Nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng mạng lưới đơn vị chấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 89 - 91)

3.2 Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại NHTM cổ phần Á Châu

3.2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng mạng lưới đơn vị chấp

nhận thẻ

- Tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, các tiện ích của máy ATM/POS và dịch vụ thẻ hiện có, bảo đảm an toàn, chính xác, hoạt động liên tục, thuận tiện cho người sử dụng, để ATM thực sự là “ngân hàng thu nhỏ” hoạt động phục vụ khách hàng 24/24h. Tổ chức tốt hệ thống và bộ máy tự kiểm tra, giám sát mạng lưới ATM để hoạt động thông suốt; kịp thời phát hiện và xử lý các trục trặc

kỹ thuật phát sinh, bố trí đội ngũ bảo trì, bảo dưỡng cho các máy ATM, tiếp quỹ tiền mặt đầy đủ cho các máy ATM.

- Chú trọng lắp đặt thêm máy ATM, phát triển thêm nhiều điểm chấp nhận thẻ (POS) trên cả nước, đặc biệt tại các khu vực chưa có dịch vụ thẻ ở các tỉnh, để đáp ứng nhu cầu mọi lúc mọi nơi của khách hàng. Phân bổ, điều chỉnh các vị trí ATM/POS hiện tại cho hợp lý hơn, tránh tập trung quá nhiều vào khu vực thành thị, trung tâm thành phố.

- Kết quả khảo sát cũng cho thấy, chủ thẻ dùng thẻ chủ yếu là rút tiền mặt. Ngồi thói quen sử dụng tiền mặt, nguyên nhân của việc người dân ít thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ cịn do các dịch vụ hỗ trợ thanh tốn chưa đồng bộ. Các siêu thị, nhà hàng, khách sạn lớn ở Việt nam, nhiều nơi có đặt máy POS nhưng chỉ giao dịch với thẻ tín dụng và khơng có nhu cầu gắn POS để cho chủ thẻ ATM thanh tốn. Do đó, ACB cần có sự đầu tư và liên doanh liên kết mạnh mẽ cho hệ thống POS trong liên minh thẻ. Thay vì việc mở rộng hệ thống ATM rất tốn kém (17-18 ngàn USD/máy ATM), ngân hàng có thể mở rộng hệ thớng POS chấp nhận thanh tốn bằng thẻ với chi phí đầu tư chỉ từ 200-500 USD/máy. Khi ngân hàng đảm bảo cho hệ thống máy POS vận hành tốt, người dân dễ dàng dùng thẻ quẹt vào máy POS để thanh tốn tại khắp mọi nơi thì việc thanh tốn giao dịch bằng thẻ trở nên vô cùng thuận tiện.

- Cần tích cực đầu tư mở rộng liên kết hệ thống mạng giữa các ngân hàng trong thanh tốn thẻ (cơng nghệ thơng tin, xây dựng hệ thớng thanh tốn trực tuyến liên ngân hàng) để khai thác tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư, đồng thời tăng cường dịch vụ phục vụ khách hàng sử dụng thẻ: việc này ngân hàng nào cũng biết, tuy nhiên lo ngại vì chi phí đầu tư khá lơn nhưng lợi ích mang lại trước mắt là rất thấp. Tuy nhiên, ngân hàng cần nhận ra rằng, sự liên kết giữa các ngân hàng giúp cho việc thanh toán của khách hàng được thuận lợi hơn. Khi xu hướng mua sắm ở các cửa hàng, trung tâm thương mại trở nên phổ biến, nhu cầu thanh toán bằng thẻ qua POS sẽ tăng nhanh thì chắc chắn người ta chỉ cần giữ một ít tiền lẻ trong túi mà

thơi. Có nghĩa là sớ lượng tiền lưu lại trong mỗi tài khoản sẽ tăng lên, điều này rất có lợi cho ngân hàng về nhiều mặt (như huy động vốn với giá thấp, bán chéo sản phẩm...), tiết kiệm chi phí giao dịch, giảm rủi ro sử dụng tiền mặt. Ngồi ra, hình thức này cịn mang lại lợi ích rất lớn nữa, đó là hạn chế tình trạng trớn thuế của các đơn vị, hộ kinh doanh khi họ khơng ḿn minh bạch tài chính khi nhận tiền thanh tốn bằng thẻ, vì như thế sẽ khai báo chi tiết nguồn thu của họ trên sao kê tài khoản tại ngân hàng...

- Ngân hàng cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng như dịch vụ giải quyết tra soát khiếu nại, hỗ trợ giải đáp thắc mắc… liên quan đến các giao dịch thanh toán thẻ. Đặc biệt, ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiên quyết xử lý các đơn vị chấp nhận thẻ và các nhà cung cấp dịch vụ tiến hành thu các phí phụ trội khi thanh toán bằng thẻ, từ đó khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn các phương tiện này. Không thể đẩy nhanh thanh tốn khơng dùng tiền mặt khi mà tiền mặt khi dùng thanh toán được ưu đãi hơn các phương tiện phi tiền mặt như tại một số cơ sở kinh doanh hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 89 - 91)