Hệ thống máy trong dây chuyền

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần bột mỳ bình an (Trang 46 - 58)

4.2.1 Sàng tạp chất − Cấu tạo:

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 40

Hình 4.5: Sơ đồ cấu tạo sàng tạp chất

1. Miệng nạp liệu. 4. Bộ phận gạt liệu.

2. Lưới sàng. 5. Nắp quan sát.

3. Chân sàng. 6. Bộ phận hút bụi.

Nguyên lý hoạt động:

+ Khung sàng thường được treo bằng những sợi dây mây (hoặc dây cáp).

Khung sàng có lắp hai lớp lưới sàng. Lớp lưới trên có kích thước lỗ lớn dùng để tách rơm, rác, đá, sạn lớn,…Lớp lưới dưới có kích thước lỗ sàng nhỏ dùng để tách bụi, cát. Dưới lớp lưới sàng có lắp những viên bi cao su để tự làm sạch mặt lưới sàng. Khung sàng phía dưới bụng có gắn một puly làm đối trọng. Sàng được truyền chuyển động từ một motor điện qua bộ truyền động đai thang đến puly đối trọng. Do puly có gắn đối trọng lệch tâm nên khi quay tạo lực văng gây ra chuyển động quay của khung sàng. Nguyên liệu được nhập vào sàng qua cửa nạp liệu gắn phía đầu phía trên. Những tạp chất lớn như rơm, rác, đá có kích thước lớn nằm lại trên lớp lưới phía trên và đi dần về phía cửa ra D theo chiều nghiêng của mặt lưới. Phần nguyên liệu rớt qua lớp lưới

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 41

trên rơi xuống mặt sàng phía dưới. Những hạt cát, bụi, đá, sỏi kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ lưới sàng sẽ rớt qua lỗ và được gom ra ngoài qua cửa ra số C. Lúa sạch trên mặt lưới đi ra ngoài vào bộ phận hút bụi 6.

+ Lưới sàng được lắp trên một khung lưới sàng gồm hai lớp. Lớp trên là lớp lưới sàng, lớp dưới là lớp lưới đan kích thước lỗ rất lớn để cho nguyên liệu dễ lọt qua. Giữa hai lớp lưới trên là các viên bi cao su. Khi sàng hoạt động các viên bi này nẩy lên xuống gõ vào lưới sàng có tác dụng làm sạch lưới.

4.2.2 Thiết bị hút bụi − Cấu tạo:

Hình 4.6: Sơ đồ thiết bị hút bụi

1. Cửa điều chỉnh gió. 4. Tấm rung.

2. Buồng hút bụi. 5. Bộ phận tạo rung.

3. Miệng nạp liệu.

− Nguyên lý hoạt động:

Phần trên cùng của bộ phận hút bụi được liên kết với quạt hệ thống hút. Van điều chỉnh gió 1 và vách ngăn được điều chỉnh thích hợp để làm sạch hết tạp chất nhẹ trong nguyên liệu. Nguyên liệu được đưa vào làm sạch qua cửa nạp và rơi xuống một tấm rung 4 được liên kết với một bộ tạo rung 5. Tấm rung có nhiệm vụ làm cho luồng nguyên liệu trải đều trên toàn bộ chiều dài làm việc của thiết bị trước khi rớt vào buồng hút. Các tạp chất nhẹ như bụi, vỏ trấu, mảnh vỏ được hút lên phía trên và nguyên liệu sạch rớt xuống đi ra ngoài.

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 42

4.2.3 Hệ thống làm ẩm lúa − Cấu tạo:

Hình 4.7: Sơ đồ cấu tạo hệ thống làm ẩm lúa mì

1. Ống đo lưu lượng nước. 4. Van đóng mở bằng tay. 2. Van điện từ (solenoid). 5. Phễu nạp liệu vào vis tải trộn 3. Bộ lọc nước.

− Nguyên lý hoạt động:

+ Phần A: Bộ cung cấp nước

Nước sạch được lấy từ hệ thống cung cấp nước vào A qua bộ lọc 3, qua điện từ

2 đóng mở nhờ một tiếp điểm gắn tại miệng nạp liệu 5. Khi có lúa vào vis tải, tiếp điểm đóng mạch, van điện từ mở nước đi vào ống đo lưu lượng 1. Van điều chỉnh bằng tay 4 dùng để chỉnh lượng nước. Lượng nước đi vào vis tải lám ẩm được hiển thị trên ống đo lưu lượng nươc. Khi không có lúa vào vis tải làm ẩm thì van điện từ đóng không cho nước vào vis tải.

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 43

Vis tải làm ẩm có cấu tạo như một vis tải bình thường. Cánh vis tải là loại cánh rời để tăng khả năng đảo trộn làm nước tiếp xúc đều với bề mặt hạt lúa.

4.2.4 Máy nghiền 4 trục − Cấu tạo:

Hình 4.8: Máy nghiền 4 trục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Nguyên lý hoạt động:

+ Motor điện truyền chuyển động quay tới trục chủ động qua bộ truyền đai dẹt hoặc đai thang. Trục chủ động và trục bị động quay ngược chiều với các vận tốc khác nhau. Cặp trục rải liệu quay cùng chiều với nhau đưa lúa xuống trải đều trên bề mặt làm việc của cặp trục nghiền.

+ Lượng lúa vào nghiền được điều chỉnh bằng cách thay đổi vận tốc cặp trục rải liệu 4 và bằng tay điều chỉnh lưỡi gạt liệu 3. Cửa kiếng quan sát 2 cho ta quan sát lượng liệu vào trục nghiền. Hai trục nghiền có bộ phận thoát tải (khi gặp vật kim loại) nhờ cấu tạo trục chủ động cố định nhưng trục bị động được đặt động và được liên kết với một lò xo nên do đó có thể thay đổi khe hở giữa hai trục khi gặp vật cứng. Trục bị động còn có cơ cấu điều chỉnh khe hở giữa hai trục nghiền 6. Lúa mì đi vào khe hở giữa hai bề mặt làm việc của cặp trục nghiền, chịu tác động của lực va đập, lực cắt, lực xé, lực ép. Lực xé do vận tốc hai trục nghiền khác nhau. Lực cắt do các rãnh trên trục nghiền.

+ Đối với các trục nghiền có rãnh thì máy nghiền có gắn chổi bên dưới trục để là sạch bề mặt trục trong lúc nghiền. Đối với trục nghiền trơn máy nghiền có gắn dao nạo bên dưới để làm sạch bề mặt trục nghiền. Cặp trục nghiền qua quá trình làm việcphát sinh nhiệt làm ảnh hưởng chất lượng nghiền. Do đó người ta lắp bộ phận làm mát bằng nước vào một trong các trục nghiền để giải nhiệt cho trục. Hiện nay một số nhà sản xuất sử dụng phương pháp làm trục bằng hệ thống gió thay cho hệ thống làm mát bằng nước.

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 44

4.2.5 Sàng vuông/Sàng giần phẳng − Cấu tạo

Hình 4.9: Sơ đồ cấu tạo sàng vuông

− Nguyên lý hoạt động:

+ Sàng có dạng hình hộp có từ 4 đến 8 cửa buồng sàng. Mỗi buồng sàng trong có lắp các khung lưới chồng lên nhau theo trật tự công nghệ yêu cầu (từ 23÷28 hộp lưới sàng). Các khung lưới đặt trong hộp lưới được giữ chặt trong buồng sàng qua một bộ phận ép. Sàng được treo bốn góc bằng các sợi mây haycáp. Chuyển động quay lắc tròn của sàng được tạo ra bánh lệch tâm. Khi motor điện truyền chuyển động quay cho trục lệch tâm, trục này quay gây ra lực ly tâm làm toàn bộ sàng lắc

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 45

tròn. Nguyên liệu vào sàng qua các miệng nạp liệu xuống từng lớp lưới sàng. Tại đây nguyên liệu phân ra thành những sản phẩm khác nhau do việc sắp xếp các lớp lưới sàng có kích thước khác nhau. Các sản phẩm này đi xuống dưới đáy buồng sàng qua các cửa được thiết kế sẵn trong hộp lưới và các đường đi bên vách buồng sàng ra ngoài.

+ Trong quá trình hoạt động, bề mặt lưới sàng được tự động làm sạch nhờ một dụng cụ làm sạch đặt giã – bề mặt lưới sàng. Lớp lưới đan nằm bên dưới lưới sàng có kích thước lỗ lưới lớn cho sản phẩm lọt qua và giữ định vị miếng làm sạch. Miếng làm sạch này sẽ xoa lên bề mặt dưới của lưới sàng trong quá trình sàng hoạt động.

4.2.6 Sàng thanh bột − Cấu tạo:

Hình 4.10: Máy sàng thanh bột

− Nguyên lý hoạt động:

+ Khung gắn lưới sàng được lắp trong thân máy sàng và được truyền chuyển động lắc qua cơ cấu biên tay quay hay sử dụng motor rung. Nguyên liệu vào sàng qua cửa nạp liệu vào lớp lưới thứ nhất và sau đó rơi xuống lớp lưới thứ hai và thứ ba (sàng có cấu tạo ba lớp lưới chồng lên nhau). Luồng khí hút đi xuyên qua các lớp lưới sàng tách các vật liệu nhẹ ra khỏi hỗn hợp ra ngoài qua cửa hút gió. Phần nguyên liệu có tỷ trọng nặng hơn nằm lại trên lưới sàng không lọt qua lỗ lưới đi dần xuống cuối lưới sàng ra ngoài.

+ Trên cùng một lớp lưới sàng, người ta gắn các loại lưới sàng có kích thước lỗ sàng khác nhau từ số lớn đến số nhỏ theo hướng chuyển động của luồng nguyên liệu. Lưới được gằn trên các khung sàng rời. Luồng gió hút trên mặt lưới sàng được điều chỉnh thích hợp qua cửa điều chỉnh gió.

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 46

+ Trong quá trình hoạt động, lưới sàng được tự động làm sạch nhờ một thiết bị làm sạch lắp trên khung lưới sàng bên dưới mặt lưới. Thiết bị này chạy dọc tới lui theo bề mặt lưới nhờ chuyển động lắc của sàng.

4.2.7 Hệ thống vận chuyển khí động − Cấu tạo:

Hình 4.11: Hệ thống vận chuyển khí động

− Nguyên lý hoạt động:

Nguyên liệu được đưa vào hệ thống qua ống thêm gió 1. Ống này phần dưới có các lỗ cho không khí đi vào. Quạt ly tâm 6 hút tạo áp suất âm trong khoang cyclone

2 tạo lực hút đưa hỗn hợp nguyên liệu và không khí vào trong cyclone. Do cấu tạo của cyclone có đường dẫn hướng tạo chuyển động xoáy trôn ốc nên động năng của hỗn hợp khí và nguyên liệu bị giảm dần sẽ tách nguyên liệu rơi xuống đáy cyclone và luồng không khí sẽ qua ống nằm giữa cyclone vào quạt thổi ra ngoài. Van quay 4 có nhiệm vụ đưa sản phẩm lắng trong cyclone ra ngoài bằng các cánh quay, đồng thời có nhiệm vụ làm kín không cho không khí lọt vào trong cyclone làm giảm lực hút của quạt và làm hiệu quả lắng của hệ thống hút. Cửa kính 3 cho ta quan sát được sản phẩm. Van điều chỉnh gió 5 giúp điều chỉnh lượng gió thích hợp bảo đảm cho cyclone làm việc với hiệu quả lắng cao nhất.

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 47

4.2.8 Thiết bị lọc túi: Cấu tạo:

Hình 4.12: Thiết bị lọc túi vải

− Nguyên lý hoạt động:

Hỗn hợp không khí và nguyên liệu được quạt thổi vào buồng lọc 6. Trong buồng lọc có lắp nhiều túi lọc bằng vải bao quanh các khung xương bằng thép. Phần bên trong của khung xương thông với một buồng hút 4 được liên kết với quạt hút. Nguyên liệu vào trong khoang lọc bị hút bám dính vào bề ngoài túi lọc và nặng dần rơi xuống đáy khoang lọc và được van quay 8 đưa ra ngoài. Các túi lọc được làm sạch định kỳ bằng hệ thống khí nén qua các vòi phun đóng mở bằng van điện từ thổi khí ra vào trong các túi lọc và đẩy bột dính bên ngoài túi vải rớt xuống làm sạch túi tăng hiệu suất làm sạch.

4.2.9 Máy đánh vỏ cám: − Cấu tạo: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 48

− Nguyên lý hoạt động:

Nguyên liệu được cung cấp vào máy qua cửa nạp liệu vào khoang đánh tơi 1. Cánh guồng được truyền động quay từ hệ thống truyền động đai. Guồng có cấu tạo các cánh xiên nhằm hướng luồng liệu vận chuyển đi dọc theo chiều dài máy từ miệng nạp liệu đến miệng ra liệu. Cánh guồng quay tạo lực va đập lên nguyên liệu làm văng những mảnh bột còn bám sót ở vỏ cám và ở những mảnh vỏ cám nhỏ văng ra ngoài lưới sàng ra ngoài. Phần vỏ cám lớn còn lại được cánh guồng đẩy qua cửa xả liệu ra ngoài. Sàng còn có thể liên kết với đường ống hút để tách những bụi nhẹ.

4.2.10 Đóng gió/Van quay: Cấu tạo:

Hình 4.14: Sơ đồ cấu tạo máy đóng gió

1. Nút thăm nhớt. 4. Trục cánh quạt.

2. Chổi quét. 5. Motor điện.

3. Vỏ máy.

− Nguyên lý hoạt động:

Motor điện truyền chuyển động quay cho trục cánh gạt của bộ truyền động với vận tốc khoảng 30 ÷ 60 vòng/phút. Cánh và phần vỏ được chế tạo rất chính xác để đảm bảo không cho không khí lọt qua. Các cánh quay sẽ gạt sản phẩm rơi xuống theo chiều quay của cánh. Chổi 2 có nhiệm vụ làm sạch cạnh làm việc của cánh rotor. Có hai dạng cánh: cánh thẳng và cánh xiên.

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 49

4.2.11 Cân định lƣợng: − Cấu tạo:

Hình 4.15: Sơ đồ nguyên lý cấu tạo cân định lượng

1. Phễu nạp liệu. 2. Thùng cân. 3. Phễu hứng.

− Nguyên lý hoạt động:

Thùng cân được treo trên các thiết bị cảm biến tải trọng và bộ cảm biến này được liên kết mạch điều khiển với cửa nạp liệu. Khi cửa nạp liệu mơ, liệu vào thùng cân. Khi lượng liệu vào đủ tải trọng yêu cầu thì bộ cảm biến báo ngắt mạch đóng cửa nạp liệu và mở cửa xả liệu thùng cân xuống phễu hứng ra đóng bao hay đi vào một thiết bị khác trong dây chuyền.

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 50

4.2.12 Cân cám: − Cấu tạo:

Hình 4.16: Sơ đồ cấu tạo cân đóng bao cám

1. Miệng nạp liệu. 5. Bộ phận đóng ngắt điện.

2. Motor truyền động. 6. Máng trượt.

3. Khoang chứa cám. 7. Trụ cân.

4. Trục chính.

− Nguyên lý hoạt động:

Motor điện truyền chuyển động quay cho trục 4. Cuối trục 4 có gắn một cánh xoắn. Máng trượt 6 chuyển động lên xuống dọc theo bên ngoài và khoang chứa cám

3 và được treo bằng hai sợi dây cáp. Sợi dây cáp bình thường được cuốn lên bởi một lò xo xoắn và máng trượt được cáp lên vị trí cao nhất. Khi ta máng bao vào bộ phận kẹp bao trên máng trượt, vis xoắn đẩy cám trong khoang chứa cám vào bao cám và đẩy bao cám cùng máng trượt đi xuống, lò xo treo cáp bị nén lại. Đến một vị trí xác định (trọng lượng đã đủ), vis xoắn ngừng lại nhờ bộ đóng ngắt mạch 5, ta lấy bao cám ra và lấy bao không khác gắn vào kẹp bao. Tuy nhiên, để máng trượt không tự trả về ngay khi bao lấy bao cám ra, người ta thiết kế một bộ phận thắng không cho dây cáp bị cuốn trở về ngay. (Trong một số máy mới người ta sử dụng hệ thống piston sử dụng khí nén thay cho dùng dây cáp treo).

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 51

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần bột mỳ bình an (Trang 46 - 58)