Đây là giai đoạn quan trọng nhất có tính chất đánh dấu cho sự phát triển của pháp luật dành cho người khuyết tật. Ngày 29/5/1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có cơng, tiếp theo ngày 29/5/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh đã quy định rõ chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh và người có hưởng chính sách như thương binh. Tất cả những vấn đề cơ bản nêu trên đều tập trung vào các đối tượng bị tàn tật do chiến tranh, còn những đối tượng bị tàn tật do nguyên nhân khác vẫn chưa được quy định cụ thể.
Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 23 tháng 6 năm 1994 là văn bản đầu tiên quy định chung quyền của người lao động là
người khuyết tật. Đây là lần đầu tiên nước ta có Bộ luật lao động hồn chỉnh để thể chế hóa quan điểm, đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng cộng sản Việt Nam, cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992 về các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền của người khuyết tật trong lĩnh vực lao động, sử dụng và quản lý lao động.
Bộ luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hịa và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh [8, tr.2].
Bộ luật này được áp dụng cho mọi người lao động và mọi tổ chức có sử dụng người lao động thông qua hợp đồng lao động ở mọi thành phần kinh tế và mọi hình thức sở hữu. Bộ luật này cũng áp dụng đối với người học nghề, người giúp việc trong gia đình và những loại hình lao động đặc thù. Bộ luật đã có 1 mục riêng (mục III) trong chương XI quy định một số điều đối với lao động là người tàn tật, từ điều 125 đến Điều 128. Bộ luật lao động quy định:
Nhà nước bảo hộ quyền làm việc của người tàn tật và khuyến khích thu nhận, tạo việc làm cho người tàn tật. Hằng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách để giúp người tàn tật phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động, học nghề và có chính sách cho vay lãi suất thấp để người tàn tật tự tạo việc làm và tự ổn định đời sống… [63, Điều 125, Khoản 1].
Những quy định trong Bộ luật lao động đối với lao động tàn tật đã được cụ thể hóa và hướng dẫn trong các văn bản pháp luật như: Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
lao động về lao động là người tàn tật; Thông tư liên tịch số 01/1998/TT-LT BLĐTBXH-BKHĐT ngày 31 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về lao động tàn tật; Thơng tư số 23TC/TCT ngày 26 tháng 4 năm 1996 hướng dẫn thủ tục miễn thuế đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật; Nghị định số 116/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 4 năm 2004 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người tàn tật; Thông tư liên tịch số 19/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2004 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người tàn tật.
Các văn bản pháp luật này quy định cụ thể hơn về quyền làm việc của người khuyết tật, các quyền được phục hồi sức khỏe và chức năng lao động, được học nghề và được vay vốn lãi suất thấp, xây dựng quỹ việc làm dành riêng cho người tàn tật ở các địa phương, cách lập quỹ, sử dụng và quản lý quỹ việc làm dành cho người khuyết tật; chế độ đối với lao động khuyết tật; chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên lao động khuyết tật và người sử dụng lao động.
Ngồi ra, cịn một số văn bản về người khuyết tật trong đó có một số quy định liên quan đến chế độ dành cho lao động khuyết tật. Đó là Pháp lệnh về người tàn tật được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 8/8/1998. Pháp lệnh ra đời nhằm bảo vệ, chăm sóc và tạo điều kiện cho người tàn tật phát huy khả năng của mình nhằm ổn định cuộc sống, hịa nhập cộng đồng. Việc ban hành Pháp lệnh là bước cụ thể hóa chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta đối với người khuyết tật, đồng thời thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Pháp lệnh vẫn sử dụng thuật ngữ người tàn tật để chỉ nhóm đối tượng phải chịu nhiều thiệt thịi trong xã hội. Pháp lệnh đưa ra khái niệm người tàn tật một cách rõ ràng và được sử dụng thống nhất trong cả nước. Đối với người tàn tật bị thương trong chiến tranh cịn
có khả năng lao động và có nhu cầu học nghề, Pháp lệnh về người tàn tật dành chương IV để quy định học nghề và việc làm đối với người tàn tật, gồm 6 điều từ Điều 18 đến Điều 23 của Pháp lệnh. Theo quy định này, người tàn tật được tạo điều kiện giúp đỡ, được xét giảm hoặc miễn các khoản đóng góp, được hưởng trợ cấp xã hội và được xét cấp học bổng theo chế độ hoặc theo học tại các trường dành riêng cho người tàn tật, được trợ giúp về dụng cụ phương tiện chuyên dùng. Những cơ sở dạy nghề hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng việc kinh doanh. Chính vì vậy, quyền lợi của người tàn tật trong doanh nghiệp có điều kiện để được đảm bảo.
Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về người tàn tật, có các văn bản sau: Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật, trong đó có quy định dẫn chiếu sang Nghị định hướng dẫn Bộ luật lao động: “Lao động và việc làm của người tàn
tật, thực hiện theo Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật”
[20, Điều 12]; Thông tư số 13/2000/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ngày 12 tháng 5 năm 2000 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 55/1999/NĐ-CP nói trên; Thơng tư liên tịch số 13/1999/TTLT – BLĐTBXH – BTC – BKHĐT của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ tài chính và Bộ kế hoạch Đầu tư ngày 8 tháng 5 năm 1999 về việc hướng dẫn cho vay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và lập quỹ giải quyết việc làm địa phương.
Bên cạnh các quy định này, Chính phủ cịn có các quy định về chính sách cứu trợ xã hội như Nghị định của Chính phủ số 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 về chính sách cứu trợ xã hội, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội (Nghị định này thay thế Nghị định số 07/2000/NĐ-CP nói trên).
Sau nhiều năm thi hành, các quy định của pháp luật liên quan đến người khuyết tật đã tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể thiết lập quan hệ lao động tơn trọng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhóm người yếu thế trong xã hội. Tuy
nhiên, tình hình kinh tế, chính trị và mọi mặt của xã hội dần thay đổi, đòi hỏi phải sửa đổi các quy định của pháp luật cho phù hợp hơn với thực tiễn. Bộ luật lao động đã trải qua 3 lần sửa đổi, bổ sung (2002, 2006, 2007) nhưng mới chỉ là sửa đổi, bổ sung từng chương, mục, điều cụ thể, trong đó chương về người lao động tàn tật khơng hề có sự thay đổi nào. Chỉ đến khi Luật người khuyết tật được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 ra đời, vị trí của họ mới thật sự có sự thay đổi rõ rệt. Lần đầu tiên, thuật ngữ người khuyết tật được dùng thay thế cho người tàn tật trong một văn bản có giá trị pháp lý cao, thể hiện bước tiến lớn trong nhận thức của Nhà nước và xã hội về vị trí và vai trị của nhóm người yếu thế trong xã hội. Quyền và lợi ích của người khuyết tật được quy định một cách đầy đủ và có hệ thống, trong đó dành hẳn chương V để qui định về dạy nghề và việc làm cho người khuyết tật. Những quy định này đã tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ quyền của người khuyết tật trong lĩnh vực lao động, góp phần tạo động lực cho sản xuất, kinh doanh, giúp ổn định thị trường lao động nói riêng và xã hội nói chung. Theo sau đó, Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013 cũng sử dụng thuật ngữ người khuyết tật thay thế cho thuật ngữ người tàn tật và dành hẳn mục 4, chương XI để quy định về quyền của người khuyết tật trong quan hệ lao động. Điều này thể hiện sự thống nhất trong các văn bản luật, cũng để khẳng định vị trí và vai trị của một bộ phận khơng nhỏ nguồn lực lao động trong xã hội, giúp họ phát huy hết khả năng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Do đó, quyền lợi của họ cần được bảo vệ.
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 cũng có quy định tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho việc bảo vệ các quyền của người khuyết tật. Theo đó, Hiến pháp quy định:
Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân được thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hồn cảnh khó khăn khác [72, Điều 59, Khoản 2]; Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề [72, Điều 61, Khoản 3].
Ngoài ra, để bảo vệ tốt nhất các quyền của người lao động nói chung trong đó có người khuyết tật, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thay thế Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06/05/2010. Hiện tại Chính phủ mới chỉ ban hành một vài nghị định hướng dẫn thi hành một số chế định của bộ luật lao động mà vẫn chưa có một nghị định nào hướng dẫn cụ thể các quy định về người khuyết tật làm cơ sở cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật trên thực tế. Trong đó có Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động dành cho lao động nói chung; Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về việc làm.
Tóm lại, lịch sử hình thành pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người
khuyết tật là một tiến bộ lớn, là một bước tiến dài trong q trình thực hiện chính sách xã hội. Thơng qua các quy định của pháp luật lao động, người khuyết tật có cơ sở và “chỗ dựa” vững chắc để thực hiện vả bảo vệ quyền được lao động, quyền được làm việc của mình.