Nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội đến năm 2020 (Trang 29 - 35)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH

2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MB

2.2.1.1. Nguồn lực tài chính

a) Tổng tài sản: đến cuối năm 2013 đạt 180,381 tỷ đồng, tăng 2.72% so với thời điểm đầu năm, tăng 6,5 lần so với năm 2010, tỷ lệ tổng tài sản/vốn điều lệ đạt 16 lần tăng 3% so với năm 2010. Cơ cấu tài sản được được điều hành hợp lý với cấu trúc hài hòa đảm bảo tính sinh lời cao nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản.

b) Vốn chủ sở hữu (vốn tự có): là vốn do các chủ sở hữu đóng góp và được tích lũy trong q trình kinh doanh một phần dưới dạng lợi nhuận giữ lại. Hoạt động kinh doanh ngân hàng vốn dĩ tiềm ẩn nhiều rủi ro và vốn tự có cao sẽ giúp ngân hàng đảm bảo được năng lực tài chính và dự phịng rủi ro. Quy mô vốn chủ sở hữu càng

xảy ra những cú sốc xuất hiện trong nền kinh tế đặt biệt là trong môi trường kinh doanh với nhiều biến động phức tạp khó dự báo và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế và các tổ chức kinh doanh trên thế giới ngày càng sâu rộng.

Ban lãnh đạo MB luôn ý thức được tầm quan trọng của việc tăng nhanh năng lực tài chính nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng thông qua tăng nhanh chỉ tiêu vốn chủ sở hữu. đến cuối 2013 thì vốn chủ sở hữu đạt 15,148 tỷ đồng, tăng 17% so 2012.

Bảng 2.1. Tổng tài sản, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu MB

(đvt: tỷ VNĐ) Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng tài sản 69,008 109,623 138,831 175,612 180,381 Vốn điều lệ 5,300 7,300 7,300 10,300 11,256 Vốn chủ sở hữu 6,888 8,882 9,642 12,865 15,148 (Nguồn: https://www.mbbank.com.vn/nhadautu/Lists/BaoCaoThuongNien/ tai-lieu-bieu-mau.aspx)

Bảng 2.2. Tổng tài sản, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu một số TCTD năm 2013 (đvt: tỷ VNĐ) (đvt: tỷ VNĐ) TCTD VCB BIDV MB STB ACB Tổng tài sản 468,994 548,386 180,381 161,378 166,599 Vốn chủ sở hữu 42,386 32,040 15,148 17,064 12,504 Vốn điều lệ 23,174 28,112 11,256 12,425 9,376 (Nguồn: http://ezsearch.fpts.com.vn/Services/StockCompare/)

So với các NHTM trên thị trường, MB có các chỉ số về tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, và vốn điều lệ tương đối cao, thể hiện tiềm lực kinh doanh cũng như định hướng xây dựng MB trở thành 1 trong 3 NHTM lớn nhất trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên khoảng cách của các chỉ tiêu này giữa các NHTM vẫn chưa cao và có sự phân nhóm rõ rệt so với các NHTM có vốn chi phối của nhà nước như VCB, BIDV. Đây cũng chính là điểm bất lợi về quy mơ tài chính của các NHTMCP nói chung và MB nói riêng trong thời gian sắp tới khi NHNN thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Nguyên nhân dẫn đến sự phân nhóm này là do các NHTMCP có vốn nhà nước đều có xuất phát điểm là NHQD, được thành lập từ rất sớm và phục vụ cho các mục đích riêng của nhà nước nhằm hỗ trợ và xây dựng nền kinh tế, cho nên bản thân mỗi ngân hàng cần phải được đầu tư bởi một lượng vốn tương đối lớn. Mặt khác, sau khi thị trường tài chính bùng nổ với sự ra đời hàng loạt NHTM, CTCK.. các ngân hàng này cũng được cổ phần hóa, nhu cầu đầu tư tài sản, huy động thêm vốn hoạt động cũng không ngừng tăng lên để kịp thời cạnh tranh với thị trường..

c) Vốn điều lệ: Mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng được quy định tại nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 là các ngân hàng TMCP phải đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu là 1.000 tỷ đồng chậm nhất vào cuối 2008 và tối thiểu 3.000 tỷ đồng đến cuối năm 2010.

Đến cuối 2013 thì vốn điều lệ của MB là 11,256 tỷ đồng bằng 3.7 lần so với vốn pháp định, , nếu so với một số ngân hàng trong khu vực như: Bangkok (Thái Lan) là 1 05,56 1 tỷ đồng (~5,031 triệu USD), Maybank (Malaysia) là 127 ,764 tỷ đồng (~6,084 triệu USD), PT Bank Central Asia Tbk Indonesia) là 44 ,625 tỷ đồng (~2,125.9 triệu USD), Woori (Hàn Quốc) là 1 93 ,0 11 tỷ đồng (~9,191 triệu USD), UOB (Singapore) là 1 97,9 88 tỷ đồng (~9,428 triệu USD) thì vốn của MB là khá nhỏ. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của MB trong cuộc chiến giành thị phần với các đối thủ là các chi nhánh NHNN khi thị trường tài chính buộc phải mở cửa theo lộ trình thực hiện những cam kết gia nhập WTO. Tuy nhiên, nếu so sánh trong hệ thống NHTM Việt Nam tại thời điểm này thì MB đang đứng vị trí thứ 2 trong khối NHTMCP, sau Sacombank, và đứng thứ 5 trong hệ thống NHTM Việt Nam.

Qua bảng trên và các nghiên cứu cho thấy quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản của MB hiện nay nằm ở mức trung bình khá trong hệ thống NHTM Việt Nam. Việc hạn chế về vốn điều lệ và quy mô sẽ là yếu tố cản trở cho yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại đòi hỏi đầu tư lớn và dài hạn làm hạn chế khả năng triển khai các nghiệp vụ như bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay… cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

d) Chỉ số an toàn vốn (CAR)

Theo quy định của tổ chức giám sát ngân hàng (Basel) thì các ngân hàng phải bảo đảm một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Theo Thông tư 13/TT- NHNN ngày 20/5/2010 có hiệu lực thi hành từ 01/10/2010 thay thế Quyết định 457/2005/Qđ-NHNN ngày 19/04/2005 quy định Tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ).

Nếu quy mơ vốn tự có của ngân hàng càng thấp thì khả năng mở rộng hoạt động sẽ khó khăn vì nếu mở rộng hoạt động thì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu sẽ có khả năng khơng đạt mức 9% như quy định và sẽ đối mặt với những nguy cơ rủi ro lớn hơn.

Hoạt động của các TCTD còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hệ số an tồn tài chính của các NHTM Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, từ chỗ dưới 8% theo thông lệ quốc tế (theo tiêu chuẩn Basel 1) thì đến cuối 2009 đã đạt trên 10% theo cách tính của Việt Nam. Tuy nhiên, đây là cách tính theo quy định áp dụng tại Việt Nam và hệ số an toàn vốn hiện nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn thấp hơn mức bình quân của các ngân hàng khu vực (trên 12%), và chưa tương xứng với mức độ rủi ro trên thị trường tài chính Việt Nam (theo dự tính của các tổ chức quốc tế, với mức độ rủi ro trên thị trường Việt Nam thì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu phải đạt là 12%) thì hệ thống ngân hàng mới đảm bảo độ tin cậy và an toàn trong hoạt động.

Một số thống kê ngân hàng cho thấy hệ số CAR tại NHTM của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực đông Á là 12,3%. Đây cũng là mức mà thực tế một số NHTM Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua.

Bảng 2.3. Hệ số An Toàn Vốn của MB

Năm 2011 2012 2013

Hệ số CAR ( đvt: %) 9.59 11.15 11

(Nguồn: https://www.mbbank.com.vn/nhadautu/Lists/BaoCaoThuongNien/ tai-lieu-bieu-mau.aspx)

Qua bảng trên cho ta thấy Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của MB đạt mức trên mức tối thiểu quy định là 9% nhưng thấp hơn 12% và một lưu ý thêm nữa là tính an tồn và bền vững của hệ thống chưa cao một phần do các nguyên nhân sau: hệ số cho vay/vốn huy động 60~70% là khá cao, một số thời điểm nợ xấu tăng ở mức khá cao, cơ cấu thu thập cịn dựa nhiều vào tín dụng ( trên 50%)… Việc duy trì chỉ số CAR cao hơn mức trung bình ngành trong nước chứng tỏ MB luôn hướng đến hoạt động an toàn, đây được xem như là một cam kết của MB dành cho các cổ đông, đối tác và khách hàng.

e) Chỉ số về khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM với nhau. Khả năng sinh lời được được thể hiện qua các chỉ số ROE và ROA.

Lợi nhuận: Từ ngày đầu thành lập đến nay, MB ln có lợi nhuận với xu

hướng chung là năm sau cao hơn năm trước. Đến năm 2013, MB đã đạt mức lợi nhuận trước thuế là 3,022 tỷ đồng, đạt 98% so với năm 2012. Mặc dù chỉ tiêu lợi nhuận khơng đạt được như kế hoạch, nhưng nó đã thể hiện được vị thế ngày càng cao của MB trong top 5 NHTM Việt Nam, vượt qua các đối thủ lớn như ACB, Sacombank.

Cơ cấu thu nhập cũng được cải thiện theo hướng hiện đại: giảm dần tỷ trọng thu tín dụng trong tổng thu nhập, từng bước tăng tỷ trọng thu phi tín dụng theo sự phát triển của xã hội nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.

Bảng 2.4. Lợi nhuận trước thuế, ROE, ROA của MB

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Lợi nhuận trước thuế

( đvt: tỷ VNĐ) 2,288 2,625 3,089 3,022

ROE (đvt: %) 21.71 22.96 20.49 16.32

ROA (đvt: %) 1.92 1.71 1.41 1.28

(Nguồn: https://www.mbbank.com.vn/nhadautu/Lists/BaoCaoThuongNien/ tai-lieu-bieu-mau.aspx)

Bảng 2.5. Lợi nhuận trước thuế, ROE, ROA một số TCTD năm 2013

TCTD VCB BIDV MB STB ACB

Lợi nhuận trước thuế

( đvt: tỷ VNĐ) 5,743 5,290 3,022 2,961 1,036

ROE (đvt: %) 10.43 13.84 16.32 14.49 6.58

ROA (đvt: %) 0.99 0.78 1.28 1.42 0.48

(Nguồn: http://ezsearch.fpts.com.vn/Services/StockCompare/)

Hệ số ROE của các NHTM của các nước trong khu vực và trên thế giới luôn ở mức trên 15%. ROE của MB cũng ở mức cao so với các ngân hàng trong khu vực nhưng mức độ ổn định của chỉ tiêu này khơng cao ( đang có xu hướng giảm) do đặc thù kinh doanh còn phụ thuộc vào tín dụng nên mức độ bền vững về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là chưa cao.

Hiệu quả hoạt động được đo bằng tỷ lệ bình quân giữa lợi nhuận ròng sau thuế so tổng tài sản. ROA của toàn hệ thống NHTM Việt Nam năm 2013 đạt khoảng trên 1%. Nhìn chung hệ số này của MB ở mức khá tốt thể hiện nổ lực của ngân hàng này trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Nhờ kết quả kinh doanh vượt trội so với các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh cùng ngành mà thương hiệu MB ngày càng mạnh hơn, được khách hàng tin cậy kết hợp với chiến lược quảng cáo, khuyến mãi huy động, hỗ trợ lãi suất vay không ồn ào mà theo kiểu "mưa dầm thấm sâu" đã tạo cho MB một lối đi riêng, ít tốn kém và không đối đầu trực tiếp với các đối thủ khác

f) Khả năng thanh toán

Điều hành thanh khoản là vấn đề được quan tâm sâu sắc của Ban điều hành MB. Việc duy trì một khả năng thanh khoản cao sẽ bị đánh đổi bởi một khoản chi phí cơ hội lớn, chính vì vậy ngân hàng phải tính tốn thật kỹ giữa việc duy trì khả năng thanh khoản và chi phí của việc duy trì này nhằm tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng. Yêu cầu của vấn đề này phải vừa đảm bảo khả năng thanh tốn vừa đảm bảo tính sinh lợi của tài sản. Do vậy Ngân hàng đã đầu tư một phần hợp lý vào các loại tín phiếu, trái phiếu Chính phủ và các loại chứng khoán

Trong những năm vừa qua MB ln đảm bảo khả năng thanh tốn theo các yêu cầu của NHNN về chỉ tiêu các tỷ lệ về khả năng chi trả theo Quyết định 457/2005/Qđ-NHNN như tỷ lệ giữa các tài sản “có” có thể thanh tốn ngay và các tài sản “nợ” đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo, tỷ lệ giữa tổng tài sản “có” có thể thanh toán ngay trong thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản “nợ” phải thanh toán trong thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo đều đạt yêu cầu (>=100%).

Duy trì hoạt động liên tục trong điều kiện khủng hoảng, khi có các tình huống khẩn cấp xảy ra được MB chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm bảo vệ an toàn con người, tài sản, thơng tin… thơng qua các tình huống mơ phỏng, giả định, đảm bảo hoạt động liên tục và thông suốt trong bất kỳ tình huống nào. Tại các tình huống mơ phỏng giả định, sự phân công phân nhiệm, các hành động phải được quy định chi tiết, giúp cho nhân viên thừa hành làm quen, tránh bỡ ngỡ khi gặp sự cố.

Bảng 2.6. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn của MB

Năm 2011 2012 2013

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho

vay trung dài hạn (đvt: %) 15.8 10.9 12.8 (Nguồn:

https://www.mbbank.com.vn/nhadautu/Lists/BaoCaoThuongNien/tai-lieu- bieu-mau.aspx)

Không những quan tâm đến khả năng thanh tốn ngắn hạn, MB cịn quan tâm đến sự hợp lý về kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn thông qua các kỳ hạn tái định giá của mơ hình quản lý Tài sản nợ - Tài sản có. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn luôn thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tối đa cho phép là 30%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội đến năm 2020 (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)