8. Kết c ấu c ủa luận án
1.5. Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch KĐTMR quận Hà Đông
1.6. Các công trình nghiên c ứu khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài 1.7. Những vấn đề c ần phải nghiên c ứu
Chương 2: Cơ sở khoa học về QLXD theo quy hoạch KĐTMR quận Hà Đông.
2.1. Một số xu hướng quản lý xây dựng và phát triển đô thị 2.2. Cơ sở pháp lý quản lý xây dựng theo quy hoạch
2.3. Cơ sở thí điểm các chương trình ưu đãi KĐTMR quận Hà Đông 2.4. Bài học kinh nghiệm quản lý xây dựng theo quy hoạch
Chương 3: Giải pháp QLXD theo quy hoạch KĐ TMR quận Hà Đông.
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc
3.2. Giải pháp về đồng bộ thể chế trong quản lý xây dựng theo quy hoạch3.3. Nội dung QLXD theo quy hoạch khu đô thị mở rộng quận Hà Đông. 3.3. Nội dung QLXD theo quy hoạch khu đô thị mở rộng quận Hà Đông. 3.4. Áp dụng quản lý xây dựng theo quy hoạch KĐTMR phường La Khê. 3.5. Bàn luận về các kết quả nghiên c ứu
PHẦ N 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ KHU ĐÔ THỊ MỞ RỘNG QUẬ N HÀ ĐÔNG
1.1. Tổng quan về quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch tại một số thành phố trên thế giới và Việ t Nam.
Quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch là hệ thống phản ánh hệ thống thể chế chính trị xã hội c ủa mỗi quốc gia. Tại mỗi thời kỳ khác nhau các chính sách về quản lý đều có khả năng thay đổi do các tác động c ủa biến động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội mỗi quốc gia. Do vậy không có bất c ứ một nguyên mẫu nào là hoản hảo một cách tuyệt đối, tuy nhiên với sự phát triển tri thức và các nhận thức mang tính toàn c ầu. Sự mở rộng và hội nhập c ủa các quốc gia trong nhiều lĩnh vực, trong đó có quản lý phát triển đô thị và quản lý xây dựng theo quy hoạch là một quá trình tất yếu nhưng c ũng đòi hỏi gìn giữ những đặc trưng văn hóa c ủa mỗi đô thị..
1.1.1. Thủ đô London, nước Anh
Hệ thống quy hoạch ở Anh được đ iều tiết và xây dựng trên c ơ s ở Luậ t Quy hoạch đô thị và nông thôn 1947, trong đó quốc hữu hóa quyền phát triển đất đai ở Anh.
Hệ thống quy hoạch từ c ấp Chính phủ, Bộ chính quyền địa phương, Chính quyền c ấp vùng và hạt đến c ấp địa phương, chính quyền đô thị. Hệ thống quy hoạch mang tính tổng hợp và chủ yếu là xây dựng chính sách gắn với nguồn lực đầu tư và được hướng dẫn, minh họa đơn giản, phục vụ tốt cho công tác quản lý đầu tư xây dựng. Quản lý phát triển đô thị tại London dựa trên xác lập mật độ từ 30-60 nhà/ha. Quy hoạch đô thị được lập ra v ới sự tham gia toàn diện c ủa c ộng đồng từ khâu lập quy hoạch đến thực thi quy ho ạch do vậy có tính khả thi cao. Công c ụ quản lý xây dựng dựa vào giấy phép quy hoạch, giấy phép xây dựng và hệ thống bản đồ địa chính.
Nội dung quản lý xây dựng theo quy hoạch đi sâu vào các vấn đề bảo đảm môi trường s ống, chất lượng sống, bảo vệ c ảnh quan tự nhiên, nâng cao các yếu tố văn hóa và các hoạt động công c ộng, hoạt động xã hội. Do vậy sự khuyến khích tham gia c ủa c ộng đồng trong công tác quản lý xây dựng là rất cao, đặc biệt là các tổ chức xã hội. Mặt khác hệ thống pháp lu ật hoàn thiện, hệ thống pháp lu ật minh bạch hoạt động hiệu quả, nhà đầu tư và c ộng đồng tôn trọng và thực hiện theo pháp lu ật c ũng tạo nên các đặc trưng c ơ bản trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch tại London.
1.1.2. Thành p h ố Thượng Hải, Trung Quốc
Trung Quốc có hệ thống chính trị, văn hóa xã hội khá tương đồng với Việ t Nam trong đó coi trọng phát triển h ệ thống đô th ị lớn và c ực lớn làm động lực cho phát triển kinh tế quốc gia. Định hướng phát triển mở rộng đô thị lan tỏa,hình thành các ranh giới nộ i thành ngoại thành rõ rệt với các định hướng và c ơ chế quản lý khác nhau. Trong đó, các điểm dân cư nông thôn được quy hoạch và tổ chức lại gắn với các động lực phát triển đô thị và quá trình mở rộng đô thị.
Quy hoạch ở Trung Quốc do chính quyền đô th ị trực tiếp lập quy hoạch, với các định hướng phát triển. Hộ i đồng nhân dân và chính quyền địa phương thực hiện quản lý phát triển đô thị trên địa bàn. Giai đoạn sau năm 2000, h ệ thống quy hoạch đã có sự chuyển đổi gắn với s ự dung hòa với các tổ chức cá nhân, tổ chức nước ngoài... Mặc dù vậy, các nội dung về giám sát c ộng đồng bị hạn chế, nhà đầu tư, c ộng đồng còn chưa có ý thức tuân thủ pháp luật. Sự tham gia c ộng đồng và các bên liên quan trong quản lý phát triển đô thị còn hạn chế và mang tính hình thức.
Cơ s ở pháp lý chính c ủa công tác lập quy hoạch là Luật Quy hoạch Đô thị và nông thôn 2008, sử dụng song song các c ơ sở luật pháp và các mệnh lệnh hành chính trong QLXD theo quy hoạch. Hệ thống văn bản pháp luật được hoàn thiện cùng bộ máy thực thi pháp luật rất nghiêm khắc, tập trung vốn, triển khai
nhanh và dứt điểm cho từng dự án, các công trình xây dựng, giao thông đô thị được c ải tạo, mở rộng theo đúng kế hoạch, quy hoạch được duyệt.
Thành phố Thượng Hả i được chính quyền trung ương Trung Quốc cho phép thực hiện nhiều quyền hạn trong phát triển kinh tế và quản lý đô thị. Chính quyền có thể quyết định các dự án phát triển lớn, bán, cho thuê đất, nội dung quản lý phát triển tập trung, ưu tiên đầu tư phát triển c ải tạo khu vực nội thành.
1.1.3. Thủ đô Bangkok, Thái Lan
Thủ đô Bangkok là khu hành chính đặc biệt, một trong 6 đơn vị tạo nên vùng thủ đô Bangkok (Bangkok Metropolitan Region-BMR). Chính quyền vùng đô thị Bangkok gồm Thống đốc và Hộ i đồng vùng, đóng vai trò xây dựng và giám sát thực hiện chính sách quản lý vùng Bangkok như giao thông, quy hoạch đô thị, nhà ở, an minh, môi trường...
Trên c ơ sở Luật Quy hoạch năm 1975, Bangkok đã xây dựng Bộ quy hoạch tổng thể phát triển vùng thủ đô. Đây là bộ chính sách với 50 bộ c ơ s ở dữ liệu trực tuyến c ủa các quận được c ập nhật 2 lần 1 năm gồm các dữ liệu s ử dụng đất đai, môi trường, chính sách và được luu trữ thành ngân hàng dữ liệu dựa trên hệ thống GIS. Đây là c ơ sở dữ liệu cho phép chính quyền đưa ra các định hướng phát triển phù hợp.
Quy hoạch tổng thể Bangkok 2006 (Bangkok Comprehensive Plan) được lập từ quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch giao thông; Quy hoạch không gian mở và được điều chỉnh 5 n ăm một lần. Nội dung tham gia c ộng đồng trong quản lý phát triển đô thị còn hạn chế, bao gồm chủ yếu là doanh nghiệp, nhà nghiên c ứu và báo chí.
Sở quy hoạch thành phố trực thuộc chính quyền thành phố là c ơ quan chịu trách nhiệm chính về vấn đề quy hoạch trên địa bàn thành phố Bangkok. Một số vấn đề chính trong quản lý đô thị là khắc phục ảnh hưởng gia tăng gân s ố đô thị, ô nhiễm môi trường, giao thông đô th ị, rác thải, sự phát triển khu ổ chuột, tình
trạng sụt lún ở đô thị... BangKok thực hiện quản lý cấp GPXD theo các lĩnh vực do nhiều bộ ngành quản lý riêng.
Một s ố công c ụ quản lý phát triển đô th ị bao gồm: Chính sách miễn thu ế đất đai; C ơ chế thu hồ i quy ền s ử dụng đất trong các trường hợp phát triển giao thông hoặc các khu vực nguy hiểm; Quản lý s ử dụng đất dựa trên chức năng và mật độ dân c ư.
1.1.4. Thành p h ố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là một đô th ị có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất c ả nước, công tác QLXD theo quy hoạch dựa trên Luật Quy hoạch Đô thị và Luật Xây Dựng; QHC xây
dựng TPHCM đến năm 2025; Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị chung TPHCM; các đồ án QHPK, QHCT, TKĐT. Công cụ QLXD là Giới thiệu địa điểm, GPQH và GPXD.
Do nguồn lực đầu tư khó xác định nên trên thực tế, QLXD theo quy hoạch tại thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển không hoàn toàn tuân thủ theo định hướng QHC dự báo cụ thể là phát triển đô thị về phía Tây và Tây Bắc thay vì Nam và Đông Nam.
TPHCM c ũng tồn tại nhiều c ấu trúc làng xóm đô thị hóa với mật độ lớ n đan xen trong khu vực phát triển đô thị mới (Hình 1.1). Cùng với s ự gia tăng dân số, các khu vực đô thị mới được xây dựng ven đô là các khu vực xây dựng
Hình 1.1. Cấu trúc làng xóm đô thị hóa và sự t ương phản trong phát triển khu vự c mới và
không phép, thiếu quy ho ạch đang trong quá trình gia tăng MĐXD mà thiếu đi các công c ụ kiểm soát hiệu quả (Hình 1.2).
TPHCM đứng trước nhiều thách thức về QLXD theo quy hoạch, đặc biệ t là nộ i dung c ấp GPXD do thiếu các c ơ s ở c ấp phép như QHCT, TKĐT, quy chế quản lý kiến trúc c ảnh q u a n . Theo Sở Xây dựng thành phố trong năm 2014 với 52.370 lượt thanh tra có đến 69,85% sai phép và 23,52% sai phép. Mặc dù, các quy hoạch cho những khu vực quan trọng đều được tư vấn nước ngoài lập với nhiều lý thuyết và quan điểm mới trong quy hoạch và quản lý.
Tuy nhiên, trên thực tế có sự sai khác đáng kể trong áp dụng các chỉ tiêu s ử dụng đất theo quy hoạch do chưa có chỉ số kiểm soát thống nhất. Chỉ số kiểm soát chủ yếu là dân số theo quy hoạch mà không kiểm soát các chỉ tiêu về tổng diện tích sàn xây dựng một cách chặt chẽ. Đồng thời, các chỉ tiêu sử dụng đất c ũng thường được sử dụng tối đa theo QCVN01:2008 trong nội dung lập quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng.
Hình 1.2. Phát triển tự do tại vùng ven đô thị (2012) và mô hình phát triển khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng t ại Nam Sài Gòn (2009)- Nguồn [58]
1.2. Khái quát quy hoạch chung xây dựng thành phố Hà Nội
Quy hoạch đô thị là c ơ s ở pháp lý để QLXD theo quy hoạch. Trong đó, Hà Nộ i và Hà Đông là hai khu vực đặc thù với vị trí và vị thế riêng biệt trong từng giai đoạn phát triển trước và sau thời điểm sát nhập tháng 8 năm 2008.
1.2.1. Khái quát hệ thống pháp lý trong quy hoạch xây dựng
Hệ thống pháp lý trong quy hoạch xây dựng được hình thành c ơ bản sau khi Lu ật Xây Dựng 2003 được ban hành và trước đó được thực hiện theo các quy định chuyên ngành c ủa Bộ Xây Dựng. Tính từ thời đ iểm sau ĐỔI MỚI có thể chia thành 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn thứ nhất từ năm 1993-2003, nội dung đồ án quy hoạch được lập theo Quy ết định 322-BXD/ĐT ngày 28 tháng 12 năm 1993 c ủa Bộ trưởng Bộ Xây Dựng quy định về lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị áp dụng trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch và quản lý xây dựng đô th ị
trong cả nước. Các đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm “Sơ đồ quy hoạch
xây dựng vùng, đồ án quy hoạch chung cho toàn bộ lãnh thổ đô thị và đồ án quy hoạch chi tiết cho từng phần lãnh thổ của đô thị ”.
Giai đoạn thứ hai từ năm 2003-2009 sau khi Luật Xây Dựng 2003 có hiệu lực. Nội dung đồ án quy hoạch xây dựng được lập c ăn cứ Chương II
của Luật Xây Dựng gồm ba lo ại: a) Quy hoạch xây dựng vùng; b) Quy
hoạch xây dựng đô thị, bao gồm quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị; c) Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông
thôn. Trên c ơ s ở này, thành phố Hà Nội đã lần đầu tiên phủ kín đồ án
QHCT tỷ lệ 1/2.000 tại các Quận nộ i thành và các Huy ện ngoạ i thành. Đây được đánh giá là một thành công lớn làm c ơ s ở cho việc lập các quy hoạch chi tiết 1/500 và các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố.
Giai đoạn thứ ba từ năm 2003 đến nay, sau khi Luật Quy hoạch đô th ị được ban hành năm 2009, hệ thống các đồ án quy hoạch áp dụng đồng thời Luật Xây Dựng và Luật Quy hoạch đô th ị. Trong đó, các khu vực
ngoài chức năng đô thị được thực hiện theo Luật Xây Dựng (2014) gồm.
a) Quy hoạch xây dựng vùng; b) Quy hoạch đô thị; c)Quy hoạch xây dựng
khu chức năng đặc thù; d) Quy hoạch xây dựng nông thôn. Nội dung Quy
hoạch đô thị được phân tách riêng thực hiện theo Luật Quy hoạch đô thị
với các đồ án: Quy hoạch chung đô thị; Quy hoạch phân khu; Quy hoạch
chi tiết; Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.
Có thể thấy các c ơ sở pháp lý về quy hoạch đô th ị và qu ản lý quy hoạch sau gần 30 năm “ĐỔI MỚI” c ũng mới chỉ hình thành c ơ bản các hệ thống Luật trong hơn 10 năm trở lại đây. Đây là một thách thức lớn trong việc tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp lý phù hợp với thực tiễn và các nhu c ầu mới trong công tác lập thẩm định và quản lý đồ án quy hoạch.
1.2.2. Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội trước khi m ở rộng năm 2008
Trong giai đoạn từ 1954-2008, Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đã tiế n hành 8 lần lập và đ iều chỉnh quy hoạch. Nội dung điều chỉnh quy hoạch gắn với các yêu c ầu về phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và sự thay đổi lý luận và thực tế QLXD và phát triển đô th ị. Có thể chia làm 5 giai đoạn chính từ năm 1954-2008, c ụ thể là
Bảng 1.1. Biến động về dân số và địa giới hành chính Hà Nội
(nguồn: 60 năm Quy hoạch - Quản lý đô thị Hà Nội - TS. KTS. Đ ào Ngọc Nghiêm)
Năm Diệ n tích (km2) Dân số (người) Tốc độ tăng dân số (%) Dân số nội thành
Các l ần thay đổi ranh gi ói hành chính thành phố Hà Nội 1954 152 530.000 4,8 370.000 1961 586 913.000 41 463.000 M ở rộng lần 1 1974 586 1.378.000 3,4 736.000 1976 586 2.383.000 3,2 750.000 1975 2.136 2.462.000 1,7 770.000 M ở rộng lần 2 1978 2.136 2.810.000 1,8 894.000 1991 921 2.219.000 2,5 1.082.000 Điều chỉnh l ần 3 1999 918 2.711.000 6,0 1.446.000 2008 3.344 6.400.000 2.632.000 M ở rộng lần 4
a. Giai đoạn 1954-1959: Sau giải phóng Thủ Đô 1954, Hà Nội có diện tích 152,2km2 với dân s ố năm 1955 là 53 vạn người v ới 37 vạn nộ i thành [22]. Trong giai đoạn này, diện mạo Hà Nộ i mang dáng dấp c ủa đô thị châu Âu theo quy hoạch thời kỳ Pháp thuộc do Hebrard lập năm 1920 (Phụ lục 1.1a) với sự
chối bỏ mạnh mẽ cấu trúc Thành - Thị truyền thống, tạo nên ”sự đứt gãy gay
gắt trong lịch sử Hà N ội” (William Stewar Logan - Hà Nội tiểu sử một đô thị).
b. Giai đoạn 1960-1964: Tại kỳ họp Quốc Hộ i khóa II kỳ 2 (4/1961) Hà
Nội mở rộng với diện tích 584km2 và 91 vạn dân gồm 4 quận nội thành là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và 4 huyện ngoại thành là Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh. Năm 1961, các chuyên gia Liên Xô dự báo quy