Bảo vệ đời sống của người khuyết tật

Một phần của tài liệu Bảo Vệ Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Pháp Luật Lao Động Việt Nam Thực Trạng Và Giải Pháp (Trang 63 - 66)

2.2. Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong các quy định của pháp

2.2.2. Bảo vệ đời sống của người khuyết tật

Bảo vệ đời sống của người khuyết tật khi tham gia vào các quan hệ lao động chính là việc đảm bảo các vấn đề về: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động và vệ sinh lao động,giúp người khuyết tật có khả năng phục hồi, tái tạo sức lao động, yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với môi trường sản xuất, kinh doanh.

i) Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Nếu trước đây, Bộ luật lao động 1994 quy định thời giờ làm việc của người lao động khuyết tật ít hơn 1 giờ so với lao động bình thường, tức là khơng q 7 giờ trong 1 ngày thì Bộ luật lao động 2012 chỉ quy định chung về thời giờ làm việc của

người lao động là: “Thời giờ làm việc bình thường khơng q 08 giờ trong 01 ngày

và 48 giờ trong 01 tuần” [71, Điều 104, Khoản 1]. Do đó, người lao động khuyết tật

cũng giống như người lao động bình thường khác mà khơng được hưởng bất kỳ sự ưu đãi nào về thời gian làm việc. Quy định như vậy nhằm tạo lập sự bình đẳng về cơ hội việc làm cho người khuyết tật. Bởi qua thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật cho thấy, người sử dụng lao động có tâm lý khơng thích tuyển dụng người khuyết tật vì những hạn chế về thời giờ làm việc, nhất là đối với doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo phương thức dây chuyền. Một dây chuyền làm việc có thể phải dừng sản xuất trước một giờ (nếu ca làm là 8 giờ) vì tuân thủ quy định của pháp luật lao động đối với một thành viên là người khuyết tật trong dây chuyền hoặc chọn phương án tính 1 giờ tăng ca đối với lao động khuyết tật. Điều này gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc quy định chung mà không hề có bất cứ sự phân biệt nào đối với tất cả lao động khuyết tật lại không hợp lý. Bởi những người khuyết tật nhẹ (bị suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 40%) có thể làm việc cùng thời gian với người bình thường nhưng những người khuyết tật nặng hơn (bị suy giảm khả năng lao động từ 41% trở lên) lại khó có thể làm tốt được cơng việc nếu phải làm việc trong thời gian quá dài. Vì vậy, luật lao động nên có quy định phân loại về thời gian làm việc tùy theo mức độ khuyết tật của người lao động, giúp họ có khả năng phục hồi và tái tạo sức lao động tốt nhất.

Mặc dù khơng có ưu tiên về thời gian làm việc nhưng luật lao động vẫn có quy định về tăng số ngày nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động cho mỗi người khuyết tật là 14 ngày trong 1 năm thay vì chỉ được nghỉ 12 ngày như những người lao động bình thường khác. Điều này cũng cho thấy sự tiến bộ của Bộ luật lao động 2012 so với luật lao động trước đó. Ngồi ra, Bộ luật lao động 2012 còn quy định cấm: “Sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở

lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm” [71, Điều 178, Khoản 1]. Những quy định này ở một góc độ nào đó chính là nhằm bảo vệ người khuyết tật, đảm bảo sức khỏe cho họ khi tham gia quan hệ lao động. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng những quy định mang tính chất ưu đãi người khuyết tật đó lại chính là rào cản đối

với người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm. Với những quy định mang tính riêng biệt trong việc sử dụng lao động này, người sử dụng lao động sẽ không muốn sử dụng lao động là người khuyết tật. Bởi vậy, người sử dụng lao động cần phải hướng tới việc đảm bảo điều kiện lao động để không xảy ra những rủi ro sức khỏe cho cả người lao động khuyết tật và người không khuyết tật thay vì giảm thời gian làm việc hay cấm người khuyết tật không được làm một số cơng việc nào đó.

ii) Các quy định về an tồn lao động, vệ sinh lao động

BLLĐ 2012 quy định:

Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, cơng cụ lao động, an tồn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lao động là người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khỏe của họ [71, Điều 177, Khoản 1].

Ngồi ra, Luật còn quy định cấm:

1. Sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

2. Sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành [71, Điều 178].

Như vậy, pháp luật nhấn mạnh đến việc đảm bảo các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người khuyết tật, đồng thời còn quy định cấm việc làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm đối với lao động khuyết tật bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên để phòng tránh những trường hợp vì lợi ích trước mắt mà người sử dụng lao động và người lao động khuyết tật thỏa thuận làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Quy định này xuất phát từ mục đích bảo vệ an tồn tính mạng và sức khỏe cho người khuyết tật. Tuy nhiên, điều này lại gây ra hạn chế cho những người khuyết tật có nhu cầu thực sự về việc làm và thu nhập và đi ngược lại với nguyên tắc thỏa thuận và thiện chí trong quan hệ hợp đồng. Thay vào đó, người lao động khuyết tật và người sử dụng lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận về việc làm

thêm giờ và làm việc vào ban đêm với điều kiện người sử dụng lao động đảm bảo các điều kiện an toàn cho người khuyết tật và người khuyết tật có đủ sức khỏe để hồn thành cơng việc đó. Vì vậy, quy định này nên sửa đổi thay vì nghiêm cấm thì cho phép các bên thỏa thuận trên cơ sở các điều kiện cần thiết sẽ đảm bảo lợi ích của mỗi bên khi tham gia quan hệ lao động.

Một phần của tài liệu Bảo Vệ Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Pháp Luật Lao Động Việt Nam Thực Trạng Và Giải Pháp (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w