Vốn đầu tư toàn xã hội bị thu hẹp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 41)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM

2.1.3. Vốn đầu tư toàn xã hội bị thu hẹp

Hình 2.3: Tỷ lệ VĐT tồn xã hội/GDP (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Suy thoái kinh tế, thắt chặt đầu tư cơng để kiểm sốt lạm phát dẫn tới tỷ lệ đầu tư trên GDP liên tục suy giảm 3 năm qua. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 1,091.1 nghìn tỉ đồng, tăng 8% so với năm 2012 và bằng 30.4% GDP. Đây là mức đầu tư khá thấp nếu so với thời kì tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt “đỉnh cao” là khoảng trên 40% GDP vào 2005-2010. Điều này cho thấy dòng vốn đang trở nên khan hiếm hơn và động lực đầu tư đang có vấn đề. Nền kinh tế Việt Nam vốn nhiều

trọng vốn đầu tư thấp so với GDP dự báo chỉ tiêu tăng trưởng GDP sẽ không đạt kế hoạch và tiếp tục ở mức thấp trong những năm tới.

Tuy nhiên, sự thu hẹp của tổng vốn đầu tư chưa chắc là tiêu cực. Vấn đề chính của Việt Nam là đầu tư kém hiệu quả chứ không phải thiếu vốn đầu tư. Mức vốn đầu tư toàn xã hội xấp xỉ 29% GDP là đủ cho mục tiêu tăng trưởng quanh mức 6% nếu hiệu quả đầu tư được cải thiện. Ông Phạm Sỹ An, Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Đầu tư so với GDP của Việt Nam không phải là thấp mà ngược lại với mức khoảng 40% GDP như trước đây còn được đánh giá là rất cao so với nhiều nước. Do đó, việc huy động thêm vốn đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là không cần thiết mà nhiệm vụ ưu tiên hiện nay là nâng cao hiệu quả đầu tư, nhất là đầu tư công khi mà hiệu quả đầu tư của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực trong cùng giai đoạn phát triển.

Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, vốn đầu tư từ thành phần kinh tế Nhà nước chiếm vị trí khá lớn. Năm 2013, vốn khu vực Nhà nước chiếm 40.4% tổng vốn, tuy nhiên tỷ trọng đóng góp cho nền kinh tế lại kém hơn khu vực kinh tế tư nhân. Cụ thể, khu vực DNNN hiện đang sử dụng 70% đất đai và 70% viện trợ chính thức ODA trong khu vực sản xuất kinh doanh, 60% tín dụng của nền kinh tế nhưng chỉ đóng góp 32% tổng GDP cả nước. Điều này cho thấy sự hoạt động kém hiệu quả hơn của các DNNN so với thành phần kinh tế tư nhân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)