(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)
Qua kết quả tổng hợp điều tra, tỷ lệ hao hụt cho từng thành phần trong chuỗi cung ứng cho thấy tổng tỷ lệ hao hụt cho toàn chuỗi cung ứng là từ 15% đến 40%. Ngoài tỷ lệ hao hụt tự nhiên do sầu riêng mất nước khi chín là từ 15% đến 20% thì tỷ lệ 20% hao hụt còn lại là do các khâu thu hoạch, vận chuyển, đóng gói, bảo quản gây nên. Chính vì vậy khi nâng cao hiệu quả hoạt động của tất cả các thành phần trong chuỗi cung ứng sầu riêng huyện Cai Lậy sẽ làm giảm đáng kể tổng tỷ lệ hao hụt trong toàn chuỗi cung ứng.
Mức sinh lợi và tỷ suất lợi nhuận giữa các thành phần
Nông dân
Theo tổng hợp từ các bảng câu hỏi điều tra và thông tin tổng hợp từ phỏng vấn nông dân, sản lượng sầu riêng thu hoạch hàng năm từ 1,962 tấn/cơng đất cho chính vụ và 1,837 tấn/cơng đất cho trái vụ. Giá bán trung bình chính vụ là 16.378 đồng/kg, trái vụ là 31.062 đồng/kg.Chi phí trung bình một năm cho một cơng đất sầu riêng là 10,591 triệu đồng/công đất sầu riêng/năm. (Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả).
Từ đây ta có bảng thống kê lợi nhuận trung bình cho mỗi cơng đất sầu riêng hàng năm như sau:
41% 30% 33% 53% 13% 59% 63% 67% 47% 50% 7% 37%
nông dân thu mua bán sỉ doanh nghiệp bán lẻ
Tỷ lệ hao hụt tại các khâu trong chuỗi
Bảng 2.2 Thống kê sản lƣợng, giá bán, chi phí, lợi nhuận trung bình của nơng dân trồng sầu riêng. Vụ Sản lượng trung bình Giá bán trung bình Chi phí trung bình
Lợi nhuận trung bình (tấn/1.000m2 ) (VNĐ/tấn) (VNĐ/1.000m2 ) (VNĐ/1.000m2 ) Chính vụ 1,962 16.378.000 10.591.000 21.542.636 Trái vụ 1,837 31.062.000 10.591.000 46.469.894
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)
Như vậy, ước chừng lợi nhuận cho một cơng đất sầu riêng/năm nói chung của người nông dân đạt khoảng 21.542.636 VNĐ vào vụ thuận và khoảng 46.469.894 VNĐ vào vụ nghịch. Có thể thấy lợi nhuận tăng gấp đôi nếu nông dân áp dụng phương pháp mới xử lý sầu riêng ra hoa nghịch mùa, tuy nhiên khơng phải lúc nào cũng có thể áp dụng phương pháp này vì phải tùy vào độ tuổi của cây, thông thường cây phải trên 6 năm tuổi; tùy vào trình trạng sức khỏe của cây, cây phải sung sức và khỏe mạnh; tùy vào thời tiết, nếu trời mưa liên tục trong lúc đang siết nước cho cây thì cây sẽ khơng ra hoa; ngoài ra hạn chế của phương pháp này là nếu áp dụng nhiều năm liên tục cây sẽ bị kiệt sức, tuổi thọ của cây không cao (giảm từ 20%-30% tuổi thọ), khi xử lý ra hoa liên tục 3 năm – 4 năm phải cho cây nghỉ ngơi 1 năm để dưỡng sức vì vậy phương pháp xử lý nghịch mùa không được xem là phương thức canh tác bền vững. (Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả).
Ngƣời thu mua
Đối với người thu mua sầu riêng, sản lượng thu mua thay đổi hàng ngày, tùy thuộc vào lượng đặt hàng, dao động từ 1 tấn đến 1,5 tấn/ngày, tuy nhiên sản lượng không liên tục ngày này qua ngày khác, có ngày nhiều hơn và có ngày khơng có sản lượng. Theo kết quả khảo sát điều tra thì sản lượng thu mua trung bình thương lái thu mua trong
một năm chính vụ là 368 tấn, trái vụ là 275,67 tấn. Lợi nhuận cũng thay đổi tùy theo sản lượng kinh doanh.
Giá cả mua bán cũng thay đổi theo từng thời điểm, vào chính vụ từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch khi sản lượng sầu riêng nhiều, do sầu riêng từ miền Đông Nam Bộ vào vụ thu hoạch, thêm vào đó sầu riêng Thái Lan cũng rộ mùa thương lái Trung Quốc sẽ ít mua sầu riêng Việt Nam hơn, lúc này giá cả xuống thấp trung bình 18.996 đồng/kg. Vào vụ nghịch sản lượng thấp giá sẽ cao hơn, giá trung bình thu mua là 31.000 đồng/kg.
Người thu mua sau khi mua sầu riêng từ vườn nông dân sẽ phân loại sầu riêng từ loại 1 đến loại 3; trái sâu, trái úng, trái quả khổ hoặc bị xương sẽ được bán như hàng rớt với giá rẻ hơn từ 50% đến 80%. Giá bán ra cũng tùy thời điểm chính vụ hay trái vụ, trung bình giá bán ra cao hơn giá mua vào từ 2.000đ/kg đến 3.000đ/kg. Vào chính vụ giá bán ra của người thu mua trung bình là 21.933 đồng/kg, vào trái vụ giá bán ra trung bình là 36.050 đồng/kg. (Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả).
Người thu mua sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, hoặc thuê thêm xe để bốc xếp, vận chuyển sầu riêng lúc thu hoạch rộ. Chi phí nhân cơng, xăng xe trung bình của người thu mua là 400đ/kg sầu riêng.
Bảng 2.3 Thống kê chi phí, sản lƣợng, giá mua, giá bán chính vụ và trái vụ của ngƣời thu mua.
Chính vụ Trái vụ Chi phí vận chuyển, nhân cơng trung bình (VNĐ/KG) 388,33 388,33 Sản lượng thu mua sầu riêng trung bình 368,00 275,67 Giá thu mua sầu riêng trung bình (VNĐ/KG) 18.996,67 31.000 Giá bán sầu riêng trung bình (VNĐ/KG) 21.933,33 36.050 Lãi gộp (VNĐ/KG) 2.548,33 4.661,67 Tỷ suất lãi gộp (%) 15,46 16,32
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)
Nhìn chung tỷ lệ lợi nhuận trung bình của người thu mua là từ 10% đến dưới 15% chiếm 73.3% số mẫu được khảo sát, tỷ lệ lợi nhuận trung bình từ 15% đến dưới 20% chiếm 26.7% số mẫu được khảo sát.
Hình 2.22 Tỷ lệ lợi nhuận bình quân của ngƣời thu mua.
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)
Ngƣời mua bán sỉ
Đối với người mua bán sỉ, chi phí lao động, vận chuyển trung bình của người bán sỉ là 750 đồng/kg sầu riêng.
Vào chính vụ, người bán sỉ thu mua sầu riêng với giá trung bình là 21.566 đồng/kg, giá mua vào cho trái vụ trung bình là 32.883 đồng.
73,3% 26,7%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%
Từ 10% đến dưới 15% Từ 15% đến dưới 20%
Vào chính vụ giá bán ra của người bán sỉ trung bình là 25.433 đồng/kg, giá trung bình bán ra lúc trái vụ là 38.800 đồng/kg.
Bảng 2.4 Thống kê chi phí, giá mua, giá bán chính vụ và trái vụ của ngƣời bán sỉ.
Chính vụ Trái vụ Chi phí vận chuyển, nhân cơng trung bình (VNĐ/KG) 753,33 753,33 Giá thu mua sầu riêng trung bình (VNĐ/KG) 21.566,67 32.883,33 Giá bán sầu riêng trung bình (VNĐ/KG) 25.433,33 38.800 Lãi gộp (VNĐ/KG) 3.113,33 5.163,34 Tỷ suất lãi gộp (%) 17,93 17,99
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)
Do phân loại và bán với nhiều mức giá khác nhau nên lợi nhuận của người bán sỉ có mức dao động lớn, tùy thuộc vào tỷ lệ hàng khi mua. Theo ước tính thì tổng lợi nhuận của họ từ 10% đến dưới 15% ( chiếm 73,3% mẫu khảo sát) và một số ít có lợi nhuận trung bình từ 15% đến dưới 20% ( chiếm 26,7% mẫu khảo sát). Nếu phân phối cho các nhà hàng khách sạn hoặc siêu thị thì lợi nhuận có thể cao hơn từ 3% đến 5%.
Hình 2.23Tỷ lệ lợi nhuận bình quân của ngƣời bán sỉ
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)
Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng sầu riêng chủ yếu phục vụ thị trường xuất khẩu. Sản lượng mua vào thay đổi hàng ngày, tùy thuộc vào lượng đặt hàng đầu nước
73,3% 26,7%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%
Từ 10% đến dưới 15% Từ 15% đến dưới 20%
ngoài và tùy mùa vụ, sản lượng sầu riêng tiêu thụ tại các doanh nghiệp trung bình dao động từ 20 tấn đến dưới 50 tấn/tháng chiếm tỷ lệ 40% các doanh nghiệp được khảo sát, sản lượng tiêu thụ từ 50 tấn đến dưới 80 tấn/tháng chiếm 33.3% các doanh nghiệp được khảo sát, cịn lại 26.7% các doanh nghiệp có sản lượng tiêu thụ từ 80 tấn đến dưới 100 tấn/tháng. Lợi nhuận cũng thay đổi tùy theo sản lượng kinh doanh.
Theo kết quả khảo sát điều tra, chi phí lao động, vận chuyển, bao bì trung bình của doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng sầu riêng là 1.976,67 đồng/kg.
Vào chính vụ, doanh nghiệp thu mua sầu riêng với giá trung bình là 26.333 đồng/kg, giá mua vào cho trái vụ trung bình là 36.800 đồng/kg.
Vào chính vụ giá bán ra của doanh nghiệp kinh doanh sầu riêng xuất khẩu trung bình là 47.333 đồng/kg, giá trung bình bán ra lúc trái vụ là 70.066 đồng/kg.
Bảng 2.5 Thống kê chi phí, giá mua, giá bán chính vụ và trái vụ của của doanh nghiệp.
Chính vụ Trái vụ Chi phí vận chuyển, nhân cơng trung bình (VNĐ/KG) 1.976,67 1.976,67 Giá thu mua sầu riêng trung bình (VNĐ/KG) 26.333,33 36.800 Giá bán sầu riêng trung bình (VNĐ/KG) 47.333,33 70.066,67 Lãi gộp (VNĐ/KG) 19.023,33 31.290 Tỷ suất lãi gộp (%) 79,74 90,39
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)
Sau khi trừ chi phí bảo quản, bao bì, nhân cơng, vận chuyển, giảm giá hàng bán (nếu có) thì lợi nhuận của các doanh nghiệp trên 40%. Giá bán rất đa dạng tùy theo khoảng cách địa lý và khách hàng. Thông thường lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu sau thuế rất cao, cao nhất trong chuỗi cung ứng sầu riêng, theo kết quả điều tra khảo sát tại các doanh nghiệp kinh doanh sầu riêng trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh tỷ lệ lợi
nhuận cho mỗi đơn hàng sầu riêng từ 25% đến 35% chiếm tỷ lệ 33.3% các mẫu khảo sát, tỷ lệ lợi nhuận từ 15% đến dưới 25% chiếm 66.7% các mẫu khảo sát. Các doanh nghiệp cần đầu tư vốn, đóng vai trị là thương mại tìm đối tác mua hàng, sau đó đặt hàng lại các vựa sỉ và tiến hành giao hàng cho khách.
Hình 2.24 Tỷ lệ lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp kinh doanh sầu riêng
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)
Ngƣời bán lẻ
Đối với người bán lẻ sầu riêng, sau khi mua sầu riêng từ các chợ sỉ họ tiến hành phân loại lại chất lượng, vì vậy giá bán cũng khác nhau tùy theo chất lượng được phân loại. Trong tuần đầu kể từ khi sầu riêng bắt đầu chín, giá bán được khá cao do sầu riêng còn ngon và bắt mắt đối với người tiêu dùng, đến những ngày tiếp theo sau đó do khơng có hình thức bảo quản tốt nên sầu riêng trở nên vàng và khơ, sầu riêng chín q sẽ tự bung vỏ, nếu không bán hết sẽ bị thối và khơng cịn sử dụng được nên giá bán thấp hơn những ngày đầu, có khi khơng bán được phải đem bán cho các quán chè, quán kem với giá thấp hơn giá mua từ 70% đến 80%.
Theo kết quả khảo sát điều tra, sản lượng sầu riêng tiêu thụ của người bán lẻ hàng tháng vào mùa cao điểm là dưới 1 tấn chiếm 40% số mẫu khảo sát và sản lượng tiêu thụ từ 1 tấn đến dưới 2 tấn/tháng chiếm 60% các mẫu khảo sát. Chi phí lao động, vận chuyển, bao bì trung bình của người bán lẻ sầu riêng là 513 đồng/kg.
Vào chính vụ, người bán lẻ mua sầu riêng với giá trung bình là 20.166 đồng/kg, giá mua vào cho trái vụ trung bình là 34.816 đồng/kg. Vào những tháng sầu riêng khan
66,7% 33,3%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%
Từ 15% đến dưới 25% Từ 25% đến dưới 35%
hiếm người bán lẻ sẽ chuyển sang kinh doanh một số trái cây khác như: thanh long, vải, mít, chơm chơm….
Vào chính vụ giá bán ra của người bán lẻ sầu riêng trung bình là 30.400 đồng/kg, giá trung bình bán ra lúc trái vụ là 55.366 đồng/kg.
Bảng 2.6 Thống kê chi phí, giá mua, giá bán chính vụ và trái vụ của của ngƣời bán lẻ.
Chính vụ Trái vụ Chi phí vận chuyển, nhân cơng trung bình (VNĐ/KG) 513,33 513,33 Giá thu mua sầu riêng trung bình (VNĐ/KG) 20.166,67 34.816,67 Giá bán sầu riêng trung bình (VNĐ/KG) 30.400 55.366,67 Lãi gộp (VNĐ/KG) 9.720 20.036,67 Tỷ suất lãi gộp (%) 50,74 59,02
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)
Về chi phí, người bán lẻ chỉ chịu chi phí vận chuyển, bao nylon. Sau khi trừ chi phí tỷ lệ lợi nhuận trung bình của người bán lẻ từ 10% đến dưới 15% chiếm 53.3% mẫu khảo sát, tỷ lệ lợi nhuận từ 15% đến dưới 20% chiếm 46.7% mẫu khảo sát.
Hình 2.25 Tỷ lệ lợi nhuận bình quân của ngƣời bán lẻ sầu riêng
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)
Tóm tắt
Tổng hợp kết quả về tỷ suất lợi nhuận của các thành phần trong chuỗi cung ứng sầu riêng tại huyện Cai Lậy được thống kê như sau:
53,3% 46,7%
42% 44% 46% 48% 50% 52% 54%
Từ 10% đến dưới 15% Từ 15% đến dưới 20%
Bảng 2.7 Bảng thống kê tỷ lệ lợi nhuận của các thành phần trong chuỗi cung ứng sầu riêng tại huyện Cai Lậy
Tên thành phần Người thu mua Người mua sỉ Doanh nghiệp Người bán lẻ Tỷ lệ lợi nhuận
trung bình 10%-20% 10%-20% 15%-35% 10%-20%
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)
Nhìn chung tỷ lệ lợi nhuận của thương lái thu mua sầu riêng, người mua sỉ và người bán lẻ là tương đối bằng nhau. Tỷ lệ lợi nhuận của các doanh nghiệp thương mại kinh doanh mặt hàng sầu riêng là cao nhất. Những thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng sầu riêng chịu tác động qua lại lẫn nhau, thành phần đi sau kế thừa hiệu quả của thành phần đi trước, dùng sản phẩm của thành phần đi trước tạo ra giá trị gia tăng cho chính mình. Chính vì vậy, những biện pháp và chính sách hiệu quả tác động vào bất kì một thành phần trong chuỗi, đặc biệt là các biện pháp tác động trực tiếp vào thành phần cốt lõi là người nông dân, sẽ làm đòn bẩy gia tăng tỷ lệ lợi nhuận cho tất cả các thành phần khác tham gia vào chuỗi cung ứng sầu riêng tại huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang.
2.4.4. Phân tích sự phối hợp giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng sầu riêng huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang riêng huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang
Trong chuỗi cung ứng sầu riêng huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang nhìn chung các thành phần tham gia chuỗi cung ứng đều cố gắng phối hợp với nhau để tạo nên sự hiệu quả cho tồn chuỗi. Tuy nhiên bên cạnh những cố gắng đó thì vẫn cịn những vấn đề tồn đọng cần giải quyết để giữa các thành phần trong chuỗi có thể phối hợp tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Về hợp đồng mua bán: hầu hết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng đều sử dụng phương thức hợp đồng miệng để mua bán với nhau từ nông dân – người thu mua đến người thu mua – người bán sỉ, người bán sỉ - doanh nghiệp, người bán sỉ - người bán lẻ; ngoại trừ các doanh nghiệp có kiến thức chun mơn cao thì các thành phần cịn
lại đều khơng có kiến thức chun mơn, hợp đồng giấy trong mua bán đối với bà con nông dân cịn xa lạ và khó thực hiện. Vì thói quen từ đời này sang đời khác thích sự nhanh lẹ thuận tiện của thỏa thuận miệng nên có một số trường hợp nhầm lẫn, sót thông tin như: giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng, thanh toán… trong quá trình giao dịch dẫn đến những tranh chấp đáng tiếc xảy ra mà khơng có cơ sở để các cơ quan chức năng tham gia giải quyết.
- Về vận chuyển: giữa các thành phần đã phối hợp, hỗ trợ nhau trong khâu vận chuyển như: phía nơng dân có hỗ trợ nhân công thu hoạch, khiêng vác sầu riêng từ vườn ra đường lớn; phía người mua sỉ hoặc doanh nghiệp có đội xe lam, xe ba bánh hỗ trợ lấy hàng khi cần thiết. Các vựa sầu riêng chủ yếu nằm ở đường lớn thuận lợi xe tải hoặc xe container đến lấy hàng.
- Về đóng gói: nhìn chung các thành phần trong chuỗi cung ứng sầu riêng đã thống nhất với nhau trong khâu đóng gói thành phẩm sầu riêng. Nơng dân, người thu mua và người mua sỉ đều sử dụng chung phương pháp đóng sầu riêng trong giỏ lớn có quai xách, phương pháp này nhìn chung khơng ảnh hưởng đến chất lượng sầu riêng và cũng dễ dàng vận chuyển. Đối với đơn hàng xuất khẩu các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác của khách hàng cung cấp, doanh nghiệp in ấn nhãn mác và thùng carton để cung cấp cho các vựa mua sỉ đóng hàng cho doanh nghiệp.
- Về thơng tin: hầu hết các thành phần trong chuỗi cung ứng sầu riêng huyện Cai Lậy đều thụ động trong việc tìm kiếm thơng tin thị trường. Doanh nghiệp lấy thông tin giá cả từ khách hàng kết hợp với kinh nghiệm phán đoán giá của bản thân qua các năm, lấy thông tin sản lượng từ người mua sỉ để chốt hợp đồng. Từ đó doanh nghiệp áp giá mua bán xuống người mua sỉ, người mua sỉ áp giá mua bán xuống người thu mua và