1.5.1. Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản
- Phát triển sản phẩm ngân hàng trực tuyến: Nhật Bản là một quốc gia có nền tảng công nghệ phát triển hàng đầu thế giới, sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông cho phép dân cư ở quốc gia này sử dụng các thiết bị liên lạc thông minh một cách phổ biến, hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cao và truy cập internet hết sức dễ dàng. Năm 2008, Jinbun Bank được thành lập từ liên doanh của Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ và công ty viễn thông KDDI, cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng chỉ trên điện thoại di động và có thể nói đây là ngân hàng hoạt động hoàn toàn trực tuyến. Hiệu quả đem lại từ hoạt động của Jinbun Bank là rất lớn: nhiều tiện ích cho khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên giao dịch, nhanh chóng thu hút được một lượng lớn khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Từ đó tạo cơ sở cho hoạt động huy động tiền gửi nói riêng và hoạt động kinh doanh chung của Jinbun bank đạt được hiệu quả tốt.
Từ kinh nghiệm thực tế này có thể thấy rằng đồng hành với sự phát triển của công nghệ thông tin, các ngân hàng cần phải phát triển sản sản phẩm, dịch vụ của mình có hàm lượng cơng nghệ cao để hoạt động hiệu quả và đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.
- Phát triển hoạt động bán lẻ để gia tăng tài khoản khách hàng, góp phần nâng cao khả năng huy động tiền gửi: Tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) của Nhật Bản là một tập đồn có lịch sử phát triển lâu đời và có vị trí hàng đầu trên thế giới hiện nay, do đó kinh nghiệm kinh doanh và các giải pháp phát triển hoạt động của SMBC rất có giá trị để các ngân hàng khác tham khảo và học hỏi. Theo SMBC thì mọi khách hàng trên thị trường đều là khách hàng tiềm năng trong khi đó rất nhiều người trong số họ lại chưa sử dụng tài khoản ngân hàng, phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng bán lẻ sẽ giúp gia tăng số lượng khách hàng, gia tăng số lượng tài khoản và từ đó góp phần gia tăng nguồn huy động tiền gửi. Kinh nghiệm của SMBC cũng cho thấy ngân hàng cần khơng ngừng tìm kiếm và khai thác thị trường tiềm năng để mở rộng thị phần hoạt động cả trong và ngồi nước.
- Phát triển mơ hình chuyển mạch tập trung: Mạng lưới các máy rút tiền tự động và hệ thống máy giao dịch tự động đã hình thành tại Nhật Bản từ những năm 90 của thế kỷ 20, tuy nhiên ban đầu các hệ thồng này chỉ đơn thuần phục vụ cho các khách hàng của từng ngân hàng riêng lẻ. Nhưng việc vận hành các hệ thống riêng lẻ của từng ngân hàng lại dẫn đến những hạn chế trong việc sử dụng dịch vụ cho chính các khách hàng của ngân hàng vì các hạn chế về mạng lưới giao dịch, số lượng máy rút tiền… Nhận ra tầm quan trọng của hệ thống thanh toán tự động đối với hoạt động huy động vốn, đồng thời để cắt giảm chi phí và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng các ngân hàng Nhật Bản đã thỏa thuận thiết lập hệ thống chuyển mạch tập trung thế hệ mới có thể liên kết hoạt động thanh toán và giao dịch thẻ tự động giữa tất cả các thành viên tham gia, tạo điều kiện thuận lợi trong thanh toán liên ngân hàng cũng như rất nhiều tiện ích cho khách hàng. Kết quả cho thấy các ngân hàng Nhật Bản đã rất thành cơng
với mơ hình chuyển mạch tập trung, số lượng tài khoản của khách hàng gia tăng, hoạt động thanh tốn thuận lợi góp phần gia tăng nguồn vốn tiền gửi của khách hàng.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Australia (ANZ Bank)
Trong giai đoạn những năm 2001-2004 và từ năm 2008 trở lại đây nền kinh tế giới có những diễn biến bất lợi: suy giảm kinh tế, khủng hoảng nợ công… ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành ngân hàng trên thế giới. Trong giai đoạn này, lãi suất có những biến động rất khó lường, khi Cục dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất để ngăn chặn suy thoái kinh tế, buộc các ngân hàng phải điều chỉnh giảm lãi suất huy động ngoại tệ. Trong bối cảnh tỷ giá giữa đô la Úc và đô la Mỹ khá ổn định, ANZ nhận định nguồn vốn huy động sẽ sụt giảm do sự sụt giảm lãi suất. Để đối phó với tình huống này ANZ đã ngay lập tức để ra các chiến lược hành động cụ thể: xây dựng kế hoạch huy động vốn trong ngắn hạn và dài hạn, nghiên cứu đưa ra sản phẩm huy động mới, bổ sung các tiện ích cho người gửi tiền, tận dụng ưu thế quy mơ tồn cầu để thu hút tiền gửi ở các thị trường đang phát triển mạnh và ít chịu tác động của suy thoái… Những nỗ lực của ANZ đã mang lại lại cho họ vị thế của một ngân hàng có sức cạnh tranh mạnh mẽ và hoạt động bền vững.
Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đang đứng trước những khó khăn và thách thức rất lớn, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải nhanh chóng thích nghi, đồng thời cũng cần thay đổi linh hoạt với thị trường để chiếm được vị trí trên thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 chủ yếu giới thiệu sơ lược lại về khung lý thuyết về ngân hàng thương mại và các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại, trong đó trọng tâm đi vào hoạt động huy động tiền gửi tại các ngân hàng thương mại thông qua các khái niệm, đặc điểm, các loại hình tiền gửi và vai trị của nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại. Đồng thời tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả huy động tiền gửi, các chỉ tiêu đánh giá mở rộng hoạt động huy động vốn tiền gửi và kinh nghiệm huy động vốn tiền gửi của các ngân hàng nước ngoài để làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong những chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM