Diễn biến nợ xấu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 46 - 47)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM

2.3. Thực trạng nợ xấu của cácNHTM từ năm 2008-2013

2.3.1.1. Diễn biến nợ xấu của Việt Nam

Từ khi đổi mới, hệ thống Ngân hàng Việt Nam chuyển sang mơ hình 2 cấp, phát triển nhanh chóng và từng bước hội nhập quốc tế, phát huy vai trị kênh dẫn vốn lưu thơng trong nền kinh tế thị trường. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước với tổng giá trị tài sản đạt hơn 2 lần so với GDP, trong đó tổng vốn tín dụng tăng lên gần 116% GDP vào cuối năm 2010 và trên 102% vào cuối năm 2011. Năm 2012 tổng GDP tăng 5.03% tương đương 138 tỷ USD, trong khi đó dư nợ tín dụng tăng 8.91% tương đương 143.3 tỷ USD, tỷ lệ dư nợ tín dụng so với GDP là 104%. Năm 2013, tổng GDP tăng 5.42% tương đương 145 tỷ USD, trong khi đó dư nợ tín dụng tăng 12.51% tương đương 161.2 tỷ USD, tỷ lệ dư nợ tín dụng so với GDP là 111%.

Cùng với bước phát triển đó, hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro ngày càng lớn do tác động của các nhân tố bên ngoài như bất ổn kinh tế vĩ mơ, suy thối kinh tế, khủng hoảng tài chính thế giới, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản suy giảm,... và các nhân tố bên trong ngân hàng như quản trị rủi ro kém, quy trình tín dụng chưa hồn chỉnh, đầu tư mạo hiểm cao, năng lực và

đạo đức của nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu, sở hữu chéo,. Có thể nói, bên cạnh những rủi ro về lãi suất, hối đoái, đạo đức.. rủi ro về nợ xấu là vấn đề nghiêm trọng, cần được xử lý hiệu quả trong điều kiện hiện nay. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh ngân hàng không thể tránh khỏi nợ xấu, nhưng để nợ xấu tồn tại quá cao và kéo dài ở nội hay ngoại bảng đều là vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)