Việt Nam là một đất nước trải qua mấy chục năm chiến tranh tàn khốc, bom đạn đã hủy diệt khơng chỉ những sinh vật sống mà cịn hủy diệt cả một hệ môi trường sinh thái để lại hậu quả khôn lường. Người khuyết tật do chiến tranh để lại và người khuyết tật do chất độc hóa học gây nên chiếm số lượng lớn. Cùng với nền kinh tế phát triển thì những dạng tật do tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường cũng đang dần tăng lên. Theo Tổng cục Thống kê năm 2009, ở nước ta hiện có hơn 6,7 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 7,8% dân số, trong đó 61% cịn trong độ tuổi lao động, trong đó 40% là cịn có sức khỏe [56]. Theo Tổng cục thống kê năm 2010, Việt Nam có 12,1 triệu người khuyết tật, chiếm 15,5% dân số Việt Nam từ 5 tuổi trở lên. Trong số NKT, loại đặc biệt nặng (không thể vận động nghe, nhìn, hoặc ghi nhớ) có 574.000 người, chiếm 0,7% dân số Việt Nam từ 5 tuổi trở lên, và 4,7% tổng số người khuyết tật [3, tr.5]. Hầu hết những người khuyết tật cịn khả năng lao động đều mong muốn có việc làm phù hợp để ổn định cuộc sống, được bình đẳng thực sự
và hịa nhập cộng đồng. Việc thực hiện pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người khuyết tật trong những năm qua đã đạt được những thành quả như sau:
Thứ nhất, các quy định của pháp luật đã đáp ứng được phần nào tâm tư,
nguyện vọng của người khuyết tật khi tham gia vào quan hệ lao động với vị thế là nhóm người dễ bị thiệt thịi, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ, nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan chức năng và của toàn xã hội đối với người khuyết tật.
Pháp luật về người khuyết tật giúp tăng cường hiệu quả hoạt động dạy nghề, giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh của người khuyết tật được củng cố và phát triển, hoạt động có hiệu quả tạo cơng ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người khuyết tật, góp phần cải thiện đời sống và tình trạng của người khuyết tật, đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế, nâng cao chất lượng xã hội. Năm 2005, Nhà nước đã dành riêng 11,5 tỷ đồng để dạy nghề cho người khuyết tật; năm 2006 là 20 tỷ đồng [48, tr.16]. Các địa phương đã tổ chức thực hiện kế hoạch hằng năm về trợ giúp người khuyết tật, trong đó có cơng tác dạy nghề, việc làm. Nhờ đó, số lượng người khuyết tật được dạy nghề ngày càng tăng, trong giai đoạn từ 2006 - 2010, các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, tư nhân và các tổ chức xã hội nghề nghiệp đã tổ chức dạy nghề cho hơn 44 nghìn người khuyết tật, bình quân mỗi năm đào tạo khoảng 8000 – 9000 người. Tính chung đến nay, cả nước có 80.000 người khuyết tật được tổ chức học nghề, tạo việc làm [56].
Hiệp hội sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật Việt Nam (VABEB) có nhiệm vụ duy trì và phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương binh và người khuyết tật nhằm khai thác mọi nguồn lực để dạy nghề, tạo việc làm, tạo cho họ có thu nhập ổn định, tự tin vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2006, VABEB đã tập hợp được hơn 300 thành viên là các cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương binh và người khuyết tật trên cả nước. Ngay sau khi thành lập được 2 năm, đến năm 2005, Hiệp hội đã tham gia công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật. Với 3 trung tâm dạy nghề trực thuộc và gần 60 cơ sở hội viên có chức năng dạy nghề, hằng năm Hiệp hội cùng các cơ sở
sản xuất kinh doanh dịch vụ đã dạy nghề cho hơn 2000 người khuyết tật. Sau khi có chứng chỉ học nghề, đã có tới 70% trong số họ được bố trí việc làm tại các đơn vị hội viên hoặc tự tạo việc làm ở địa phương, gia đình. Điểm đáng nói ở đây là, tại các cơ sở dạy nghề của VABEB, những người khuyết tật đều được đào tạo những nghề phù hợp với sức khỏe, trình độ và hồn cảnh cụ thể, Người khuyết tật được những giáo viên vốn là những người cùng cảnh ngộ giảng dạy, truyền nghề là yếu tố cổ vũ họ thêm tự tin, vươn tới vì chính các giáo viên là tấm gương sáng cho họ noi theo. Mặt khác, khi học nghề họ còn được thực tập tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh do thương binh, người khuyết tật sáng lập, là cổ đơng chính cùng một mơi trường làm việc phù hợp với họ. Khi tốt nghiệp họ sẽ được các cơ sở này tuyển chọn và tiếp nhận nên số người khuyết tật có việc làm ổn định chiếm tỷ lệ tương đối cao. Tính hiệu quả, bền vững của mơ hình này thể hiện ở chỗ: Chỉ cần một khoản kinh phí vài triệu đồng và sau 6 tháng học nghề là người khuyết tật đã có một nghề và có việc làm. Đối với một số người dù khơng biết trước vẫn có thể học được do các cơ sở dạy thêm về văn hóa. Số khác dù bị thiểu năng trí tuệ cũng được học nghề bằng phương pháp truyền nghề, “cầm tay, chỉ việc”.
Ví dụ điển hình như tại cơng ty 27/7, Tp. Hồ Chí Minh (cơ sở Hội viên của Hiệp hội) đang có hàng trăm người khuyết tật làm việc với nghề sơn mài nghệ thuật. Những bức tranh, vật lưu niệm, đồ dùng hàng ngày bằng sơn mài do họ làm ra đã được khách hàng trong nước và quốc tế ưa chuộng. Công ty luôn đảm bảo cho người lao động có thu nhập ổn định và ngày một nâng cao. Doanh nghiệp cịn có một cơ sở dịch vụ du lịch tại huyện Cần Giờ để phục vụ nhu cầu khách tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch và đó cũng là nơi bố trí cho người khuyết tật đến tham quan, mọi chi phí do cơng ty đài thọ cung cấp nên họ càng thêm tự hào và gắn bó với nơi mình đang làm việc. Cịn tại cơng ty Chân – Thiện – Mỹ (tỉnh Hải Dương) hiện có trên 500 người khuyết tật được học nghề và bố trí cơng việc ổn định. Hay như cơ sở sơn mài Ngọ Hạ (huyện Thường Tín – Hà Nội) được đặt tại chính nơi đã tạo ra nghề mộc, nghề sơn mài, nghề khảm trai, nay vừa dạy nghề vừa tạo việc làm bền vững cho hàng chục người khuyết tật… Ở khắp các tỉnh thành trên cả nước cịn có nhiều
Ngồi ra, người khuyết tật tự tạo việc làm hiện nay cũng chiếm tỷ lệ cao:
“Hiện tại có tới 75% người khuyết tật có khả năng lao động tham gia hoạt động kinh tế, trong đó có tới 42% tự tạo việc làm” [1]. Nhiều thương binh tự lực thành
lập, củng cố và phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của chính mình. Trong khi những người khuyết tật đã biết dựa vào các cơ sở của thương binh để cùng học nghề và cùng sản xuất, giải quyết phần nào nhu cầu về quyền được đào tạo, dạy nghề, quyền có việc làm và ổn định cuộc sống của người khuyết tật. Đó là một hình ảnh rất mới, rất đẹp và mang tính nhân văn sâu sắc trong cộng đồng người khuyết tật Việt Nam [58, tr.5].