8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.4. PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM SẦU RIÊNG CỦA HUYỆN
2.4.2.6. Người tiêu dùng sầu riêng
Theo kết quả khảo sát 30 người tiêu dùng ở Cai Lậy và Thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy:
Người tiêu dùng có thu nhập cao thường có tần suất tiêu thụ sầu riêng thường xuyên hơn người có thu nhập thấp vì sầu riêng là loại trái cây có giá tương đối cao, bên cạnh đó người có thu nhập cao thường lựa chọn mua sầu riêng giống mới hạt lép và chất lượng cao chiếm 80% người tiêu dùng được phỏng vấn. (Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả).
Hình 2.13 Giống sầu riêng ngƣời tiêu dùng thƣờng lựa chọn mua
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)
20%
80%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%
Giống thường (khổ qua) Cơm vàng hạt lép ( Ri 6, Mong Thong)
Theo kết quả điều tra, lý do chính lựa chọn mua sầu riêng của người tiêu dùng là vì sầu riêng ăn ngon chiếm 83.33%, số còn lại cho rằng sầu riêng ăn tốt cho sức khỏe chiếm 16.67%. Người tiêu dùng thường đánh giá chất lượng sầu riêng trước khi quyết định mua bằng cách quan sátcảm quan bên ngoài của trái sầu riêng, các yếu tố quan trọng khi đánh giá theo thứ tự là: mùi thơm tự nhiên, hình dáng trịn đều cân đối, màu sắc tươi mới, độ chín vừa phải, trọng lượng quả vừa phải, nhãn mác xuất xứ rõ ràng… (Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả).
Hình 2.14 Tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng sầu riêng của ngƣời tiêu dùng
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)
Theo kết quả điều tra có 53.3% người tiêu dùng thường mua sầu riêng ở các quầy bán lẻ ở chợ, khu dân cư hoặc ven đường vì rất tiện lợi trong việc vận chuyển, ít mất thời gian so với mua ở siêu thị, sản phẩm ở siêu thị khơng phải ln ln tươi vì thời gian bảo quản ở siêu thị quá lâu, sản phẩm ở chợ ln tươi vì được tiêu thụ hàng ngày và ở chợ thì có thể trả giá, tự do lựa chọn vì hàng khơng đóng gói. Cịn những người có thu nhập cao nói rằng họ mua ở chợ và cả ở siêu thị chiếm 46.7%, họ cho rằng mua ở siêu thị giá có đắt hơn nhưng không bị lầm giá, đảm bảo chất lượng và an toàn hơn. (Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả).
2.4.3. Tính hiệu quả của chuỗi cung ứng sầu riêng huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang