3.1.1. Xu hướng phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và tự do hóa ngày càng gia tăng, những bất ổn khó lường của thị trường toàn cầu ngày càng mạnh mẽ hơn và tiến bộ cơng nghệ đang có những tác động mạnh đến sự phát triển hệ thống tài chính trong nước và tồn cầu, đồng thời khi chấp nhận hội nhập chúng ta phải chấp luật chơi chung của thế giới, đối mặt với áp lực cạnh tranh công bằng và tính phức tạp trong thị trường tài chính, tiền tệ. Thách thức của hệ thống ngân hàng thương mại trong tình hình mới sẽ rất lớn do lợi thế cạnh tranh bị suy giảm vì phải thực thực theo lộ trình mở cửa, quy mơ nhỏ bé khi so sánh với các ngân hàng trong khu vực và thế giới, sự phát triển khơng đồng đều… Để phù hợp với tình hình này, cần sự năng động của hệ thống ngân hàng thương mại, bởi vì khả năng thu được những lợi ích trong mơi trường cạnh tranh mới phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và năng lực của mỗi ngân hàng thương mại trong việc nhanh chóng thích nghi với mơi trường mới và nắm bắt kịp thời những cơ hội mới. Có thể nói rằng việc ngân hàng thương mại cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả hay khơng sẽ là chìa khóa quyết định sự thành cơng hay thất bại của nó.
Kinh tế Việt Nam đến 2020 đang liên tục phát triển và hướng tới một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, theo đó là sự gia tăng số lượng doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư, sản xuất kinh doanh tạo điều kiện nâng cao thu nhập dân cư… môi trường kinh tế - xã hội chuyển biến nhanh chóng đã tạo ra những nhu cầu mới của các đối tượng khách hàng, điều này đòi hỏi hệ thống ngân hàng thương mại phải có những sản phẩm, dịch vụ mới sát với nhu cầu của khách hàng hơn.
hàng thương mại đã có những bài học quý giá trong việc phát triển sản phẩm có chiều sâu sẽ mang lại hiệu quả và sự ổn định. Hơn nữa, khủng hoảng tài chính tồn cầu, đặt ra vấn đề phải tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của từng quốc gia cũng như toàn cầu, theo một xu hướng tăng cường khả năng giám sát và cảnh báo sớm nhằm ngăn ngừa những bất ổn có thể xẩy ra. Bên cạnh đó việc tái cấu trúc theo hướng hợp nhất các ngân hàng thương mại nhỏ thành ngân hàng thương mại có quy mơ lớn hơn, mạng lưới rộng hơn sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh và có đủ thế và lực hướng tới phát triển thành các ngân hàng thương mại có mạng lưới và quy mô tầm khu vực chứ không chỉ dừng lại ở mức độ quốc gia.
3.1.2. Định hướng để phát triển huy động tiền gửi
Khơng nằm ngồi xu hướng phát triển chung, để phát triển nguồn vốn từ hoạt động huy động tiền gửi các ngân hàng thương mại cũng sẽ tập trung vào các hướng sau:
Sản phẩm, dịch vụ nhằm huy động tiền gửi sẽ phát triển liên tục và rất đa dạng, tuy nhiên những sản phẩm này sẽ có sự linh hoạt thay đổi khi diễn biến thị trường có sự thay đổi nhằm phục vụ sát với nhu cầu của các đối tượng khách hàng;
Phát triển theo chiều sâu vào các phân khúc riêng, có thế mạnh để chiếm lĩnh và nâng cao sức cạnh tranh;
Tăng cường mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động trên khắp cả nước để nâng cao sức cạnh tranh: Khu vực nông thôn, đặc biệt là tại các tính có tốc độ phát triển nhanh sẽ là ưu tiên phát triển mạng lưới của các ngân hàng thương mại, điều này sẽ được thực hiện thông qua việc các ngân hàng thương mại có thể tự cấu trúc để phát triển hoặc tiến hành thâu tóm, hợp nhất nhằm gia tăng quy mơ một cách nhanh chóng.
Đẩy mạnh công tác huy động nguồn tiền gửi trung, dài hạn nhằm tạo ra nguồn vốn có tính ổn định cao.
Cạnh tranh bằng uy tín và năng lực công nghệ: Chắc chắn yếu tố uy tín sẽ được các ngân hàng thương mại chú trọng xây dựng thông qua các hoạt động truyền thông, quảng bá nhằm tạo ra thương hiệu mạnh trên thị trường, đồng thời chất lượng phục vụ sẽ được quan tâm bằng việc tăng cường đầu tư vào công nghệ hiện đại.
Xây dựng hệ thống quản trị nguồn vốn từ huy động tiền gửi nhằm quản lý tiền gửi để kinh doanh có hiệu quả cao, chủ động trong kinh doanh và hạn chế rủi ro căng thẳng thanh khoản.
3.2. Giải pháp tác động các yếu tố tích cực để tăng cường huy động tiền gửi của NHTM Việt Nam
3.2.1. Phát triển mạng lưới
Tuy chỉ mới phát triển trong giai đoạn ngắn ngủi vừa qua nhưng hiện nay các Ngân hàng thương mại đều đã có mặt tại các tỉnh, thành phố lớn đóng vai trị là trung tâm kinh tế trọng điểm, có thể nói rằng khách hàng ở các thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cứ ra đường là đã gặp ngân hàng. Tuy nhiên áp lực cạnh tranh tại các thành phố này cũng rất lớn vì gần như nhu cầu của người gửi tiền đã gần chạm mức bão hịa. Trong khi đó, khu vực các tỉnh thành nông thôn đang phát triển với tốc độ nhanh thì các dịch vụ ngân hàng vẫn chưa có sự phát triển tương xứng với tiềm năng.
Hoạt động kinh doanh của các công ty và đời sống nhân dân tại các khu vực đô thị mới phát triển, khu vực nông thơn mới đã nâng cao rất nhiều nhờ vào chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước, đồng thời tư duy của người dân cũng thay đổi do trình độ dân trí tăng cao và thơng tin từ các phương tiện truyền thông đang phát triển bùng nổ. Ngày nay người có dư thừa tiền sẽ không chỉ cất trữ vàng, tiền mặt như trước đây mà thay vào đó họ sẽ tìm kiếm cách thức tiết kiệm có lợi và an tồn hơn như sử dụng tiền gửi có hưởng lãi tại các ngân hàng thương mại. Nhu cầu sử dụng đang ngày một tăng cao nhưng hạn chế về mạng lưới sẽ là rào cản cho khả năng huy động tiền gửi của các ngân hàng thương mại, ngược lại nếu có mạng lưới phủ sóng rộng khắp sẽ tạo thuận lợi cho
việc thu hút tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế, do đó mỗi ngân hàng thương mại cần phải có được chiến lược phát triển mạng lưới nếu muốn gia tăng khả năng huy động của mình. Muốn chiếm lĩnh thị phần, đón đầu được các dịng tiền gửi tiềm năng tại các khu vực tỉnh, thành đang có sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng thì các ngân hàng thương mại cần nỗ lực trong việc mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch.
Tuy nhiên, việc mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch hiện nay cũng gặp khó khăn vì tốn kém chi phí và phải đảm bảo các yêu cầu của ngân hàng nhà nước trong hiệu quả hoạt động mới được cấp phép. Do đó, mỗi ngân hàng thương mại cần có hướng nghiên cứu, khảo sát để phát triển mạng lưới phù hợp mang lại lợi ích cao và tận dụng được thế mạnh riêng có. Trong các phương án nhằm tăng trưởng quy mô, năng lực vốn và mạng lưới thì các ngân hàng thương mại cũng cần xem xét phương án thu mua, sáp nhập, hợp nhất theo định hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ thơng qua. Bằng con đường này, từ một vài hay nhiều ngân hàng nhỏ có thể hình thành nên một ngân hàng lớn, có đủ năng lực về vốn và quy mô để gia tăng sức cạnh tranh.