- Số người tham gia khảo sát: sau khi gửi khảo sát, tác giả nhận được 205 kết quả, trong đó có 5 kết quả người tham gia khảo sát thiếu thiện chí nên bị loại, do đó có 200 kết quả khảo sát hợp lệ được đưa vào xử lý vầ phân tích.
- Theo độ tuổi: đối tượng tham gia khảo sát gồm 41% dưới 30 tuổi, 40% từ 30 đến 35 tuổi, 14.5% từ 35 đến 45 tuổi và chỉ 4.5% trên 45 tuổi.
- Theo thâm niên làm việc: đối tượng tham gia khảo sát có thâm niên dưới 5 năm chiếm 47.5%, từ 5-10 năm chiếm 44% và chỉ 8.5% làm việc trên 10 năm.
- Theo trình độ: đa số đối tượng tham gia khảo sát có trình độ đại học (87.5%), 10% trên đại học và 1.5% có trình độ cao đẳng.
- Theo thu nhập, như giới thiệu ở các chương trước, thu nhập trong ngành này khá cao, 46% đối tượng tham gia khảo sát có thu nhập trên 40 triệu/tháng, 40% số người có thu nhập trong khoảng 30 – 40 triệu/ tháng, số ít cịn lại có thu nhập 20- 30 triệu/ tháng (12.5%) và dưới 20 triệu/tháng (1.5%).
4.2 ĐÁNH GIÁ VỀ LÒNG TRUNG THÀNH TRONG CƠNG VIỆC CỦA
NHÂN VIÊN KHAI THÁC DẦU KHÍ TRÊN BIỂN
Nhìn chung, những người tham gia khảo sát tương đối thỏa mãn với các yếu tố trong nghiên cứu, trong đó, thỏa mãn nhất là bản chất cơng việc và sự hỗ trợ của đồng nghiệp với điểm trung bình là 4.036 và 3.91, người tham gia khảo sát thỏa mãn ít nhất là yếu tố khen thưởng, chỉ 3.355 điểm. Các yếu tố tiền lương, sự hỗ trợ của lãnh đạo, cơ hội đào tạo và thăng tiến có mức điểm trung bình lần lượt là 0.357, 3.7, 3.75, tức người tham gia khảo sát cũng chỉ hơi thỏa mãn. Lòng trung thành của nhân viên cũng ở mức tương đối (3.76 điểm trong khi điểm giữa của thang đo Likert 5 mức độ là 3).
Bảng 4.1 Sự thỏa mãn với các yếu tố và lòng trung thành Yếu tố Yếu tố Tiền lương Sự hỗ trợ của lãnh đạo Sự hỗ trợ của đồng nghiệp Đào tạo và thăng tiến Công việc Phúc lợi Khen thưởng Trung thành N 200 200 200 200 200 200 200 200 Trung bình 3.567 3.700 3.910 3.750 4.036 3.884 3.355 3.760 Độ lệch chuẩn 0.745 0.705 0.498 0.628 0.441 0.571 0.628 0.738 Nhỏ nhất 2.00 1.67 3.00 2.25 2.80 2.80 1.25 1.33 Lớn nhất 5.00 5.00 5.00 5.00 4.80 5.00 4.25 5.00
(Nguồn: kết quả phân tích của tác giả)
4.3 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach alpha tính được từ việc phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)“Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)”. Đối với luận văn này, các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì biến đó đảm bảo ý nghĩa thống kê và Cronbach’s alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6 thì thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy. Kết quả phân tích như sau:
Tiền lương: thang đo này có Cronbach’s Alpha bằng 0.808 (≥0.6), các hệ số
đảm bảo ý nghĩa thống kê và Cronbach’s Alpha khi loại bỏ biến cũng nhỏ hơn Cronbach’s Alpha ban đầu, do đó 3 biến thành phần của Tiền lương đều được đưa vào phân tích EFA.
Sự hỗ trợ của lãnh đạo: thang đo Sự hỗ trợ của lãnh đạo có Cronbach’s Alpha
bằng 0.748 (≥0.6), các hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát đều ≥0.3 nên thang đo này đảm bảo ý nghĩa thống kê, do đó 3 biến thành phần của Sự hỗ trợ của lãnh đạo đều được đưa vào phân tích EFA. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến biến quan sát LD1 có hệ số tương quan biến- tổng hơi thấp (0.498) và hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Sự hỗ trợ của lãnh đạo sẽ tăng nếu loại trừ biến này (0.759).
Bảng 4.2 Độ tin cậy của thang đo
STT Thang đo Cronbach’s Alpha
1 Tiền lương 0.808 2 Sự hỗ trợ của lãnh đạo 0.748
3 Sự hỗ trợ của đồng nghiệp 0.776 4 Cơ hội đào tạo và thăng tiến 0.808
5 Bản chất công việc 0.563
6 Phúc lợi 0.819
7 Khen thưởng 0.894
8 Lòng trung thành 0.849
(Nguồn: kết quả phân tích của tác giả)
Sự hỗ trợ của đồng nghiệp: thang đo Sự hỗ trợ của đồng nghiệp có Cronbach’s Alpha bằng 0.776 (≥0.6), các hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát đều ≥0.3 nên thang đo này đảm bảo ý nghĩa thống kê, do đó 4 biến thành phần của Sự hỗ trợ của đồng nghiệp đều được đưa vào phân tích EFA. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến biến quan sát DN4 có hệ số tương quan biến- tổng hơi thấp (0.535) và hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Sự hỗ trợ của đồng nghiệp sẽ tăng nếu loại trừ biến này (0.789).
Cơ hội đào tạo và thăng tiến: thang đo này có Cronbach’s Alpha bằng 0.808
(≥0.6), các hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát đều ≥0.3 nên thang đo này đảm bảo ý nghĩa thống kê do đó 3 biến thành phần của Cơ hội đào tạo và thăng tiến đều được đưa vào phân tích EFA.
Bản chất cơng việc: thang đo này có hệ số Cronbach’s alpha thấp (0.563),
đồng thời, hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát rất thấp (bảng 4.3), do đó thang đo này không đạt độ tin cậy. Tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu định tính lại bằng cách thảo luận với một số nhân viên khai thác dầu khí trên biển để tìm hiểu ngun nhân tại sao hệ số Cronbach’s Alpha tại sao lại thấp như thế. Kết quả cho thấy những người tham gia khảo sát đều hiểu nội dung của các biến quan sát. Như đã phân tích ở mục 2.2.2.2 về đặc thù công việc, công việc của nhân viên khai thác dầu khí trên biển rất vất vả, áp lực về thời gian làm việc, các nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng xấu của thời tiết, sự nặng nề của máy móc… do đó, có thể họ thỏa mãn với bản chất cơng việc (phân tích ở mục 4.2) nhưng yếu tố này hồn tồn khơng có ảnh hưởng đến lịng trung thành của họ.
Bảng 4.3 Độ tin cậy của yếu tố cơng việc
Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến-tổng hiệu chỉnh Cronbach's Alpha nếu loại biến CV1 15.46 4.069 0.233 0.553 CV2 15.88 3.161 0.560 0.383 CV3 16.26 3.128 0.360 0.486 CV4 16.74 3.570 0.171 0.611 CV5 16.38 3.292 0.366 0.482
(Nguồn: kết quả phân tích của tác giả)
Phúc lợi: thang đo này có Cronbach’s Alpha bằng 0.819 (≥0.6), các hệ số
tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát đều ≥0.3 nên thang đo này đảm bảo ý nghĩa thống kê và Cronbach’s Alpha khi loại bỏ biến cũng nhỏ hơn Cronbach’s Alpha ban đầu, do đó 5 biến thành phần của Phúc lợi đều được đưa vào phân tích EFA.
Khen thưởng: thang đo này có Cronbach’s Alpha bằng 0.894 (≥0.6), các hệ số
tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát đều ≥0.3 nên thang đo này đảm bảo ý nghĩa thống kê. Biến quan sát KT1 có Cronbach’s Alpha tăng (0.916) khi loại biến, tuy nhiên, tương quan biến-tổng hiệu chỉnh cao (0.609) nên được giữ lại để nghiên cứu tiếp, do đó 4 biến thành phần của Khen thưởng đều được đưa vào phân tích EFA.
Lịng trung thành: thang đo Lịng trung thành có Cronbach’s Alpha bằng
0.849 (≥0.6), các hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát đều ≥0.3 nên thang đo này đảm bảo ý nghĩa thống kê. Biến quan sát TT2 có Cronbach’s Alpha tăng (0.865) khi loại biến, tuy nhiên, tương quan biến-tổng hiệu chỉnh cao (0.645) nên được giữ lại để nghiên cứu tiếp, do đó 3 biến thành phần của Lịng trung thành đều được đưa vào phân tích EFA.
Kết luận về Cronbach’s Alpha
Cronbach’s Alpha của các biến Tiền lương, Sự hỗ trợ của lãnh đạo, Sự hỗ trợ của đồng nghiệp, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Phúc lợi, Khen thưởng và Lòng trung thành đều khá cao nên được tiếp tục đưa vào nghiên cứu, các biến quan sát của từng thang đo không thay đổi. Thang đo Bản chất cơng việc có hệ số Cronbach’s Alpha thấp (0.563), hệ số tương quan biến tổng của từng biến cũng thấp (bảng 4.3) nên không đảm bảo ý nghĩa thống kê, không tiếp tục đưa vào nghiên cứu.
4.4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ
Khi phân tích nhân tố khám phá, cần chú ý một số vấn đề sau:
Trong thực tiễn nghiên cứu, để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố - hệ số tải nhân tố (factor loading) >0.5, thang đo được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu biến quan sát có hệ số tải nhân tố <0.5 sẽ bị loại (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Để đạt giá trị phân biệt, khác biệt giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.3, những biến quan sát có khoảng cách chênh lệch về trọng số nhỏ hơn sẽ không tạo ra sự khác biệt. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xem xét giá trị nội dung của nó trước khi quyết định loại bỏ hay giữ lại biến đo lường.
Tổng phương sai trích TVE (Total Variance Explained): tổng này thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường. Tổng này phải đạt từ 50% trở lên và tiêu chí eigenvalue tối thiểu phải bằng 1 thì mơ hình EFA phù hợp (Nguyễn Đình Thọ, 2011), nghĩa là phần chung phải lớn hơn phần riêng và sai số .
Để xác định sự phù hợp khi dùng EFA, người ta thường dùng kiểm định KMO và kiểm định Barlett.
Kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, cịn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị, là ma trận có các thành phần (hệ số tương quan giữa các biến) bằng không và đường chéo (hệ số tương quan với chính nó) bằng 1. Nếu kiểm định Bartlett có Sig <0.05, chúng ta từ chối giả thuyết Ho (ma trận tương quan là ma trận đơn vị) nghĩa là các biến có quan hệ với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Trong đề tài này, tác giả phân tích EFA cho các biến độc lập cùng một lúc, tác giả sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal components với phép xoay Varimax và điểm dừng khi các yếu tố có Eigenvalues lớn hơn hoặc bằng 1.
Kết quả phân tích EFA như sau: a. Kết quả phân tích biến độc lập
Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập lần 1
Tác giả tiến hành phân tích EFA cho 6 biến độc lập tiền lương, sự hỗ trợ của lãnh đạo, sự hỗ trợ của đồng nghiệp, cơ hội đào tạo và thăng tiến, phúc lợi, khen thưởng, thu được kết quả như sau (phụ lục 5):
- Số lượng nhân tố trích được là 5 nhân tố. - Hệ số KMO đạt 0.719
- Kiểm định Barlett: Sig= 0.000, đạt yêu cầu.
- Kết quả phân tích nhân tố cho thấy phương sai được giải thích là 70.732 %, điều này thể hiện 5 nhân tố được trích ra có thể giải thích được gần 71% biến thiên của dữ liệu.
- Điểm dừng khi trích các yếu tó tại nhân tố thứ 5 với eigenvalue là 1.252, đạt yêu cầu.
Tuy nhiên, sau khi phân tích EFA lần 1, tác giả nhận thấy có một số vấn đề như sau:
- Biến LD1 “Nhìn chung, tơi thỏa mãn với sự hỗ trợ từ cấp trên của tơi.” Có hệ số tải nhân tố thấp 0.506, chênh lệch trọng số λia – λib = 0.136, nhỏ hơn giá trị cần đạt là 0.3 để thang đo có giá trị phân biệt. Do đó tác giả tiến hành xem xét lại giá trị nội dung của biến quan sát này này (LD1): Tác giả đã tiến hành nghiên cứu định tính một lần nữa thơng qua sự hội ý của một số thành viên tham gia phỏng vấn. Kết quả cho thấy các thành viên này đều hiểu nội dung sự hỗ trợ từ cấp trên của biến quan sát này là sự hỗ trợ của các cấp quản lý đang làm việc trực tiếp trên biển. Tác giả cho rằng câu hỏi này có sự khơng rõ ràng, cấp trên khơng có nghĩa là lãnh đạo. Khi phân tích Cronbach’s Alpha, tác giả cũng có chú ý đến biến này. Vì vậy để thực chạy EFA tiếp theo sau, tác giả quyết định loại bỏ biến LD1, chỉ đưa 2 biến còn lại vào.
- Biến DT1 “Công ty đào tạo cho nhân viên kỹ năng cần thiết cho cơng việc.”, có hệ số tải nhân tố thấp 0.489, chênh lệch trọng số λia – λib = 0.062. Biến DT2 “Công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên học tập và nâng cao chun mơn.” có hệ số tải nhân tố thấp, 0.482, chênh lệch trọng số λia – λib = 0.032. DT3 “Ln có cơ hội thăng tiến cho người có năng lực” có hệ số tải nhân tố> 0.5, nhưng cũng khá thấp (0.51), đồng thời, chênh lệch trọng số thấp (0.042). Cả ba biến quan sát này cùng thuộc 1 thang đo là Cơ hội đào tạo và thăng tiến, hệ số tải nhân tố và chênh lệch trọng số của các biến quan sát đều thấp do đó thang đo này khơng có giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Tác giả
tiến hành nghiên cứu thảo luận với một số đối tượng khảo sát thì thấy họ đều hiểu rõ nội dung câu hỏi. Tuy nhiên, có một sự phản hồi như sau: trong thời điểm hiện tại, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, một số mỏ dầu không thể đưa vào khai thác đúng tiến độ, do đó, các vị trí đều có sẵn, ít phát sinh thêm, ít có sự dịch chuyển nhân viên sang các mỏ mới nên việc thăng tiến trong điều kiện hiện tại gặp nhiều khó khăn. Về yếu tố đào tạo, tác giả nghĩ đến nguyên nhân sau: đây là ngành nghề có sự địi hỏi cao về chuyên môn, các công ty đều phải thường xuyên huấn luyện và đào tạo nâng cao chuyên môn cho nhân viên của mình để đạt hiệu quả tốt nhất cho cơng việc, đây có thể chỉ là một yếu tố duy trì mà khơng góp phần làm tăng lịng trung thành của nhân viên khai thác dầu khí. Như vậy, trong nghiên cứu này, biến Cơ hội đào tạo và thăng tiến khơng có ý nghĩa thống kê, không thể tiếp tục đưa vào nghiên cứu.
- Các biến DN4 “Cấp trên của tôi luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên.” có hệ số tải nhân tố > 0.5, nhưng cũng khá thấp (0.543), đồng thời, chênh lệch trọng số thấp (0.126). Khi phân tích Cronbach’s Alpha, biến DN4 có hệ số tương quan biến- tổng hơi thấp (0.535) và hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Sự hỗ trợ của đồng nghiệp sẽ tăng nếu loại trừ biến này (0.789). Do đó, tác giả bỏ biến này vì khơng có ý nghĩa thống kê, chỉ đưa 3 biến còn lại vào nghiên cứu tiếp theo.
- PL1 “Tôi thỏa mãn với phụ cấp đi biển và các loại phụ cấp nói chung.”, PL4 “Các phúc lợi mà tôi nhận được không thua kém các cơng ty khác” có hệ số tải nhân tố > 0.5, chênh lệch trọng số thấp (<0.3). Tuy nhiên, khi xem xét giá trị nội dung của các biến này, tác giả cho rằng cần giữ lại.
Như vậy, sau khi phân tích nhân tố lần thứ nhất, có một số biến quan sát cần bỏ bớt do khơng có ý nghĩa thống kê, do đó tác giả có một số điều chỉnh để phân tích nhân tố lần 2 như sau:
- Đối với biến Khen thưởng: 4 biến quan sát KT1, KT2, KT3, KT4 được tiếp tục đưa vào phân tích.
- Đối với biến Phúc lợi: 5 biến quan sát PL1, PL2, PL3, PL4, PL5 được tiếp