Chiến lược Chiêu thị (Promotion strategy)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty đay sài gòn (sajuco) , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING

1.3 Nội dung hoạt động Marketing

1.3.4.4 Chiến lược Chiêu thị (Promotion strategy)

Chiêu thị là những hoạt động nhằm làm thay đổi lượng cầu bằng những tác

động trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý hoặc thị hiếu của khách hàng.

Những hoạt động của doanh nghiệp thường sử dụng để làm thay đổi thị hiếu người tiêu dùng như (Trần Minh Đạo, 2011 [5]):

- Quảng cáo: là các hình thức giới thiệu về thơng tin sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng… Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động đến hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng, khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp theo cách thuyết phục về sản phẩm, dịch vụ cần bán.

- Khuyến mại (xúc tiến bán): là một loạt các biện pháp để kích thích nhu cầu của thị trường trong ngắn hạn.

- Tuyên truyền, quan hệ với công chúng: là việc tạo ra các kích thích gián tiếp, làm tăng uy tín của sản phẩm hay bằng cách đưa ra những thông tin về sản phẩm hay về doanh nghiệp theo hướng tích cực làm cho nhiều người biết đến và chú ý.

- Bán hàng trực tiếp: là quá trình giao tiếp trực tiếp giữa người bán và khách hàng; thông tin trong bán hàng cá nhân khác với ba hình thức trên, thơng tin trong bán hàng cá nhân là thông tin hai chiều.

- Marketing trực tiếp: là việc sử dụng điện thoại, thư điện tử và những công cụ tiếp xúc khác (không phải là người) để giao tiếp và dẫn dụ một đáp ứng từ những khách hàng riêng biệt hoặc tiềm năng.

Mục đích của chiến lược khuyếch trương chiêu thị là tạo ra những nhận thức tốt hơn về hình ảnh doanh nghiệp dưới cái nhìn của khách hàng, giúp doanh nghiệp

tạo ra những mối quan hệ rộng lớn để từng bước mở rộng thị trường, tăng hiệu quả trong kinh doanh, như :

- Làm tăng nhanh số lượng người biết đến doanh nghiệp trong thời gian ngắn.

- Làm cho hoạt động doanh nghiệp mau chóng đi vào hoạt động ổn định tăng trưởng bền vững.

- Làm tăng số lượng sản phẩm được tiêu thụ.

- Tạo hình ảnh, biểu tượng đẹp của doanh nghiệp với toàn thể khách hàng. - Gây ấn tượng, khó quên đối với khách hàng.

- Chất lượng và ấn tượng về sản phẩm của doanh nghiệp.

Như vậy, thông qua khuyếch trương chiêu thị các doanh nghiệp nhanh chóng thâm nhập và mở rộng thị trường, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí mang lại lợi ích tối đa cho bản thân doanh nghiệp.

Tóm tắt chương 1

Chương 1 đề cập đến những vấn đề chung nhất về Marketing, gồm các khái niệm Marketing, vai trò và chức năng của Marketing đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chương này trình bày các nội dung hoạt động nghiên cứu thị trường như phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu cũng như định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu; xây dựng hệ thống thông tin Marketing (MIS), và cấu trúc tổ chức Marketing. Ngoài ra, cũng đề cập đến bốn công cụ chính, quan trọng của Marketing mix là chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược chiêu thị.

Những vấn đề được nêu ra ở chương 1 sẽ là cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng hoạt động Marketing, chiến lược Marketing mix tại SAJUCO ở chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI SAJUCO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty đay sài gòn (sajuco) , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)