để lấy cung nếu làm chết người hay gây cố tật thì bị phạt từ 5 đến 10 tội đồ và 3.000 đồng đến 100.000 đồng…".

Hành vi tiết lộ bí mật nội dung bàn bạc trong khi nghị án của Hội thẩm nhân dân được quy định tại điều 24 Sắc lệnh số 13/SL ngày 14/01/1946 về tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán cụ thể như sau: "Các hội thẩm nhân dân phải giữ kín các điều bàn bạc trọng khi nghị án. Nếu tiết lộ bí mật ấy sẽ bị Tòa án nhân dân phúc thẩm khu hoặc thành phố phạt từ 6 tháng đến 2 năm tù".

Hành vi bắt giam người trái phép, tra tấn, nhục hình cũng như một số hành vi khác xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định trong Luật số 103-L5 ngày 20/5/1957 về việc khám người phạm pháp quả tang là vi phạm pháp luật và bị xử phạt: "Nếu phạm tội tra tấn, dùng nhục hình thì sẽ bị xử phạt theo hình luật chung", "Những người bắt giam, khám người, khám đồ vật, nhà ở, thư tín trái đạo luật này thì tùy trường hợp có thể bị thi hành kỷ luật hành chính hoặc bị xử phạt từ 15 ngày đến 3 năm tù" (Điều 6).

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước đã ban hành sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 quy định về các tội phạm và hình phạt, tại điều 3 quy định người "biết rõ là phần tử phản cách mạng mà che giấu thì bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm". Theo điểm d mục 2 phần B Thông tư số 03-BTP/TT, ngày 12/04/1976 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Sắc lệnh số 03 thì hành vi bắt thì hành vi bắt giam, khám người, khám đồ vật, nhà ở, thư tín trái phép, do người chó chức vụ quyền hạn thực hiện sẽ bị xử phạt về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn theo Điều 7 Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 với mức từ 1 năm đến 7 năm…

Như vậy, trước khi ban hành Bộ luật hình sự, pháp luật hình sự nước ta đã có những quy định về hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và công dân. Mặc dù các quy định này chưa đầy đủ và chưa thành hệ thống, song chúng đã có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để xử lý, giải quyết các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp và là tiền đề xây dựng các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Bộ luật hình sự.

Năm 1985, Bộ luật hình sự ra đời, nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp mới được quy định tập trung và đầy đủ thành một chương riêng, mô tả cụ thể và rõ ràng dấu hiệu pháp lý đặc trưng của từng tội phạm mới được xác lập làm cơ sở cho giải quyết các loại tội phạm này.

Trong Bộ luật hình sự năm 1985, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại Chương X, Phần các tội phạm với 19 điều luật trong đó có một điều quy định cụ thể về khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp và 17 điều quy định về các tội phạm cụ thể.

Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các Cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân.

Trong chương này của Bộ luật hình sự gồm có 17 điều quy định về các tội phạm cụ thể về loại tội phạm này bao gồm:

Điều 231. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội. Điều 232. Tội ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật.

Điều 233. Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật. Điều 234. Tội dùng nhục hình.

Điều 235. Tội bức cung.

Điều 236. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Điều 237. Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn.

Điều 238. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn tha trái pháp luật người bị giam. Điều 239. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn giam người trái pháp luật. Điều 240. Tội không chấp hành án, tội cản trở việc thi hành án.

Điều 241. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật, tội khai báo gian dối. Điều 242. Tội từ chối khai báo, tội từ chối kết luận giám định.

Điều 243. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác cung cấp tài liệu sai sự thật, khai báo gian dối.

Điều 244. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản. Điều 245. Tội trốn khỏi nơi giam.

Điều 246. Tội che giấu tội phạm. Điều 247. Tội không tố giác tội phạm.

Một phần của tài liệu các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong luật hình sự việt nam (Trang 26)