CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM
2.3. Thực trạng nợ xấu của cácNHTM từ năm 2008-2013
2.3.3.9. Quản trị rủi ro ngân hàng chưa được thực hiện tốt
Nhà nước có các vai trị mâu thuẫn trong hệ thống ngân hàng, làm giảm động lực của các ngân hàng trong việc chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình tồn bộ đối vói hoạtđộng kinhdoanhcủa họ. Nhiệm vụ chính sách, cho vaỵ theo chỉ định cùng với khuôn khổ quản lý và giám sát yếu kém cũng như mức độ minh bạch thấp đã tạo ra mơi trường kinh doanh trong đó hội đồng quản trị và ban điều hành chịu trách nhiệm rất ít hoặc thậm chí khơng có trách nhiệm giải trình. Các NHTMNN cũng phải chịu thiệt hại từ việc thiếu các cấu trúc quản trị được xác định rõ, và một số trách nhiệm thường là của hội đồng quản trị lại do NHNN thực hiện.
Cấu trúc sở hữu phức tạp của nhiều ngân hàng tư nhân gây quan ngại về xung đột lợi ích, đặc biệt là về hoạt động cấp vốn một cách khơng an tồn cho các bên có liên quan hoặc các hoạt động đầu cơ ngồi ngành. Hệthống tài chính thiếu văn hóa quản trị rủi ro mạnh và cơng tác quản lý rủi ro của các tổ chức tài chính vẫn chưa phát triển. Thêm vào đó, luật và các quy định liên quan hiện hành tập trung chủ yếu vào quy định chi tiết cơ chế của từng bộ phận quản lý hành chính hơn là gắn trách nhiệm cho các bên liên quan hoạt động vì lợi ích của cơng chúng và các bên tham gia trong ngành. Các quy định còn thiếu một số mảng quan trọng bao gồm quy định
quản lý rủi ro và quy tắc quản trị ngân hàng.
Kết luận chương 2
Chương 2 đưa ra cái nhìn cụ thể về thực trạng nợ xấu, nguyên nhân và việc hạn chế nợ xấu tại các NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến nay. Song song với đó là các biện pháp mà các NHTM, chính phù và NHNN đang áp dụng để hạn chế nợ xấu. Kết quả đạt được của việc hạn chế nợ xấu theo đánh giá của người viết là chưa khả thi khi nợ xấu tiếp tục tăng cao. Từ thực trạng nêu trên, việc áp dụng các biện pháp hiệu quả nhằm hạn chế nợ xấu sẽ được đề cập ở chương 3.