Gia hạn nợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 và Quyết định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM

2.3. Thực trạng nợ xấu của cácNHTM từ năm 2008-2013

2.3.2.1 Gia hạn nợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 và Quyết định

định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012:

Ngày 23/04/2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 780 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Chỉ gọn trong khuôn khổ một trang giấy, nhưng quyết định này đã có ảnh hưởng rộng lớn tới hoạt động của cả hệ thống, tới nhiều doanh nghiệp vay vốn đang gặp khó khăn trả nợ.

Cụ thể, quyết định trên quy định: “Để phản ánh khách quan khả năng trả nợ của khách hàng trong điều kiện hiện nay, các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ được giữ nguyên nhóm nợ

như đã được phân loại theo quy định trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ”.

Theo Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 780 là một giải pháp nhằm góp phần hỗ trợ và tháo gỡ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn tạm thời và có triển vọng phục hồi sản xuất kinh doanh. Và tính đến cuối năm 2013, đã có khoảng trên 300,000 tỷ đồng nợ đã được cơ cấu lại theo chính sách.

Với việc cho ra đời Quyết định 780, trước khi Thơng tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro có hiệu lực thi hành với các điều kiện ngặt nghèo hơn, sát với chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ hơn, đồng thời Ngân hàng Nhà nước cũng tuyên bố sẽ đưa vào diện kiểm soát đặc biệt nếu TCTD để xảy ra nợ xấu vượt 3%, quyết định 780 như là một cứu cánh duy nhất và cuối cùng cho hệ thống Ngân hàng giải quyết tình thế trước mắt, và 300,000 tỷ đồng nợ được gia hạn trong năm 2013 chính là kết quả rõ ràng nhất.

Tuy nhiên, về mặt bản chất, khó mà ước lượng được tính khả thi của việc thực hiện cơ cấu 300,000 tỷ theo quyết định 780 khi mà tiêu chí “hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ” không quan trọng bằng mục tiêu bằng mọi giá phải giảm nợ xấu về dưới 3% tổng dư nợ nếu không muốn Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Do đó, trong 300,000 tỷ nợ cơ cấu này, tồn tại khơng ít các khoản nợ vay chưa đáp ứng đủ điều kiện có chiều hướng tích cực. Ngân hàng nhà nước và các cơ quan giám sát cũng chưa từng có bất kỳ một kết luận thanh tra nào về việc đánh giá việc tuân thủ quyết định 780, hay yêu cầu chuyển nhóm nợ đối với các khách hàng kh6ong đủ điều kiện gia hạn theo quyết định trên. Số dư lãi dự thu (Tổng hợp từ báo cáo tài chính của 37 TCTD) cho thấy tổng lãi dự thu thời điểm 31/12/2013 của toàn hệ thống ngân hàng là 141,243 tỷ đồng, chiếm 4% tổng dư nợ, chiếm 33.7% tổng vốn điều lệ các Ngân hàng, chiếm 107% nợ xấu tức lãi dự thu cao hơn nợ xấu công bố. Điều này cho thấy trong 300,000 tỷ nợ gia hạn bao gồm cả gốc và/hoặc lãi, “chiều hướng tích cực và có khả

năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ” cần được xem xét lại khi khách hàng khơng thanh tốn dù chỉ là lãi vay cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)