2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.3.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Do có giá trị về nhiều mặt nên cây khoai tây được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, từ 710 vĩ tuyến bắc đến 400 vĩ tuyến Nam. Tuy nhiên, do trình độ sản xuất và trình độ thâm canh rất khác nhau giữa các nước trồng khoai tây nên năng suất rất chênh lệch. Theo thống kê của FAO, năm 2000 thế giới có 140 nước trồng khoai tây, trong đó có 100 nước nhiệt đới, á nhiệt đới là những nước đang phát triển, đông dân, thiếu lương thực. Đầu những năm 1960, diện tích trồng khoai tây trên thế giới là 22 triệu ha, đến đầu những năm 1990 diện tích khoai tây giảm còn 18 triệu ha. Trong 30 năm ấy, năng suất khoai tây ở nhiều nước đã tăng gấp rưỡi hoặc gấp đôi, như Pháp tăng từ 17 tấn lên 35 tấn/ha, Đức tăng từ 21 lên 33 tấn/ha, Hà Lan tăng từ 29 lên 42 tấn/ha... (Trương Văn Hộ, 2005) [14].
Theo thống kê của FAO, từ năm 2002 đến năm 2005 diện tích trồng khoai tây trên thế giới khoảng 19 triệu ha, sau đó lại giảm các năm sau đó xuống còn khoảng 18 triệu ha và lại tăng trở lại vào năm 2011. Năng suất khoai tây cũng tăng đáng kể đạt từ 16,4 tấn/ha vào năm 2003 lên đến 19,4 tấn/ha vào năm 2011. Điều này chứng tỏ các giống khoai tây ngày càng phong phú cho năng suất cao và đã có sự tác động mạnh của các biện pháp kỹ thuật. Diện tích và năng suất tăng nên sản lượng khoai tây cũng tăng đáng kể (FAOSTAT,2011) [60].
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây trên thế giới từ năm 2002 đến năm 2013 Năm Diện tích (Ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (Tấn) 2002 19.163.981 16,5123 316.440.525 2003 19.126.801 16,4616 314.858.551 2004 19.219.299 17,4927 336.198.334 2005 19.358.269 16,8792 326.752.846 2006 18.419.837 16,6855 307.343.667 2007 18.655.741 17,3628 323.915.642 2008 18.173.416 18,1534 329.909.587 2009 18.624.225 17,9313 333.955.646 2010 18.769.170 17,8091 334.262.523 2011 19.248.586 19,4499 374.382.274 2012 19.278.548 18,9519 321.810.021 2013 19.463.041 18,9125 322.094.412 (Nguồn: FAOSTAT, 2013)[60]
Trong khi diện tích khoai tây ở các nước phát triển giảm thì diện tích trồng khoai tây ở các nước đang phát triển lại tăng. Ở các nước châu Á tăng 10%, châu Phi tăng 3%. Năng suất khoai tây ở các nước nhiệt đới, á nhiệt đới thấp nhưng những năm cuối thế kỷ XX hầu hết năng suất khoai tây ở các nước này đã được cải thiện làm cho năng suất khoai tây trên toàn cầu tăng từ 12 tấn năm 1961- 1963 lên 15 tấn năm 1991-1993. (Trương Văn Hộ, 2005) [14].
Ở các nước khu vực châu Á và Thái Bình Dương, trong thế kỷ XX, cây khoai tây đã được phát triển toàn diện với tốc độ nhanh so với các vùng khác trên thế giới. Ở Australia, sản lượng khoai tây đã tăng gấp đôi, do năng suất tăng từ 14 tấn lên 29 tấn/ha. Ở Nhật Bản, diện tích trồng khoai tây đã giảm từ 214.000ha còn 111.000ha, nhưng sản lượng vẫn ở mức ổn định với 3,6 triệu tấn/năm do năng suất tăng gần gấp đôi (tăng 80%) (Trương Văn Hộ, 2005) [14].
khoai tây đạt từ 4 - 42 tấn/ha. Sản lượng khoai tây trên thế giới hàng năm đạt khoảng 300 triệu tấn, chiếm 60 - 70% sản lượng lúa hoặc lúa mì và chiếm khoảng 50% tổng sản lượng cây có củ.