KINH NGHIỆM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31 - 36)

HÀNG ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI:

1.6.1 Hạn chế rủi ro trong hoạt động NHĐT tại Mỹ:

Website của các ngân hàng xuất hiện lần đầu tiên trên mạng Internet vào khoảng giữa những năm 1990. Hệ thống Ngân hàng điện tử đầu tiên xuất hiện ở Mỹ. Ý tưởng sử dụng các lợi thế của Internet trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tài chính đã dẫn đến sự ra đời của các ngân hàng cung cấp dịch vụ hoàn toàn trên mạng. Ngân hàng đầu tiên thuộc loại này là Security First Network Bank (SFNB) ra đời năm 1995. Các ngân hàng như Still Water National Bank – Oklahoma, Southwest Bankcorp Inc. Hay State National bank – Texas… cũng lần lượt đưa các dịch vụ ngân hàng của mình lên mạng Internet.

Để hạn chế rủi ro giao dịch trong dịch vụ Ngân hàng điện tử, ngoài việc đẩy mạnh hỗ trợ nghiên cứu, phát triển hạ tầng cơ sở cơng nghệ thơng tin, khuyến khích các ngân hàng tăng cường đầu tư cho hệ thống Internet Banking và các giải pháp bảo mật, chính phủ Mỹ cịn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử cũng như các ngân hàng. Phòng quản lý tiền tệ trực thuộc ngân hàng trung ương đưa ra các văn bản hướng dẫn, xây dựng các quy tắc và tổ chức các khóa đào tạo giúp cho các nhà cung cấp

dịch vụ, các đơn vị gia cơng phần mềm và các ngân hàng có thể xây dựng những thủ tục, qui trình giám sát và kiểm tra hoạt động Ngân hàng điện tử. Các quy tắc, văn bản hướng dẫn này thường xuyên được cập nhật và thay đổi cho phù hợp với môi trường công nghệ thông tin luôn biến động và yêu cầu kinh doanh thay đổi.

1.6.2 Hạn chế rủi ro trong hoạt động NHĐT tại Singapore:

Tại Singapore, dịch vụ Internet banking đầu tiên đã xuất hiện từ năm 1997. Hiện tại các ngân hàng lớn tại Singapore đều cung cấp dịch vụ này như Oversea Union Bank (OUB), DBS Bank, Citibank,…

Để tạo cho người dùng cảm giác tin cậy khi sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử, Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) đã nghiên cứu bối cảnh an ninh ở các quốc gia khác, xây dựng tiêu chuẩn phù hợp cho Singapore và giúp các ngân hàng thương mại triển khai được các tiêu chuẩn đó. Mặt khác, MAS giúp các ngân hàng thương mại không bị ảnh hưởng đến uy tín cũng như hình ảnh của họ khi bị tấn cơng, tạo lịng tin của người dùng đối với các dịch vụ trực tuyến và khuyến khích họ sử dụng. Có thể thấy vai trị của chính phủ Singapore là xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, các quy định, các định hướng để các ngân hàng tuân thủ và một khi họ tuân thủ thì hệ thống của họ sẽ được an toàn.

1.6.3 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

Từ kinh nghiệm phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ và hạn chế rủi ro trong dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số ngân hàng trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số kinh hạn chế rủi ro trong dịch vụ NHĐT cho các NHTM ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất là, không ngừng nâng cao mức độ hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, dễ giám sát,.

Thứ hai là, chú trọng tới vấn đề bảo mật và an ninh mạng do tác hại của hacker, virus máy tính khơng đơn thuần là thiệt hại vật chất mà cịn là uy tín, chất lượng của ngân hàng.

Thứ ba là, quản lý chặt chẽ q trình triển khai, kiểm tra hệ thống, ln bảo đảm khả năng khơi phục và duy trì tính liên tục của hệ thống

Thứ tư là, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, nhân viên tư vấn phả hiểu rõ những kiến thức đó thì việc xử lý tình huống mới nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro, việc giải đáp, tư vấn cho khách hàng mới thơng suốt, tạo được lịng tin nơi KH.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt đang phát triển mạnh mẽ, các dịch vụ và tiện ích ngân hàng đáp ứng ngày một tốt hơn những đòi hỏi từ cuộc sống.Ngành ngân hàng đã thực sự hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu trong tiến trình hội nhập. Dịch vụ ngân hàng điện tử (E – banking) là một lĩnh vực mới mẻ và rất rộng lớn. Không đơn thuần là nghiệp vụ ngân hàng mà đó là bài tốn ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào hoạt động ngân hàng. Vì thế dịch vụ ngân hàng điện tử - “E – banking là xu thế tất yếu thời hội nhập”, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với những lợi ích mới thu được, sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ ngân hàng điện tử cũng chứa đựng nhiều rủi ro. E- banking tạo ra những thách thức mới đối với quản trị rủi ro ngân hàng.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM

2.1 TỔNG QUAN VỀ NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

(BIDV)

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của NH TMCP Đầu tƣ và Phát triển

Việt Nam – BIDV:

Ngày 26/4/1957, bằng quyết định số 177/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ra đời Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính để thực hiện nhiệm vụ cung ứng và quản lý vốn Ngân sách Nhà nước cho công cuộc xây dựng và tái thiết ở miền Bắc. Ngày 24/06/1981, với yêu cầu tập trung tồn bộ hệ thống tín dụng, tiền tệ vào một ngân hàng thống nhất và hệ thống cấp phát vốn ngân sách và tín dụng đầu tư cơ bản đã có sự thay đổi về tổ chức, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 259 – CP về việc chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt nam trực thuộc Bộ Tài chính thành lập Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 401/CT, theo đó Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Đến cuối năm 1994, sau Quyết định số 13/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tách nhiệm vụ của mình để hình thành nên Tổng cục Đầu tư Phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam). Kể từ 01/01/1995, sau một thời gian thích ứng, BIDV đã chính thức hoạt động theo mơ hình ngân hàng thương mại với sự trưởng thành vượt bậc về bản lĩnh vượt khó và tư duy kinh doanh.

Ngày 1/5/2012, BIDV chính thức chuyển đổi sở hữu từ Ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước thành Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước chi phối. Đây chính là bước ngoặc quan trọng, có ý nghĩa quyết định, đánh dấu sự phát triển về chất, tạo Thế và Lực mới để BIDV tiếp tục vươn lên và đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển của đất nước.

Trong năm 2012, BIDV tiếp tục mở rộng mạng lưới, tạo điều kiện để gia tăng thị phần, mở văn phịng đại diện tại Cộng hịa Séc, chính thức đưa vào hoạt động 2

chi nhánh mới là Bến thành và Đơng Hải Phịng, mở thêm 03 Phịng giao dịch và 03 Quỹ tiết kiệm, nâng tổng số mạng lưới BIDV lên 662 điểm mạng lưới (gồm 117 Chi nhánh, 432 phòng giao dịch, 113 Quỹ tiết kiệm). Bên cạnh đó, từ cuối tháng 5, BIDV đã chính thức triển khai kênh phân phối ngân hàng điện tử (E-banking: bao gồm các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking). Kênh phân phối mới ra đời đã tạo điều kiện cho các khách hàng tiếp cận nhanh và linh hoạt với các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)