Phân tích độ tin cậy: 4 5-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hành vi của nhà đầu tư đối với thông tin kế toán trên báo cáo tài chính (Trang 53 - 55)

4.2 Đánh giá các thang đo 4 5-

4.2.1 Phân tích độ tin cậy: 4 5-

Trong phân tích này, hệ số Cronbach’s alpha được tính tốn để kiểm tra mức độ chặt chẽ của các mục hỏi trong thang đo. Như đã trình bày trong chương 3, một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số từ 0,8 trở lên, tuy nhiên α từ 0,6 trở lên vẫn có thể đảm bảo độ tin cậy và chấp nhận được. Và các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,4 cũng bị loại bỏ. Kết quả phân tích độ tin cậy được trình bày chi tiết tại phụ lục 6 và bảng 4.7. Cụ thể như sau:

- Biến thái độ: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Thái độ” cho

thấy, Cronbach’s alpha đạt 0,707 , các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,4 ngoại trừ hai biến TD7 “Tôi xét thấy rằng việc sử dụng BCTC là một việc làm thích hợp cho việc ra quyết định” và biến TD9 “Tôi cảm thấy thích sử dụng BCTC khi ra quyết định” có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.4, do đó cần loại bỏ các biến này. Sau khi loại bỏ lần lượt biến TD9 và TD7, kết quả cho thấy hệ số tương quan biến tổng của các biến còn

lại đều lớn hơn 0,4 , hệ số Cronbach’s alpha đã tăng lên và đạt 0,881. Vì vậy, các biến quan sát còn lại đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.

- Biến môi trường xã hội: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Môi trường xã hội” cho thấy, biến XH4 “Tôi thấy thông tin từ các cơ quan nhà nước đề cập nhiều đến sự hữu dụng của BCTC và nó ảnh hưởng đến việc sử dụng BCTC của tơi” có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4, do đó cần loại bỏ biến này. Sau khi loại bỏ, các biến cịn lại đều có hệ số tương quan đạt yêu cầu, hệ số Cronbach’s alpha cũng tăng từ 0,737 lên 0,881. Vì vậy, các biến quan sát cịn lại đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.

- Biến năng lực nhận thức: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Năng lực nhận thức” cho thấy, Cronbach alpha của thang đo là 0,892 , đồng thời, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,4. Vì vậy, các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.

- Biến môi trường thơng tin: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Môi trường thông tin” cho thấy, biến MT5 “Những thơng tin từ thị trường chứng khốn/báo chí/lời khuyên của người khác… thì đáp ứng kịp thời nhu cầu thơng tin của tơi” có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4, do đó cần loại bỏ biến này. Sau khi loại bỏ, các biến còn lại đều có hệ số tương quan đạt yêu cầu, hệ số Cronbach’s alpha cũng tăng từ 0,657 lên 0,819. Vì vậy, các biến quan sát còn lại đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.

- Biến hành vi sử dụng BCTC: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Hành vi sử dụng BCTC” cho thấy, Cronbach alpha của thang đo là 0,890 , các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,4. Vì vậy, các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.

Nhóm yếu tố Cronbach's alpha

Thái độ 0,881

Môi trường xã hội 0,881

Năng lực nhận thức 0,892

Môi trường thông tin 0,819

Hành vi sử dụng BCTC 0,890

Bảng 4.7 Kết quả phân tích độ tin cậy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hành vi của nhà đầu tư đối với thông tin kế toán trên báo cáo tài chính (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)