2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
3.2.1. Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của một số dòng giống khoai tây
nhập nội trong vụ Đông năm 2013 tại Hiệp Hòa - Bắc Giang
Thời gian sinh trưởng của cây dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, mùa vụ và theo từng điều kiện canh tác. Thời gian sinh trưởng của khoai tây được tính từ khi trồng đến khi thu hoạch. Thời gian sinh trưởng của một số giống khoai tây không cố định mà nó thay đổi theo từng vùng sinh thái khí hậu, từng mùa vụ, kỹ thuật gieo trồng, chế độ thâm canh khác nhau.
Việc tìm hiểu kỹ về đặc điểm và thời gian sinh trưởng, phát triển của cây khoai tây là điều kiện cần thiết để từ đó xây dựng chế độ thâm canh, luân canh, cũng như áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật thích hợp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của giống. Đánh giá sự khác biệt về thời gian sinh trưởng của từng giống có ý nghĩa lớn trong việc bố trí cơ cấu cây trồng trong sản xuất sao cho phù phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất của từng vùng. Để bố trí cơ
cấu luân canh mùa vụ thích hợp cho cây khoai tây ở tỉnh Bắc Giang chúng tôi đã tiến hành theo dõi thời gian sinh trưởng, thời gian từ trồng đến khi cây mọc mầm, thời gian từ trồng tới khi hình thành tia củ của các dòng giống tham gia thí nghiệm, những chỉ tiêu đó được thể hiện ở Bảng 3.6.
Bảng 3.6. Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của các giống khoai tây nhập nội trong vụ Đông năm 2013 tại Hiệp Hòa - Bắc Giang
Giống Thời gian từ trồng đến mọc (ngày) Thời gian từ trồng đến hình thành tia củ (ngày) Thời gian từ hình thành tia củ đến thu hoạch (ngày) Tổng thời gian sinh trưởng (ngày) Solara (đ/c) 17 25 62 87 1-05 14 24 68 92 5- 05 15 23 68 91 9- 05 14 25 70 95 10 KT.01 12 24 65 89 Jelly 13 22 68 90 11 KT.5 15 25 71 96 Marabel 15 25 65 90
Sự nảy mầm là khởi điểm của các quá trình sống, nó có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại và sức sống của cây sau này. Nảy mầm thực chất là sự chuyển hướng từ trạng thái ngủ nghỉ sang trạng thái sinh trưởng và phát triển một cơ thể mới.
Trong thời kỳ nảy mầm cây khoai tây sinh trưởng chủ yếu dựa vào chất dinh dưỡng dự trữ trong củ để phát triển thân non và bộ rễ. Sự nảy mầm của củ chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng Oxy trong đất.
Qua kết quả theo dõi ở Bảng 3.6 thì thời gian từ trồng tới mọc của các dòng giống dao động trong khoảng từ 12 - 17 ngày. Trong đó tất cả các dòng giống đều mọc sớm hơn giống đối chứng (sau trồng 12-15 ngày)
Tia củ thực chất là thâm ngầm, sự sinh trưởng của thân ngầm phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố ngoại cảnh. Thân ngầm có thể chuyển thành chồi khi gặp điều kiện nhiệt độ và ánh sáng không phù hợp.
Thời gian từ trồng đến khi hình thành tia của của các dòng giống tham gia thí nghiệm biến động trong khoảng 22 - 25 ngày (bảng 3.6), trong đó giống Jelly hình thành tia củ sớm nhất là 22 ngày, sau đó là các dòng 5 - 05, 10 KT.01, 1 - 05, các dòng giống còn lại có thời gian từ trồng đến hình thành tia củ là 25 ngày cùng với giống Solara (đ/c)
Các dòng giống tham gia thí nghiệm thời gian sinh trưởng kéo dài từ 87 đến 96 ngày và thời gian sinh trưởng dài hơn giống đối chứng Solara (87 ngày). Vì vụ Đông ở nước ta có thời gian chiếu sáng ngắn, nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh (ở đầu vụ) nên các giống khoai tây nhập nội về Việt nam thường có tổng thời gian sinh trưởng ngắn hơn ở các nước xuất xứ. Đây cũng là một nguyên nhân làm năng suất của các giống khoai tây trồng ở nước ta thấp so với tiềm năng năng suất của giống.
Như vậy, với thời gian sinh trưởng ngắn (trong vòng khoảng 3 tháng) cây khoai tây thu được một khối lượng sản phẩm lớn, có ý nghĩa và giá trị cao do đó đưa cây khoai tây vào cơ cấu luân canh tăng vụ ở nước ta nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng là rất có ý nghĩa, làm tăng hệ số sử dụng đất cũng như thu nhập của bà con nông dân.