2.2 HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ
2.2.1.2. Hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV:
* Phần cứng
Để có thể vừa xử lý được các giao dịch của NHĐT, vừa đảm bảo an toàn cho các hoạt động dịch vụ ngân hàng và tạo ra sự giao dịch thuận tiện, nâng cao chất lượng giao dịch, BIDV đã thiết lập và bố trí hai máy chủ liên kết chạy song song với nhau. Đó là Server NHĐT và Server CoreBanking theo mơ hình sau:
Hình 2.4: Mơ hình mạng điện tử tại BIDV
Nguồn: Báo cáo triển khai dự án IBMB của Ban quản lý dự án Cổ phần hóa BIDV, năm 2010 Ngân hàng điện tử tại BIDV Các dịch vụ thanh toán Dịch vụ thẻ Chuyển tiền điện tử Chuyển khoản Ví tiền điện tử Mobile Banking /BSMS ATM Internet Banking Home Banking Dịch vụ ngân hàng điện tử
Theo hình 2.4 này, các giao dịch trên web sẽ được xử lý tại Server NHĐT, sau đó định kỳ sẽ được cập nhật sang Server CoreBanking và ngược lại.
* Phần mềm
Phần mềm bảo mật: Chứng chỉ số (Certification Authorities - CA)
Chứng chỉ số là một tệp tin điện tử dùng để xác minh danh tính một cá nhân, một máy chủ, một công ty, … trên Internet. Chứng chỉ số do một tổ chức đứng ra chứng nhận những thơng tin của KH là chính xác, nên được gọi là Nhà cung cấp chứng chỉ số (Certification Authority - CA).
- Đặc điểm của CA: Chứng chỉ số được dựa trên thuật tốn mã khóa cơng khai mà mơ hình là việc dùng cặp khóa chung và khóa bí mật.
- Chức năng của CA: Căn cứ vào chứng chỉ số của khách hàng hệ thống có thể kiểm tra xem họ có đủ thẩm quyền khi truy cập vào hệ thống hay không, tránh trường hợp kẻ gian mạo danh để truy cập các hệ thống cũng như trao đổi thơng tin. Với việc mã hóa chứng chỉ số đã cung cấp cho khách hàng một giải pháp thực sự đảm bảo và làm cho khách hàng hoàn tồn n tâm khi tham gia trao đổi thơng tin và giao dịch trên Internet.
Phần mềm sử dụng lưu trữ cơ sở dữ liệu (Oracle Database)
Oracle Database hỗ trợ việc lưu trữ khối lượng dữ liệu lớn đến hàng terabytes của BIDV và để sử dụng tối đa hiệu quả các thiết bị lưu trữ tiên tiến như giải pháp ngân hàng toàn diện, Oracle cho phép quản lý và cấp phát các không gian lưu trữ một cách mềm dẻo và đầy đủ nhất. Đồng thời, nó hỗ trợ một số lượng lớn người sử dụng truy cập và thao tác đồng thời trên cùng một dữ liệu. Vì vậy, trong mơi trường nhiều người sử dụng và thao tác khác nhau, Oracle vẫn đảm bảo được hiệu suất tối ưu của toàn bộ hệ thống, đảm bảo được tính tồn vẹn của dữ liệu và giảm thiểu xung đột giữa những người sử dụng khác nhau.
Ngân hàng lõi (Core-Banking)
Core-Banking là công nghệ phần mềm lõi để xử lý đa dịch vụ với cơ sở dữ liệu tập trung. “Ngân hàng lõi” chính là cơ sở của các hệ thống quản lý thông tin trong ngân hàng, là cơ sở nền tảng của dịch vụ E-banking, đặc biệt là dịch vụ “ngân hàng trực tuyến”. Core-Banking là một hệ thống các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, tài khoản tiền gửi thanh tốn, hệ thống kế tốn, ... thơng
qua đó ngân hàng có cơng cụ để quản lý nghiệp vụ chặt chẽ, hiệu quả, đồng thời có thể dễ dàng phát triển thêm nhiều dịch vụ mới phục vụ khách hàng.
Xét về mặt bản chất, đây là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro, ... trong hệ thống ngân hàng. Về đặc điểm, Core-Banking chính là hạt nhân của tồn bộ hệ thống thông tin của ngân hàng. Hệ thống thông tin ở đây bao gồm thông tin về tiền, giao dịch, giấy tờ, sổ sách kế tốn, dữ liệu máy tính và hệ thống Core database.Tất cả các giao dịch phát sinh hàng ngày tại ngân hàng được hệ thống Core-Banking xử lý và lưu trữ thông tin. Do vậy, Core-Banking là cơ sở để ngân hàng phát triển các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như ATM, Internet Banking, Phone Banking, ….