Nâng cao chất lượng và quản lý nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh long an , luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 66)

- Thu nhập, chi phí qua các nă m:

3.2.5/Nâng cao chất lượng và quản lý nguồn nhân lực.

Ngày nay, cùng với xu thế phát triển của xã hội và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Với sự xuất hiện của nhiều ngân hàng trong và ngồi nước, trình độ cơng nghệ, sản phẩm gần như khơng có sự khác biệt, các ngân hàng chỉ có thể nâng cao tính cạnh tranh bằng chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ. Chất lượng cán bộ càng cao thì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng càng lớn. Do đó, để duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại cũng như khách hàng trong tương lai, ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của mình.

Đối với một ngành kinh doanh dịch vụ như ngân hàng thì chất lượng đội ngũ cán bộ là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh của tổ chức. Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, cán bộ chính là một yếu tố để khách hàng đánh giá về chất lượng dịch vụ ngân hàng. Chất lượng của sản phẩm dịch

vụ mà khách hàng cảm nhận được chính là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó văn hóa ứng xử và năng lực nghiệp vụ của cán bộ quyết định phần lớn chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng. Khách hàng là một nhân tố rất quan trọng để tăng cường ảnh hưởng và tăng thị phần của ngân hàng trên thị trường. Một mặt, đưa ra chiến lược phát triển của các ngân hàng hướng tới khách hàng như đa dạng về sản phẩm, tăng cường chất lượng dịch vụ, lãi suất ưu đãi, khuyến mãi,... thì mặt khác, kỹ năng giao tiếp khách hàng còn được nhiều ngân hàng rất coi trọng. Tuy văn hóa ứng xử khơng thể thay thế các nguồn lực khác của ngân hàng như vốn, công nghệ, kỹ thuật, nhân lực,... nhưng nó lại có thể tạo ra mơi trường và cách thức để phát huy cao nhất hiệu quả các nguồn lực trên.

Có thể nói sự hiểu biết về giao tiếp - ứng xử trong kinh doanh là hạt nhân của sự thành cơng trong giao dịch. Văn hóa ứng xử khơng chỉ dừng lại ở ngôn ngữ trong hành động, cử chỉ và phong cách ăn mặc,... mà nó cịn thể hiện ở sự cảm nhận của con người. Một biểu hiện bằng ánh mắt, bằng nụ cười thân thiện hoặc thái độ luôn tôn trọng, luôn lắng nghe sẽ làm cho đối tượng mà mình giao dịch cảm thấy thoải mái và hài lịng. Để khách hàng ln có ấn tượng sâu sắc gắn bó với ngân hàng lâu dài thì mỗi cán bộ ngân hàng cần phải xác định được vị trí của mình, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao nghiệp vụ để có một phong cách ứng xử tốt, đạt hiệu quả nhất mang lại hiệu quả trong kinh doanh.

Do vậy, để huy động vốn đạt hiệu quả cao thì MHB Long An cần chú trọng hơn nữa về cán bộ nhân viên của mình. Cụ thể :

- Cần đào tạo và đào tạo lại có hệ thống cán bộ nhân viên theo tiêu chuẩn quy định. Nghĩa là, cán bộ làm cơng tác huy động vốn phải có kiến thức về mặt nghiệp vụ như : phải được đào tạo về tin học, về thanh tốn khơng dùng tiền mặt,... cán bộ nhân viên phải được phổ cập các kiến thức cơ bản về vốn, lãi suất, ngoại tệ,... để đáp ứng các yêu cầu của cơng việc ngày càng phức tạp. Từ đó có khả năng xử lý mọi tình huống cơng tác một cách thành thạo, giải đáp được mọi

thắc mắc của người gửi tiền, hướng dẫn họ làm đúng thủ tục nhằm tạo niềm tin nơi khách hàng.

- Cập nhật thường xuyên và phổ biến đến từng cán bộ những quy định, quy trình của Hội sở chính về hoạt động huy động vốn, cho vay, ngân quỹ, kế tốn,... để từ đó giúp nhân viên có nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong việc thực hiện đúng và chính xác cơng việc chun mơn được giao.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá nhân viên, hệ thống chỉ tiêu này cần được định lượng hóa bằng thang điểm để đánh giá chính xác mức độ đóng góp và và hiệu quả cơng việc của từng nhân viên, qua đó kích thích tinh thần làm việc và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ. Kịp thời tuyên dương, khen thưởng cho các đề xuất hay, khả thi về giải pháp, biện pháp huy động vốn, khen thưởng đột xuất cho các cá nhân, tập thể huy động được những khoản huy động vốn lớn từ việc nắm bắt tình hình và vận động những khách hàng có những khoản thu nhập lớn phát sinh từ tiền bồi thường giải tỏa, trúng thưởng giá trị lớn, thu nhập cuối mùa vụ,...

- Xây dựng cơ chế đãi ngộ minh bạch : trước yêu cầu phát triển, cạnh tranh và hội nhập, các NHTMCP đang mở rộng mạng lưới kinh doanh, chi nhánh,... là địa chỉ thu hút nguồn nhân lực. Chính vì vậy, để tránh tình trạng chảy máu chất xám diễn ra phổ biến gây mất ổn định trong cơ cấu nhân sự, MHB Long An cần phải có cơ chế đãi ngộ thỏa đáng đặc biệt đối với những cán bộ làm việc lâu năm, có nhiều đóng góp cho chi nhánh : có những chính sách cải thiện và nâng cao mức sống cho nhân viên như hỗ trợ tín dụng với thời hạn và lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện tham quan, nghỉ dưỡng sức vào những kỳ nghỉ, ...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh long an , luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 66)