8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1.4.1. Bài học kinh nghiệm từ thành công của sản phẩm sầu riêng ở Thái Lan
Thái Lan hiện đứng đầu thế giới về sản lượng sầu riêng xuất khẩu do chất lượng sầu riêng Thái Lan cao, giá cả cạnh tranh so với các quốc gia trồng sầu riêng khác.
Bảng 1.1 Sản lƣợng và thị trƣờng xuất khẩu sầu riêng Thái Lan giai đoạn 2010 đến 2012 (Đ.v.t: kg) Tên nƣớc/Năm 2010 2011 2012 Trung Quốc 123.891.633 124.784.241 142.617.515 Indonesia 27.819.834 21.897.290 26.305.376 Hong Kong 86.089.934 47.708.315 84.686.455 USA 786.711 952.483 739.441 Úc và Châu Âu 144.988 153.859 230.202 Các nước khác 17.438.502 12.004.783 17.369.363 Tổng cộng 256.171.602 207.500.971 71.948.352 (Nguồn [14])
Bài học thành công của ngành sản xuất kinh doanh sầu riêng Thái Lan:
- Thái Lan có chính sách hỗ trợ về giá cho nơng dân trồng 05 loại cây chủ lực là sầu
riêng, nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm. Việc trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc mua giá ưu đãi của nông dân mà nơng dân cịn được hưởng những ưu đãi khác như mua phân bón với giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi suất thấp từ ngân hàng nông nghiệp .v..v…
- Thực hiện tốt chính sách hổ trợ này chính phủ Thái Lan đưa các chuyên viên cao
cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới.
- Hiệp hội ngành nghề tích cực phát huy vai trị liên kết các thành phần và cung cấp
Thương Mại và Công Nghiệp Thái Lan, danh sách các doanh nghiệp, hợp tác xã nông dân được niêm yết thành sách và phát miễn phí cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức nước ngồi có nhu cầu hợp tác hoặc nhập khẩu sầu riêng Thái Lan. Chính điều này đã góp phần tháo gỡ khó khăn đầu ra cho sầu riêng Thái Lan. Nhờ có thơng tin, chính sách hợp lý của chính phủ Thái Lan đã giúp nơng dân trồng sầu riêng duy trì sản lượng và giá bán hợp lý, tăng ổn định qua các năm.
Hình 1.1 Biểu đồ giá sầu riêng tại Thái Lan từ 2005-2014
( Đơn vị tính: Bath/kg) (Nguồn [19])
Đây là chính sách nhằm “bắt bệnh và tìm thuốc chữa” xuất phát từ sự quan tâm của vua Thái Lan đến chính phủ và chính quyền của các địa phương trồng sầu riêng. Các chính sách ấy đã kết hợp được kinh nghiệm truyền thống và công nghệ hiện đại đề từng bước làm cho suy nghĩ, nhận thức của người nông dân Thái Lan thay đổi, họ đã hiểu sản xuất nông nghiệp khơng chỉ để ăn mà cịn để xuất khẩu. Từ đây họ đã chung sức, chung lịng phát triển nền nơng nghiệp với tốc độ tăng trưởng nhanh, công nghệ cao và một số lĩnh vực đứng đầu thế giới.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ thất bại trong việc xây dựng chuỗi cung ứng dừa ở Tỉnh Bến Tre [11] dừa ở Tỉnh Bến Tre [11]
Ngành dừa có vai trị rất quan trọng đối với kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre và cần được coi như là một bộ phận không thể thiếu được trong chiến lược phát triển kinh tế -
34.01 39.66 38.61 43.83 46.12 57.13 58.9 69.28 72.91 77.75 0 20 40 60 80 100 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
xã hội tỉnh Bến Tre.Ngành dừa Bến Tre tạo ra nguồn lực kinh tế rất lớn cho tỉnh Bến Tre, ước tính hàng năm mang lại hơn bốn ngàn tỷ đồng giá trị gia tăng.Mặc dù vậy, chuỗi giá trị dừa Bến Tre còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Tình trạng “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”, việc phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc, tư tưởng nóng vội phát triển liên tục và ồ ạt, thiếu quy hoạch mà khơng tìm hiểu kỹ thuật, thị trường đầu ra đã khiến cho người nông dân ln trong tình cảnh lao đao. Điển hình là đầu tháng 4/2012, giá dừa ở Bến Tre và khu vực sụt giảm nghiêm trọng. Giá dừa từ 120.000đồng/chục (1 chục dừa bằng 12 quả) vào cuối năm 2011, xuống còn 80.000đồng/chục, rồi 40.000 đồng/chục... giá dừa tiếp tục lao dốc đến chỉ còn khoảng 10.000đồng/chục. Người trồng dừa điêu đứng, nông dân không thể sống được nhờ dừa, nhiều người bắt đầu đốn bỏ dừa để chuyển sang đào ao nuôi tôm nhằm mong vượt qua tình cảnh khó khăn trước mắt. [12]
Ngun nhân thất bại của chuỗi cung ứng dừa ở Bến Tre
Yếu kém trong khâu sản xuất – thiếu sự hỗ trợ từ chính quyền
- Ngành dừa Bến Tre chưa được hỗ trợ chính thức và cụ thể từ chính quyền trung
ương.
- Các cơ quan nghiên cứu chưa tạo ra những đột phá trong công nghệ trồng dừa hoặc
công nghệ trồng trọt hiện đại chưa được phát triển và áp dụng tốt trên thực địa.
- Ngân sách Nhà nước cấp tỉnh chưa đủ mạnh để thực hiện một chương trình đầu tư
phát triển tồn diện ngành dừa để tạo ra năng lực cạnh tranh mới cho ngành và bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành dừa trong nhiều năm tới.
Sản phẩm thiếu cạnh tranh
- Các sản phẩm chế biến từ dừa còn nhiều sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế, thiếu các
sản phẩm tinh chế có giá trị cao. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm sơ chế, dưới dạng nguyên liệu thô cho chế biến sâu hơn như dừa trái lột vỏ, xơ dừa, mụn dừa, than thiêu kết, thạch dừa thơ. Do đó, cịn nhiều giá trị gia tăng chưa được khai thác tốt để tạo ra thêm nhiều lợi ích cho địa phương.
- Cấu trúc chuỗi giá trị không bảo đảm cung ứng nguyên liệu đầy đủ số lượng và có
chất lượng tốt, khó xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho ngành chế biến.
Bị thƣơng lái Trung Quốc chi phối – khơng có thƣơng hiệu mạnh, đầu ra khơng ổn định
- Hiện nay ở Bến Tre, không chỉ dừa tươi, cơm dừa mà cả ngành sản xuất thạch dừa
cũng đang nằm trong bàn tay chi phối của thương lái Trung Quốc. 90% sản phẩm dừa của Bến Tre do thương lái Trung Quốc bao tiêu nên họ quyết định giá cả, sản lượng, thậm chí chất lượng mặt hàng. Trong nhiều năm qua thị trường dừa Việt Nam phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc, trong khi họ có thể thống nhất với nhau những bước đi nhằm chi phối thị trường nước sở tại thì các đồn thể, hiệp hội ngành nghề địa phương vẫn chưa hợp tác chặt chẽ với nông dân, ngành dừa Việt Nam vẫn chưa tìm ra được giải pháp nhằm phát triển cây dừa bền vững.
- Vấn đề thương hiệu: hầu hết các sản phẩm chưa được chú trọng xây dựng thương
hiệu. Kẹo dừa đã định hình thương hiệu trên một số thị trường và được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Một số doanh nghiệp chế biến cơm dừa nạo sấy đang xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm, trong khi một số khác vẫn xuất khẩu thông qua các đầu mối thương mại nước ngồi nên khơng thâm nhập được thị trường và không xây dựng được thương hiệu.
Từ các bài học kinh nghiệm của chuỗi cung ứng sầu riêng Thái Lan và chuỗi cung ứng dừa Bến Tre, tác giả rút ra một số bài học quan trọng cho chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng huyện Cai Lậy - tỉnh Tiền Giang như sau:
- Bài học 1: Sự phối hợp chặt chẽ giữa ngƣời nông dân với nhau, giữa ngƣời
nông dân với thƣơng lái, doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ của hiệp hội ngành nghề, chính sách đúng đắn của chính phủ giúp kiểm soát mức gia tăng giá bán một cách hợp lý và duy trì sản lƣợng ổn định qua các năm.
- Bài học 2: Sự thiếu liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng, thiếu
sự phối hợp hỗ trợ của cơ quan ban ngành và chính sách hỗ trợ định hƣớng của chính phủ có thể tạo cơ hội cho tƣ thƣơng chi phối thị trƣờng, ép giá nông dân…
- Bài học 3: Minh bạch về giá cả, sản lƣợng, thông tin nhà cung cấp sản phẩm
để tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tƣ cũng nhƣ nhà nhập khẩu nƣớc ngoài dễ dàng đầu tƣ hoặc mua bán sản phẩm trong nƣớc.
Việc áp dụng tốt những bài học trên sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng, nâng cao sự liên kết giữa các thành phần, tiết kiệm chi phí và phát huy hiệu quả tối đa từ khâu trồng trọt chăm sóc đến khâu đầu ra của sản phẩm sầu riêng huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các hoạt động của các bên có liên quan tham gia vào dòng chảy của nguyên liệu từ nhà cung ứng đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng. Dù ở mơ hình đơn giản hay mở rộng thì các thành phần của chuỗi cung ứng bao gồm nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ.
Kết hợp giữa cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng cùng với bài học kinh nghiệm rút ra từ chuỗi cung ứng sầu riêng Thái Lan và chuỗi cung ứng dừa Bến Tre sẽ là nền tảng để tác giả nghiên cứu chuỗi cung ứng sầu riêng tại huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG SẦU RIÊNG TẠI HUYỆN CAI LẬY – TỈNH TIỀN GIANG