Năng lực hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội đến năm 2020 (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH

2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MB

2.2.2. Năng lực hoạt động

a) Năng lực huy động vốn

Huy động vốn của MB thời gian đầu chủ yếu huy động tiền gởi từ các tổ chức kinh tế thuộc Bộ Quốc Phòng. Đến nay, sản phẩm tiền gởi đã phong phú, đa dạng hơn với hàng loạt sản phẩm, kỳ hạn, phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng, từ tổ chức đến dân cư.

Phong cách phục vụ được cải tiến theo hướng đem tiện ích cao nhất đến cho khách hàng. Ngoài việc phục vụ tại quầy, một số giao dịch tiến hành tại nhà, tại các điểm giao dịch hay được thực hiện qua mạng internet. Bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm, việc tăng cường mở rộng quan hệ với các tổ chức, định chế nước ngoài nhằm tiếp cận nguồn vốn mới được tiến hành thường xuyên.

Trong giai đoạn 2008-2013, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất trong nước và trên thị trường quốc tế, tình hình lạm phát, cạnh tranh về huy động vốn giữa các TCTD trong nước gây ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và MB nói riêng.

Năng lực huy động vốn của MB thể hiện ở thị phần huy động vốn và mức tăng trưởng. Với hệ thống mạng lưới rộng khắp, uy tín trên thị ngày càng tăng nên nguồn vốn huy động của MB tăng trưởng đều hàng năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có xu hướng ngày càng chậm lại chứng tỏ mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt đã ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn vốn.

Hiện nay thị phần huy động vốn MB tương đối lớn so với các ngân hàng trong khối TMCP, tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm 2013 đạt 136,088 tỷ đồng tăng 13.6 % so với đầu năm.

Nguồn vốn huy động của MB khá đa dạng, gồm nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư, vốn huy động từ kênh phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…), nguồn vốn ủy thác từ các định chế tài chính quốc tế.

Bảng 2.7. Số liệu huy động của MB từ năm 2010 -2013 Năm 2010 2011 2012 2013 Năm 2010 2011 2012 2013 Huy động ( đvt: tỷ VNĐ) 65,740 89,548 117,747 136,088 (Nguồn: https://www.mbbank.com.vn/nhadautu/Lists/BaoCaoThuongNien/ tai-lieu-bieu-mau.aspx)

Bảng 2.8. Số liệu huy động của một số TCTD năm 2013

TCTD VCB BIDV MB STB ACB

Huy động

( đvt: tỷ VNĐ) 332,245 338,902 136,088 131,644 138,110

(Nguồn: http://ezsearch.fpts.com.vn/Services/StockCompare/)

b) Năng lực hoạt động tín dụng

Năm 2013 thì hoạt động tín dụng được điều hành linh hoạt hơn trong bối cảnh nền kinh tế dần hồi phục, ưu tiên tăng trưởng tín dụng theo đặc thù từng vùng miền kết hợp với tăng cường bán chéo sản phẩm nhằm phát huy tối đa các lợi thế của các đơn vị thành viên trong tập đoàn nhằm cung cấp các dịch vụ trọn gói đến khách hàng.

Song song đó thì chủ trương kiểm sốt tăng trưởng tín dụng phù hợp với kế hoạch đã đề ra. Cuối năm 2013 tổng dư nợ cho vay cho vay đạt 85,972 tỷ đồng.

Danh mục cho vay của MB khá đa dạng như cho vay tiêu dùng, cho vay tài trợ đầu tư dự án bất động sản, cho vay CBNV, cho vay sản xuất kinh doanh với các chương trình cho vay có trọng điểm như tài trợ xuất khẩu gạo, thủy hải sản khu vực miền Tây, cho vay hỗ trợ nhà phân phối và tham gia đồng tài trợ một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Chính phủ…

Bảng 2.9. Số liệu dư nợ của MB từ năm 2010 -2013

Năm 2010 2011 2012 2013

Dư nợ tín dụng

( đvt: tỷ VNĐ) 65,740 89,548 74,479 87,743

Bảng 2.10. Số liệu dư nợ của một số TCTD năm 2013

TCTD VCB BIDV MB STB ACB

Dư nợ tín dụng

( đvt: tỷ VNĐ) 274,314 384,889 87,743 109,214 105,642

(Nguồn: http://ezsearch.fpts.com.vn/Services/StockCompare/)

c) Chất lượng tín dụng: Chất lượng Tài sản Có một phần phản ánh qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng. Nợ quá hạn được tính tốn phân loại theo Quyết định 493/2005/Qđ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005. Nhìn chung, nợ quá hạn tại MB được kiểm soát khá tốt, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 2.45% phù hợp với tiêu chuẩn của NHNN. Kết quả này có được nhờ cơng tác quản lý danh mục cho vay, cấp hạn mức tín dụng và giải ngân các dự án trung - dài hạn được kiểm soát tập trung ở Hội sở, Ban chỉ đạo ngăn chặn xử lý nợ quá hạn vận hành có trách nhiệm, hiệu quả.

Bảng 2.11. Số liệu nợ quá hạn của MB từ năm 2010 -2013

Năm 2010 2011 2012 2013

Tỷ lệ nợ quá hạn

( đvt: %) 1.35 1.67 1.84 2.45

(Nguồn: https://www.mbbank.com.vn/nhadautu/Lists/BaoCaoThuongNien/ tai-lieu-bieu-mau.aspx)

Bảng 2.12. Số liệu nợ quá hạn của một số TCTD năm 2013

TCTD VCB BIDV MB STB ACB

Tỷ lệ nợ quá hạn

( đvt: %) 2.81 2.54 2.45 2.55 2.99

(Nguồn: http://ezsearch.fpts.com.vn/Services/StockCompare/)

Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng của MB vẫn còn một số điểm hạn chế: Vẫn chưa phát huy được chương trình cho vay có trọng điểm có gắn kết với xuất khẩu như tài trợ gạo, thủy sản ở khu vực miền Tây trong thời gian qua, chưa đề ra chỉ tiêu cụ thể cho mỗi chương trình. Cơng tác tái định giá tài sản thế chấp là bất động sản và tài sản cầm cố là hàng hóa các loại chưa được thực hiện thường xuyên.

Công tác xây dựng và chọn lọc khách hàng vay kết hợp với bán chéo sản phẩm để tăng thu dịch vụ chưa được tích cực thực hiện do hạn chế về nhân lực và vật lực, chậm được chuyển biến. Việc đánh giá tính tuân thủ các bút phê của Hội đồng Tín dụng về thu dịch vụ và bán chéo sản phẩm chưa kịp thời và đầy đủ.

Mặc dù đã có nhiều nổ lực từ phịng ban Hội sở ngân hàng cũng như tại các Chi nhánh hoặc Phòng giao dịch trong công tác xác minh - thẩm định - giải quyết cho vay, đảm bảo khách hàng đủ khả năng hoàn trả vốn và lãi vay nhưng xét về mặt số tuyệt đối thì nợ quá hạn của MB vẫn tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác kiểm soát trước, trong vay sau cho vay còn chưa phát huy hết trách nhiệm và hiệu quả. Tỷ lệ nợ quá hạn nằm trong giới hạn quy định nhưng một số thời điểm vẫn còn cao hơn một số ngân hàng khối TMCP.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội đến năm 2020 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)