1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp
1.2.1. Khái niệm bảo vệ quyền của người khuyết tật
Bảo có nghĩa là giữ, vệ có nghĩa là chống lại. Bảo vệ có nghĩa là “chống lại
mọi sự xâm phạm để giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn” [101, tr.34]. Theo đó có
thể hiểu bảo vệ quyền của người khuyết tật tức là chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền của người khuyết tật để giữ cho họ được tham gia vào các quan hệ xã hội và được hưởng các quyền lợi hợp pháp.
Khái niệm bảo vệ quyền của người khuyết tật không được định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như luật pháp một số quốc gia như: Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản và cả Việt Nam. Tuy nhiên, các văn kiện pháp lý quốc tế và các quốc gia có đề cập đến trách nhiệm của các quốc gia phải thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật, giúp cho họ có cơ hội được tiếp cận và thụ hưởng các quyền bình đẳng như mọi thành viên khác trong xã hội. Chẳng hạn, Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật 2006 quy định: “Các quốc gia thành viên cam kết sẽ bảo đảm
và thúc đẩy sự công nhận đầy đủ tất cả các quyền con người và tự do của tất cả người khuyết tật mà khơng có bất cứ hình thức phân biệt đối xử nào do bị khuyết tật” [38, Điều 4, Khoản 1]. Ngoài ra, Cơng ước cịn quy định các biện pháp bảo vệ
Cung cấp các dịch vụ y tế đặc biệt nhằm phát hiện, ngăn ngừa và giảm thiểu khuyết tật [38, Điều 25-b]; Tạo điều kiện cho người khuyết tật được tiếp cận phương tiện, thiết bị hỗ trợ, sử dụng ngơn ngữ kí hiệu, chữ Braille; Kêu gọi và khuyến khích các cơ sở cung cấp các dịch vụ truyền thông dưới các dạng dễ tiếp cận và dễ sử dụng cho người khuyết tật [38, Điều 20, 21]…
Luật người khuyết tật của Mỹ (ADA – Americans with Disabilities Act) sửa đổi năm 1990 khẳng định mục đích của đạo luật là: “Đưa ra một chương trình quốc
gia rõ ràng và chi tiết nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử và đưa ra các tiêu chuẩn rõ ràng, nhất quán, khả thi để giải quyết việc phân biệt đối xử với người khuyết tật thông qua việc tái lập phạm vi bảo vệ sẵn có theo đạo luật này” [74].
Trong lời nói đầu của Đạo luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật Anh năm 1995 (DDA – Disability Discrimination Act) có nêu:
Đạo luật nhằm chống lại sự phân biệt đối xử với người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm, cung ứng hàng hóa, phương tiện và dịch vụ, chuyển nhượng hoặc quản lý tài sản; xây dựng các quy định về việc làm cho người khuyết tật và thành lập một Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật [112].
Hay như Luật cơ bản về người khuyết tật của Nhật Bản quy định: “Trên cơ
sở những nguyên tắc đoàn kết dân tộc, xã hội phải khuyến khích, động viên sự hợp tác nhằm nâng cao phúc lợi xã hội cho người khuyết tật” [75, Điều 5].
Trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia như trên có thể hiểu bảo vệ quyền của người khuyết tật được hiểu là các cam kết, mong muốn,
quy định nhằm tạo ra sự bình đẳng và cơ hội tiếp cận cho người khuyết tật trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và chỉ có ý nghĩa khi được bảo đảm bằng các biện pháp khác nhau chống lại mọi hành vi vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật [91].
Trong quan hệ lao động ln tồn tại sự bất bình đẳng giữa NLĐ với NSDLĐ, NLĐ bị phụ thuộc về mặt tổ chức, phụ thuộc về kinh tế, phụ thuộc về môi trường làm việc… Đặc biệt, người khuyết tật khi tham gia vào quan hệ lao động với tư
cách là NLĐ lại là nhóm người dễ bị tổn thương và thiệt thịi gấp nhiều lần so với người bình thường. Do đó các quyền và lợi ích hợp pháp của họ khó có thể đảm bảo. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng là phải bảo vệ được người khuyết tật – nhóm người yếu thế khi tham gia vào các quan hệ lao động.
Cơng ước 159 (1983) về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm của người khuyết tật của ILO quy định: “Mọi nước thành viên phải coi mục đích của tái thích
ứng nghề nghiệp là làm cho mọi người khuyết tật có thể tìm được và duy trì được một việc làm thích hợp, có thể thăng tiến về mặt nghề nghiệp, và do đó được dễ dàng trong việc hòa nhập hoặc tái hòa nhập vào xã hội” [80, Điều 1-2].
Trên cơ sở quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia, chúng ta có thể đưa ra khái niệm bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động là
việc quy định trong pháp luật lao động các biện pháp, phương thức nhằm giúp cho người khuyết tật có được sự bình đẳng về cơ may tìm được và duy trì được một việc làm thích hợp, có thể thăng tiến về mặt nghề nghiệp và bình đẳng về đối xử giữa những người lao động khuyết tật với nhau và giữa những người lao động khuyết tật với những người lao động khác, và được bảo đảm bằng các biện pháp khác nhau chống lại mọi hành vi vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.