Thu nhập phí dịchvụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng nguồn thu phi tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 51)

Đơn vị tính: triệu đồng Dịch vụ 2012 2013 2014 2015 Thu nhập Thu nhập Tăng

trưởng Thu nhập trưởng Tăng Thu nhập trưởng Tăng Dịch vụ ngân hàng điện tử 1,18 782,61 66223.13 % 1.496,70 91.24% 5.424,82 262.45 % Nguồn: Báo cáo bảng cân đối tài khoản SCB và xử lý của tác giả

Luôn quan tâm tới trải nghiệm của từng KH, nhanh nhạy triển khai các tiện ích mới nhất theo hướng cá nhân hóa cho người sử dụng, SCB ln chú trọng đổi mới và phát triển nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của KH bên cạnh các sản phẩm truyền thống. Trong năm 2014, SCB là một trong 13 ngân hàng được KH bình chọn là ngân hàng điện tử yêu thích nhất do báo Vnexpress tổ chức.

Dịch vụ internet banking của SCB luôn được chú trọng đổi mới cũng như nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp tới KH. Trong năm 2015, SCB đã nâng cấp, bổ sung thêm một số tính năng mới, cải tiến giao diện giao dịch iternet banking theo hướng hiện đại hơn nhằm đa dạng hóa các kênh thanh tốn để phục vụ của KH ngày một tốt hơn.

SCB đã thực hiện kết nối dữ liệu thành công với nhiều đối tác ở các lĩnh vực khác nhau như công ty điện lực EVN; các công ty cấp thoát nước; các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như Viettel, Mobifone, Vinaphone, VNPT, FPT, SPT; và một số dịch vụ khác như hàng không, truyền h.nh cáp, thanh tốn trả góp, ... Do đó, KH có thể thanh tốn hóa đơn một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác tại SCB với dịch vụ này.

KH có thể nạp tiền điện thoại di động trả trước và trả sau cho tất cả các mạng di động tại Việt Nam một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm. Thêm vào đó, với chứng chỉ xác thực của Verisign trong việc mã hóa đường truyền từ máy tính cá nhân của KH đến máy chủ SCB, cộng với phương thức xác thực qua SMS Banking hoặc Entrust Token, KH có thể yên tâm sử dụng các dịch vụ của SCB thông qua kênh eBanking mà không ngại rủi ro, không sợ bị đánh cắp hoặc sao chép thông tin. Dịch vụ SMS banking cung cấp các thông tin kịp thời để chủ thẻ của SCB có thể dễ dàng quản lý việc sử dụng thẻ cũng như được hỗ trợ thông tin về các sản phẩm, dịch vụ hay các chương trình chăm sóc KH của SCB một cách kịp thời, hiệu quả.

Kết quả bảng 4.8 đã cho thấy sự tăng trưởng liên tục từ năm 2012 đến năm 2015 với một tốc độ nhanh chóng. Từ 1,18 triệu đồng năm 2012 lên 5.424,82 triệu đồng năm 2015, gấp 4.596 lần so với năm 2012. Đây là dịch vụ tiềm năng trong quá trình phát triển dịch vụ phi tín dụng của SCB.

3.2.2.7. Dịch vụ ủy thác Bảng 3.10: Thu nhập phí dịch vụ ủy thác Đơn vị tính: triệu đồng Dịch vụ 2012 2013 2014 2015 Thu nhập Thu nhập Tăng trưởng Thu nhập Tăng trưởng Thu nhập Tăng trưởng Ủy thác 674.280,10 9.938,91 -98.53% 37.838,43 280.71% 34.807,48 -8.01%

Thu nhập dịch vụ ủy thác có nhiều sự biến động mạnh qua các năm từ 2012 – 2015, giảm mạnh đột ngột 98.53% từ năm 2012 qua năm 2013. Năm 2014 thu nhập dịch vụ ủy thác lại tăng mạnh so với năm 2013 lên đến 280.71%, nhưng đến năm 2015 thì lại giảm nhẹ 8.01%. Nghiệp vụ ủy thác tại SCB chủ yếu là nghiệp vụ mà ngân hàng thực hiện theo sự ủy thác của KH trong việc quản lý tài sản, chuyển giao tài sản thừa kế, bảo quản chứng khoán, vàng bạc, giấy tờ có giá... để hưởng hoa hồng. Doanh số nghiệp vụ ủy thác tại SCB chủ yếu phát sinh là từ nguồn thu phí nghiệp vụ ủy thác khai thác tài sản liên kết SCB với công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Sài Gòn (AMC – SCB). 3.2.2.8. Dịch vụ tư vấn Bảng 3.11: Thu nhập phí dịch vụ tư vấn Đơn vị tính: triệu đồng Dịch vụ 2012 2013 2014 2015 Thu nhập Thu nhập Tăng trưởng Thu nhập Tăng trưởng Thu nhập Tăng trưởng Tư vấn 185,30 15,76 -91.49% 69,60 341.57% 1.571,80 2158.30%

Nguồn: Báo cáo bảng cân đối tài khoản SCB và xử lý của tác giả

Cũng như đa số các dịch vụ phi tín dụng khác, thu nhập dịch vụ tư vấn giảm mạnh 91.49% từ năm 2012 qua 2013, sau đó tăng nhẹ năm 2013 lên 341.57% và tăng mạnh 2158.30% vào năm 2015 so với năm 2014. Do là ngân hàng đi đầu trong việc hợp nhất, sáp nhập ngân hàng trên cơ sở tự nguyện của ba ngân hàng TMCP Đệ Nhất, ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và ngân hàng TMCP Sài Gòn lấy tên chung là ngân hàng TMCP Sài Gịn trong lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà Nước nên SCB có kinh nghiệm hơn hẳn các ngân hàng thương mại trong nước khác trong lĩnh vực mua bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Điều này góp phần làm doanh số dịch vụ tư vấn tăng liên tục theo từng năm từ 2013 đến 2015 và tăng mạnh vào năm 2015.

Dịch vụ ngân hàng đại lý

Bảng 3.12: Thu nhập phí dịch vụ ngân hàng đại lý

Đơn vị tính: triệu đồng Dịch vụ 2012 2013 2014 2015 Thu nhập Thu nhập Tăng trưởng Thu nhập Tăng trưởng Thu nhập Tăng trưởng Đại lý kiều hối 907,55 1.057,48 16.52% 1.194,16 12.92% 1.532,82 28.36% Đại lý bảo hiểm - - - 1.022,93 0.00% 168.701,52 16391.97% Tổng cộng 907,55 1.057,48 16.52% 2.217,09 109.66% 170.234,34 7578.27% Nguồn: Báo cáo bảng cân đối tài khoản SCB và xử lý của tác giả

Dịch vụ ngân hàng đại lý, đặc biệt là dịch vụ đại lý bảo hiểm có sự tăng trưởng mạnh nhất trong các dịch vụ phi tín dụng khác tại SCB với 7578.27% trong năm 2015 so với năm 2014 tương đương 168.017 tỷ đồng. Đây là kết quả của sự hợp tác thành công giữa SCB với tập đoàn bảo hiểm Manulife của Canada tại Việt Nam. Điều này thể hiện hướng đi đúng đắn của SCB trong xu thế mới. Bên cạnh đó, thu nhập dịch vụ đại lý kiều hối với sự hợp tác của SCB và cơng ty Western Union có sự tăng trưởng liên tục nhưng với tốc độ khiêm tốn từ 16% – 28% qua từng năm trong giai đoạn 2012 đến năm 2015 thể hiện sự phát triển vững chắc. Nhìn chung dịch vụ đại lý là dịch vụ đem lại lợi ích cho cả ba bên: đối tác, đại lý và KH, đây sẽ là dịch vụ sẽ phát triển mạnh mang đến nguồn thu cao cho các ngân hàng trong xu thế kinh tế hội nhập hiện nay.

3.2.2.9. Dịch vụ phi tín dụng khác Bảng 3.13: Thu nhập phí dịch vụ phi tín dụng khác Đơn vị tính: triệu đồng Dịch vụ 2012 2013 2014 2015 Thu nhập Thu nhập Tăng trưởng Thu nhập Tăng trưởng Thu nhập Tăng trưởng Phi tín dụng khác 569,63 2.060,41 261.71% 1.255,88 -39.05% 594,95 -52.63%

Nguồn: Báo cáo bảng cân đối tài khoản SCB và xử lý của tác giả

Ngồi các nguồn thu nhập từ phí các dịch vụ kể trên, SCB cịn có các nguồn thu nhập từ các dịch vụ phi tín dụng khác như: sao lục chứng từ; giao dịch qua fax; fax hộ chứng từ; trung gian thanh toán tiền chuyển nhượng bất động sản, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ quản lý quỹ, dịch vụ quản lý danh mục đầu tư… Tuy nhiên nhìn vào bảng 4.13 ta thấy doanh số các dịch vụ phi tín dụng khác tăng mạnh từ năm 2012 qua năm 2013 và đang có xu hướng giảm từ năm 2014 đến 2015. Điều này thể hiện chính sách điều hành của ban lãnh đạo SCB là tập trung khai thác các thế mạnh dịch vụ sẵn có và dịch vụ mới có khả năng đem lại nguồn thu nhập cao cho ngân hàng.

3.3. Phân tich cơ cấu nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng

Bảng 3.14: Cơ cấu nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng tại SCB 2012 – 2015

Đơn vị tính: triệu đồng Dịch vụ 2012 2013 2014 2015 Thu nhập Tỷ trọng Thu nhập Tỷ trọng Thu nhập Tỷ trọng Thu nhập Tỷ trọng Tiền gửi 2.389 0,13% 3.066 0,38% 3.594 0,41% 42.839 1,65% Ngân quỹ 3.425 0,18% 1.830 0,23% 1.872 0,22% 20.240 0,78% Thanh toán 7.553 0,41% 11.117 1,39% 16.576 1,91% 294.976 11,35% Kinh doanh ngoại hối 1.163.825 62,65% 766.052 96,05 % 791.286 91,14 % 1.406.461 54,13% Thẻ 4.616 0,25% 1.651 0,21% 11.963 1,38% 239.792 9,23% Ngân hàng điện tử 1 0,00% 783 0,10% 1.497 0,17% 54.248 2,09% Ủy thác 674.280 36,30% 9.939 1,25% 37.838 4,36% 348.075 13,40% Tư vấn 185 0,01% 16 0,00% 70 0,01% 15.718 0,60% Ngân hàng đại lý 908 0,05% 1.057 0,13% 2.217 0,26% 170.234 6,55% Phi tín dụng khác 570 0,03% 2.060 0,26% 1.256 0,14% 5.949 0,23% Tổng cộng 1.857.752 100% 797.570 100% 868.168 100% 2.598.533 100% Nguồn: Báo cáo bảng cân đối tài khoản SCB và xử lý của tác giả

Năm 2015 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của đa số các dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng SCB. Trong đó tăng trưởng vượt bậc nhất là dịch vụ ngân hàng

đại lý, trở thành nguồn thu nhập chính, chiếm 41.21% trong tỷ trọng thu nhập các dịch vụ phi tín dụng tại SCB. Đây là kết quả thành công của việc hợp tác độc quyền phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đa dạng của Manulife Việt Nam qua hệ thống mạng lưới của SCB nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu bảo vệ an tồn tài chính của KH và gia đình trước những rủi ro trong cuộc sống. Sự kết hợp giữa bảo hiểm và ngân hàng cũng là xu hướng chính mà SCB cũng như các ngân hàng thương mại trong nước đang chú trọng phát triển.

Dịch vụ kinh doanh ngoại hối trong các năm 2012, 2013, 2014 doanh số luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập các dịch vụ phi tín dụng. Tuy nhiên đến năm 2015 mặc dù có sự tăng trưởng 615.18 tỷ so với năm 2014 nhưng chỉ xếp thứ hai sau dịch vụ đại lý, chiếm 34.05% trong tổng thu nhập phí dịch vụ phi tín dụng.

Doanh số dịch vụ ủy thác có sự sụt giảm mạnh từ năm 2012 qua năm 2013, rớt từ vị trí thứ 2 chiếm 36.17% tổng thu nhập phí dịch vụ phi tín dụng đến năm 2015 chiếm vị trí thứ ba 8.43%, tuy nhiên doanh số chỉ đạt 348,075 triệu đồng, thấp hơn 326,205 triệu đồng so với năm 2012 là 674,280 triệu đồng.

Nhìn vào cơ cấu nguồn thu này, có thể thấy hoạt động dịch vụ thanh tốn, thẻ và ngân hàng điện tử cũng có sự phát triển vượt bậc, dần dần trở thành thế mạnh trong hoạt động kinh doanh của SCB. Theo xu thế, khi ngoài kênh giao dịch trực tiếp tại quầy sẽ được bổ sung thêm kênh giao dịch hiện đại và tiện lợi hơn là thẻ và ngân hàng điện tử, thêm nhiều sự lựa chọn và phương tiện cho KH thì tỷ trọng phí thu từ dịch vụ này sẽ có sự tăng trưởng mạnh hơn. Đây cũng là xu thế mới mà các ngân hàng đang tiến tới và đẩy mạnh để hướng tới sự tăng trưởng lớn trong thu nhập.

3.4. Đánh giá thực trạng gia tăng nguồn thu phí từ dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Ngân hàng TMCP Sài Gòn

3.4.1. Thực trạng trong giai đoạn 2012 – 2015

Từ đầu năm 2012 đến nay, SCB đã có những bước chuyển mình tích cực, từng bước nâng cao năng lực tài chính từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Hiện tại, SCB đã trở thành một trong những ngân hàng có quy mơ lớn nhất

Việt Nam và là thương hiệu quen thuộc, tin cậy của KH tại các đô thị lớn trên cả nước, đặc biệt là ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phịng và Cần Thơ.

Cùng với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam, SCB cũng có những thay đổi quan trọng nhằm thích ứng với sự cạnh tranh gay gắt, sự mở cửa của thị trường tài chính và nhu cầu ngày càng cao của KH. Những năm gần đây, ngành ngân hàng đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của SCB về sản phẩm, chất lượng dịch vụ, công nghệ và nhân lực, luôn là một địa chỉ đáng tin cậy của mọi thành phần KH. Đây là cơ sở để SCB thực hiện mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng năng động hàng đầu Việt Nam, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước. Sự tăng trưởng vượt bậc của SCB là kết quả của chiến lược đánh mạnh vào nguồn thu nhập từ các dịch vụ phi tín dụng.

Tốc độ gia tăng nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng năm 2012 - 2015 Bảng 3.15. Tốc độ tăng trưởng thu nhập phí từ dịch vụ phi tín dụng 2012-2015

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

Thu nhập hoạt động phi tín dụng 1.857.752 797.570 868.168 2.598.533 Tăng/giảm qua từng năm - -1.060.182 70.598 1.730.365 Tốc độ tăng trưởng qua từng năm - -57,07% 8,85% 199,31%

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014, 2015 của SCB

Nhìn số liệu thu nhập phí từ dịch vụ phi tín dụng của SCB năm 2012-2015, có thể thấy thu nhập phí có sự sụt giảm mạnh trong năm 2013, giảm 57.07% tương đương 1.060.182 triệu đồng so với năm 2012. Tuy nhiên, đến năm 2014, 2015 thu nhập này lại tăng liên tục và đặc biệt năm 2015 đạt 2.598.265 triệu đồng tương đương tăng 199,31% so với năm 2014 và gấp 1,4 lần so với năm 2012.

Nếu xét trên tổng thể, có thể thấy ở tất cả các dịch vụ phi tín dụng khác như dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử,… đều có sự gia tăng đáng kể trong thu nhập phí phi tín dụng. Vì vậy có thể thấy nhìn chung , hoạt động phi tín dụng có sự tăng trưởng qua từng năm.

Cơ cấu thu nhập hoạt động của SCB

Bảng 3.16 : Cơ cấu Thu nhập của SCB 2012 - 2015

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

Thu nhập hoạt động tín

dụng 17.317.298 16.846.452 18.762.895 21.783.454 Thu nhập hoạt động phi tín

dụng

1.857.752 797.570 868.168 2.598.533

Tổng thu nhập 19.175.050 17.644.022 19.631.063 24.381.987 Tỷ lệ thu nhập hoạt động

phi tín dụng/Tổng thu nhập 9.69% 4.52% 4.42% 10.66% Nguồn: Báo cáo tài chính 2012 -2015 của SCB

Nhìn vào bảng 3.16 ta thấy, thu nhập hoạt động phi tín dụng cùng với thu nhập hoạt động tín dụng của SCB ngày càng có xu hướng gia tăng từ năm 2013 – 2015. Trong đó thu nhập hoạt động phi tín dụng năm 2015 gấp gần ba lần năm 2014, điều này chứng tỏ sự gia tăng vượt bậc thu nhập dịch vụ phi tín dụng tại SCB trong giai đoạn 2012 – 2015.

Tuy nhiên hiện nay, ở các ngân hàng hiện đại hoặc có xu hướng hiện đại trên thế giới, tỉ lệ thu nhập từ hoạt động thu phí phi tín dụng là khoảng 50%. Trong khi đó, nhìn vào bảng số 3.16 ta thấy tỉ lệ này tại SCB còn khá thấp, chưa vượt qua mức 11% trong giai đoạn 2012 -2015.

Tỷ trọng thu nhập ròng từ dịch vụ phi tín dụng trên tổng lợi nhuận hoạt động của ngân hàng

Cùng với sự phát triển của dịch vụ tín dụng, tỷ lệ lợi nhuận thu nhập phi tín dụng có chiều hướng gia tăng trong các năm từ 2012 – 2014; tuy nhiên đến năm 2015 thì lại có xu hướng giảm được thể hiện thông qua các số liệu sau đây.

Bảng 3.17: Tỷ trọng thu nhập rịng từ dịch vụ phi tín dụng trên thu nhập hoạt động của SCB 2012 - 2015

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

Lãi thuần từ dịch vụ Tín dụng 3.195.951 1.982.391 2.045.096 4.509.467 Lãi thuần từ dịch vụ phi tín dụng -1.154.312 437.653 728.663 500.200 Lãi thuần từ hoạt động khác 1.269.222 135.168 373.716 -1.336 Tổng thu nhập hoạt động 3.310.861 2.555.212 3.147.475 5.008.331

Tỷ trọng lãi thuần từ dịch vụ phi tín dụng/Tổng thu nhập hoạt động

-34.86% 17.13% 23.15% 9.99%

Nguồn: Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên SCB 2012- 2015

Sự sụt giảm trong năm 2015 là do SCB đang tập trung chú trọng đầu tư, nâng cấp, cải thiện mảng cơng nghệ thơng tin nhằm nâng tính tiện ích và bảo mật, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ cho mảng phi tín dụng; do đó dự kiến trong các năm tiếp theo sẽ gặt hái được kết quả khả quan như dịnh hướng chinh phục mục tiêu mà SCB đã đề ra.

Thu nhập ngồi lãi cận biên (NNIM)

Bảng 3.18: Tính tốn thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) giai đoạn 2012 - 2015

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng nguồn thu phi tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 51)