Năng lực phòng chống rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội đến năm 2020 (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH

2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MB

2.2.1.2. Năng lực phòng chống rủi ro

a) Hệ thống quản lý rủi ro

MB thuộc top những ngân hàng có khả năng quản lý rủi ro hàng đầu trong hệ thống NHTM Việt Nam với mô hình tổ chức quản lý rủi ro chuyên nghiệp và đang từng bước hướng dần theo các chuẩn mực quốc tế.

Quản lý rủi ro tín dụng: Cùng với việc ban hành chính sách tín dụng làm cơ sở nền tảng cho việc xây dựng các quy định liên quan đến hoạt động tín dụng thì các hệ thống phân quyền phán quyết cấp tín dụng và các quy trình hướng dẫn được tuân thủ nghiêm ngặt đảm bảo hạn chế rủi ro, tách bạch rõ các khâu đề xuất - tham mưu và phát quyết cấp tín dụng.

Mơ hình chấm điểm tín dụng đối với cá nhân và doanh nghiệp được xây dựng và không ngừng cải tiến phục vụ cho công tác thẩm định hồ sơ.

Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng đã giúp MB duy trì việc tăng trưởng tín dụng hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng.

Quản lý rủi ro thị trường: hệ thống Quản lý rủi ro thị trường ngày càng hồn thiện giúp phịng chống các rủi ro liên quan thanh khoản, lãi suất, kinh doanh ngoại hối và chứng khốn góp phần khá lớn vào việc tăng thu nhập.

Duy trì hệ thống kiểm soát giao dịch hiệu quả song song với việc tổ chức các đơn vị kinh doanh ngoại hối (FX). Thiết lập hệ thống hạn mức cụ thể, hệ thống báo cáo, danh mục đầu tư và tính tốn mức thiệt hại (VaR) phù hợp.

Quản lý rủi ro hoạt động: nhằm hạn chế các rủi ro do con người, hệ thống trang thiết bị và cơng nghệ, quy trình nội bộ chưa chặt chẽ hoặc do tác nhân bên ngoài chưa lường trước.

Quy trình ban hành sản phẩm ngày càng được hoàn thiện, hệ thống phân quyền, hạn mức phán quyết luôn được nghiên cứu và thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ nhằm đảm bảo tính cạnh tranh an tồn và hiệu quả.

Xây dựng các phương án đảm bảo hoạt động liên tục trong giai đoạn khủng hoảng (BCP) cho hệ thống công nghệ thông tin và các hoạt động khác. Ngân hàng ln duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu (CAR) đạt trên 10%.

b) Dự phòng rủi ro tín dụng:

Dự phịng rủi ro tín dụng cụ thể trích lập trong năm 2013 là 1,892 tỷ đồng, đây là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, làm tăng sự an toàn và lành mạnh trong hoạt động.

Tuy vậy, hệ thống quản lý rủi ro tại MB vẫn còn một số tồn tại và không phát huy hết tác dụng gây lãng phí và đơi khi không phát hiện và ngăn

ngừa được rủi ro do nhận thức và chất lượng quản lý rủi ro không đồng đều giữa các đơn vị, hệ thống thông tin chưa đầy đủ, số lượng khách hàng nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng khá lớn, một vài đơn vị có tỷ lệ cho vay tập trung vào một ngành nghề khá cao. Mơ hình cấp tín dụng với Quan hệ khách hàng - Thẩm định - Hỗ trợ vận hành chưa thật sự phát huy hiệu quả, thực tế trách nhiệm giữa các bộ phận chưa được tách bạch và phân định rõ ràng, đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau, làm kéo dài thời gian xử lý hồ sơ.

Công tác kiểm tra tại các Tổ kiểm tra kiểm toán Khu vực thuộc Ban điều hành và Kiểm toán nội bộ thuộc Ban Kiểm soát về nội dung kiểm tra, phạm vi kiểm tra, mục đích kiểm tra, đối tượng kiểm tra, phương pháp kiểm tra và thậm chí nội dung báo cáo còn nhiều điểm giống nhau và trùng lắp không phát huy hết được hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, kế hoạch kiểm tra đôi khi chưa có sự phối hợp tốt nên dễ gây khó khăn và mất thời gian cho các đơn vị được kiểm tra kiểm tốn. Cơng tác kiểm tra kiểm toán được thực hiện thường xuyên nhưng do trình độ nhân sự làm cơng tác này cịn hạn chế hoặc phạm vi kiểm tra chưa đủ rộng, phương pháp kiểm tra chưa phù hợp nên cơng tác phịng ngừa rủi ro chưa phát huy hết hiệu quả gây ra một số sự vụ sai phạm và ảnh hưởng đến uy tín của MB.

Nhìn chung, với 02 năm liên tiếp MB đạt lợi nhuận tuyệt đối vượt qua Sacombank, ACB, Eximbank đã chứng tỏ những chiến lược Ban Lãnh Đạo MB đặt ra là phù hợp với xu thê, không những giúp MB vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế mà còn giúp MB ghi được ấn tượng về một ngân hàng “ vững vàng” trong mắt khách hàng.

Nguồn lực tài chính của MB chưa phải là lớn nhất trên thị trường, nhưng việc sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có chính là lợi thế mà không đối thủ cạnh tranh nào có thể bắt chước được.

Nhận xét, với những phân tích trên, việc kinh doanh của MB có nhiều thuận lợi, đáp ứng nhu cầu thị trường nhằm đạt mục đích kinh doanh . Tuy nhiên, lợi thế hiện tại chỉ là nhất thời do các đối thủ chịu ảnh hưởng quá lớn từ khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Chính vì vây, để đảm lợi thế kinh doanh, MB phải thực hiện nâng cao

lực sẵn có để đạt thị phần mục tiêu để đẩy lùi các áp lực cạnh tranh hình thành sau khủng hoảng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội đến năm 2020 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)