Giới thiệu về BIDV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre (Trang 33)

2.1 Giới thiệu về BIDV và BIDV Bến Tre

2.1.1 Giới thiệu về BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (nay là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- tên viết tắt tiếng Anh: BIDV) được thành lập theo Nghị định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của thủ tướng Chính phủ và được thành lập lại theo mơ hình Tổng Cơng ty nhà nước tại quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994, của Thủ Tướng Chính Phủ. Cùng với q trình hoạt động và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã qua các tên gọi:

 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957

 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 26/04/1981  Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 14/11/1990  Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ 01/5/2012.

Trãi qua hơn 57 năm hình thành và phát triển, đến thời điểm 31/12/2014 BIDV là ngân hàng niêm yết đứng thứ hai về tổng tài sản (655 ngàn tỷ đồng), có mạng lưới kinh doanh rộng khắp cả nước và có chiến lược hội nhập chủ động vào các nền kinh tế khu vực Đơng Nam Á. BIDV có chiến lược kinh doanh hướng đến sự bền vững khi kết hợp giữa phục vụ khách hàng doanh nghiệp và phục vụ khu vực tiêu dùng bán lẻ, cấu trúc lợi nhuận được cải thiện qua từng năm thông qua việc tăng tỷ trọng lợi nhuận từ dịch vụ. BIDV có tiềm năng mở rộng và phát triển thơng qua mạng lưới kênh phân phối truyền thống với hơn 650 điểm giao dịch trên cả nước và mạng lưới kênh phân phối hiện đại với gần 1.500 ATM, 7.000 POS và dịch vụ ngân hàng điệntử để nắm bắt, tận dung các cơ hội thị trường. Hoạt động bán lẻ có bước đột phá mạnh mẽ, lần đầu tiên trong 3 năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ đạt gần 36% tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trên thị trường; huy động vốn bán lẻ có tốc độ tăng trưởng đạt 20% (chiếm tỷ trọng 51% trong tổng huy động vốn toàn hệ thống); dịch vụ bán lẻ tăng trưởng 24% so 2013, tỷ trọng thu dịch vụ bán lẻ/tổng

thu dịch vụ đạt 21%, các sản phẩm, dịch vụ mới liên tục được triển khai đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và gia tăng hình ảnh, thương hiệu của BIDV; nền khách hàng cá nhân đạt mốc gần 7 triệu khách hàng…

Năm 2014, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s đã nâng mức xếp hạng đối với BIDV lên B1 (tăng 01 bậc so với kỳ trước). Moody’s cũng đánh giá BIDV là ngân hàng có hệ thống mạng lưới rộng khắp và sở hữu một trong những hệ thống thanh toán tốt nhất tại Việt Nam. Tổ chức định hạng Standard & Poor’s đã giữ nguyên định hạn tín nhiệm đối với BIDV, qua đó thể hiện sự ổn định và tăng trưởng tín nhiệm của BIDV với quốc tế. Năm 2014 cũng là năm bội thu các danh hiệu, giải thưởng mà các tổ chức uy tín của quốc tế và trong nước trao tặng cho BIDV. Cụ thể như các danh hiệu: “Ngân hàng thương mại tốt nhất Viêt Nam” của Tạp chí International Banker; “Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam” của Tạp chí The Asian Banker; “Ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” và “Ngân hàng cung cấp nghiên cứu thị trường về thị trường ngoại hối tốt nhất Việt Nam” của Tạp chí Asianmoney; “House of the year, Vietnam- Ngân hàng Việt Nam xuất sắc của năm” của Tạp chí Asia Risk…Lần thứ ba liên tiếp BIDV được vinh danh “Thương hiệu quốc gia”; là ngân hàng duy nhất giành được giải thưởng “Ngân hàng điện tử tiêu biểu 2014”, “Ngân hàng điện tử hàng đầu Việt Nam”; Top 5 ngân hàng được quan tâm nhiều trong chương trình My Ebank; Top 3 ngân hàng có doanh số chấp nhận thanh tốn thẻ VISA qua POS cao nhất; Ngân hàng có sản phẩm ấn tượng nhất cho sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế BIDV- Manchester United; Top 3 ngân hàng có doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard cao nhất….

2.1.2 Giới thiệu về BIDV chi nhánh Bến Tre

Tiền thân của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre (BIDV Bến Tre) là Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Bến Tre trực thuộc ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ kí quyết định thành lập ngày 26/4/1975) thuộc Bộ tài chính, được thành lập năm 1977.

Ngày 24/6/1981, Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Bến Tre đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Bến Tre trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam – thành viên chính thức trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Ngày 01/4/1990, Phòng Đầu tư và phát triển tỉnh Bến Tre được thành lập và đi vào hoạt động. Đây là một thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương, trụ sở

đặt tại tỉnh Bến Tre nhưng chịu sự quản lí trực tiếp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương, vốn thành lập do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cấp 100%. Phòng Đầu tư và Phát triển được tổ chức lại và chính thức mang tên Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bến Tre theo quyết định số: 105/NH-QĐ ngày 26/11/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo thống nhất trong toàn hệ thống, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bến Tre còn gọi là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre.

Đến ngày 01/05/2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre được chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre trên cơ sở chuyển đổi mơ hình hoạt động từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 100% vốn Nhà nước thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 30/QĐ-HĐQT ngày 01/05/2012 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Trụ sở đặt tại số 21 Đại lộ Đồng Khởi- Phường 3- TP Bến Tre- tỉnh Bến Tre. Mơ hình tổ chức của BIDV Bến Tre gồm Ban Giám đốc và 14 đơn vị được chia làm 5 khối.

Khối quản lý khách hàng gồm các đơn vị: Phòng khách hàng cá nhân, Phòng khách hàng doanh nghiệp.

Khối quản lý rủi ro gồm: Phòng Quản lý rủi ro.

Khối tác nghiệp gồm các đơn vị: Phịng Quản trị tín dụng, Phịng giao dịch khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch khách hàng cá nhân, Phòng Quản lý và Dịch vụ kho quỹ.

Khối quản lý nội bộ gồm các đơn vị: Phịng Tài chính Kế tốn, Phịng Tổ chức Hành chính, Phịng Kế hoạch tổng hợp.

Khối trực thuộc gồm các đơn vị: Phịng giao dịch Bình Đại, Phịng giao dịch Mỏ Cày Nam, Phòng giao dịch Mỏ Cày Bắc và Phòng giao dịch Khu công nghiệp Giao Long.

Tính đến ngày 31/12/2014, tổng số cán bộ nhân viên tại BIDV Bến Tre là 131 người, trong đó CBNV có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao (94,7%) với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo bài bản.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Bến Tre giai đoạn 2010-2014

Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bến tre giai đoạn 2010- 2014 trên một số chỉ tiêu chủ yếu được thể hiện trong bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1:Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bến Tre 2010-2014

(Đơn vị tính: tỷ đồng, %) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trưởng bình quân Tổng tài sản 1.795 2.142 3.030 3.039 3.100 15%

Lợi nhuận trước thuế 27,66 42,38 71,33 67,96 81,9 12% Dư nợ 1.646 1.832 2.434 2.991 2.996 16% Huy động vốn 1.724 2.046 2.654 2.543 2.50 7 11% Thu dịch vụ ròng 10,84 13,68 16,53 14,8 21,5 22% Lao động cuối kỳ 116 124 132 132 131 3%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp- BIDV Bến Tre)

- Về tổng tài sản, giá trị tài sản của BIDV Bến Tre có chuyển biến theo hướng tích cực.Trong giai đoạn 2010-2014, tổng tài sản đã tăng 73%, bình quân tăng trưởng 15%/năm. Nguyên nhân là do BIDV Bến Tre đã mạnh dạn đẩy mạnh hoạt động tín dụng góp phần làm tăng chênh lệch thu chi, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Về lợi nhuận trước thuế, có bước nhảy vọt, từ năm 2010- 2014 tăng gần gấp 3 lần, trung bình giai đoạn này có mức tăng trưởng 12%/năm

- Về dư nợ tín dụng, có xu hướng tăng trưởng ổn định từ 2010-2014, đạt mức tăng trưởng bình quân 16% năm. Riêng năm 2014 dư nợ chỉ tăng 0,2% so năm 2013, tập trung chủ yếu vào khách hàng doanh nghiệp (+3,2%).

- Về huy động vốn, tăng trưởng đều và ổn định, đạt mức bình quân 11%/năm, chủ yếu là tiền gửi dân cư (năm 2014 chiếm 78% vốn huy động)

- Về thu dịch vụ rịng có mức tăng trưởng bình qn cao nhất (22%), đóng góp vào hiệu quả hoạt động chung của toàn chi nhánh.

- Số lượng CBNV tăng không đáng kể (5 năm tăng 15 cán bộ), năng suất lao động đứng đầu trong các NHTM trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

2.2 Phân tích các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng bán lẻ Thứ nhất, các chính sách, giải pháp lớn của địa phương và mặt bằng dân trí. Thứ nhất, các chính sách, giải pháp lớn của địa phương và mặt bằng dân trí.

- Chính sách kinh tế vĩ mơ được Chính phủ ban hành trong những năm gần đây đã giúp nền kinh tế trong nước chuyển biến tích cực. Đối với Bến Tre, nhiều yếu tố và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội như: kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế- xã hội được tập trung đầu tư trong những năm gần đây đã phát huy tác dụng; hạ tầng các khu công nghiệp ngày càng được hoàn chỉnh, tạo điều kiện thu hút mạnh đầu tư phát triển cơng nghiệp. Các cơ chế, chính sách mới của nhà nước và của tỉnh được ban hành tiếp tục tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư- kinh doanh; việc cải cách thủ tục hành chính, cải cách lề lối làm việc tạo niềm tin cho doanh nghiệp; các dự án lớn của tỉnh được đầu tư nhằm tạo sự đồng bộ trong hệ thống kết cấu hạ tầng.

- Chính quyền tỉnh Bến Tre tập trung chỉ đạo quyết liệt, toàn diện việc thực hiện Đề án tổng thể về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020, triển khai chương trình hành động thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015, phát triển thị trường nội địa gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tăng cường công tác kết nối tiêu thụ các mặt hàng nơng, thủy sản của tỉnh với các doanh nghiệp ngồi tỉnh.

- Cơ chế, giải pháp phát triển kinh tế của tỉnh tạo điều kiện cho người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh, đặc biệt số lượng các hộ kinh doanh cá thể kinh doanh mới tăng cao.

- Đời sống của người dân trong tỉnh được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, xu hướng sử dụng dịch vụ ngày càng tăng và đòi hỏi ở mức độ cao hơn.

Thứ hai, về các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động trên địa bàn.

Hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bến Tre gần giống nhau, cung cấp hầu hết các sản phẩm dịch vụ liên quan đến lĩnh vực tiền tệ- ngân hàng như: thanh tốn (trong nước, ngồi nước), bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, huy động vốn, cho vay, dịch vụ thẻ và các dịch vụ đi kèm (thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, BSMS, IBMB…).

bảng 2.2 dưới đây

Bảng 2.2:Thị phần của BIDV Bến Tre và tương quan

Đơn vị: % Ngân hàng/ thị phần Năm 2014 +/- so năm 2013 HĐV TD Dịch vụ HĐV TD Dịch vụ BIDV 12,4 18,9 37 -4,8 -0,8 2 Vietinbank 11 10 12 0,2 3,7 1 Agribank 39 35 21 -1,2 -7,3 -4 MHB 7 3,5 2,7 2,7 -1 0 Sacombank 9,5 5,9 17 1 1,1 -1 Dongabank 4,5 3,1 3,5 0,3 0,8 2 SCB 3,7 5 0,9 -0,5 0,6 0 Kienlongbank 3 2,5 1,8 0,3 0,9 0 NHXD 3,2 0,4 1,2 0,1 0,3 0 ACB 1,7 0,9 1,8 0,3 0,1 0 Phương Nam 1,6 0,8 0,7 0,1 0,8 1 Lienvietpostbank 1,2 0,8 0,3 1,2 0,8 0,3 Khác (NHPT, NHCSXH, quỹ TDND) 1,9 13,4 - 0 0,4 0 Tổng cộng 100 100 100

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp- BIDV Bến Tre)

Biểu số liệu trên cho thấy trong 4 NHTM nhà nước đang hoạt động tại địa bàn tỉnh Bến Tre thì Agribank mặc dù thị phần trên cả 3 lĩnh vực năm 2014 có giảm nhưng vẫn đang dẫn đầu về thị phần tín dụng và huy động vốn. Lợi thế của ngân hàng này là mạng lưới rộng khắp, đến tận các xã do đó có lợi thế lớn trong thu hút và phục vụ khách hàng bán lẻ. Vietinbank cũng tăng cường đa dạng hóa các đối tượng khách hàng, thị phần tín dụng đã có bước tăng trưởng so 2013; sản phẩm dịch vụ của ngân hàng này phát triển

nhanh, đa dạng, nhiều tiện ích.

Các NHTMCP khác, mặc dù có một số ngân hàng mới thâm nhập địa bàn nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh, mở rộng mạng lưới về các huyện trung tâm, cạnh tranh quyết liệt với các NHTM nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực huy động vốn với nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn, đa dạng. Ưu thế của các ngân hàng này là sự chủ động và linh hoạt trong quyết định cho vay, lãi suất huy động, phí dịch vụ. Sự cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các ngân hàng đã gây khó khăn trong việc giữ chân các khách hàng có số dư tiền gửi lớn.

Bên cạnh đó, các định chế tài chính như Bảo Việt, Bảo Minh, Prudential, Daichi cũng cạnh tranh quyết liệt với các ngân hàng trong lĩnh vực huy động vốn.

2.3 Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV Bến Tre 2.3.1 Kết quả phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV Bến Tre

Hiện nay, quy định dịch vụ ngân hàng bán lẻ có sự khác nhau giữa các ngân hàng: một số ngân hàng xem dịch vụ ngân hàng bán lẻ là các dịch vụ chỉ cung cấp cho khách hàng cá nhân. Một số ngân hàng thì xem dịch vụ ngân hàng bán lẻ là các dịch vụ chỉ cung cấp cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.Hiện nay, dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Bến Tre các dịch vụ cung cấp cho đối tượng khách hàngcá nhân. Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ mới triển khai thí điểm cấp tín dụng theo quy trình cấp tín dụng bán lẻ (đến 31/3/2015 mới đánh giá).

Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và hiệu quả tại BIDV Bến Tre:

2.3.1.1 Dịch vụ huy động vốn bán lẻ

* Nhóm tiền gửi thanh tốn:

- Tiền gửi thanh tốn thơng thường: Đây là loại tiền gửi thông thường được người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại ngân hàng với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán. Lãi suất được áp dụng hiện nay là lãi suất thả nổi. Khách hàng có thể giao dịch tại bất kỳ các điểm giao dịch, các chi nhánh trong hệ thống BIDV.Khách hàng có thể sử dụng các tiện ích đi kèm như lệnh thanh tốn định kỳ, BSMS, ATM, thấu chi tài khoản.

- Tiền gửi tích lũy hoa hồng: Đây là loại tiền gửi dành cho khách hàng có thu nhập cao thường có số dư lớn ổn định hoặc khơng ổn định trên tài khoản tiền gửi thanh tốn, có nhu cầu tích lũy tiền nhàn rỗi và muốn được hưởng lãi suất ưu đãi từ ngân

hàng. Lãi suất được phân tầng cho số dư tăng dần. Khách hàng được sử dụng đầy đủ các tiện ích của sản phẩm tiền gửi thanh tốn thơng thường và được chăm sóc vào các dịp đặc biệt.

- Tiền gửi kinh doanh chứng khoán: Là sản phẩm tiền gửi thanh toán phục vụ cho các nhà đầu tư kinh doanh chứng khốn.

* Nhóm tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn:

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Đâylà loại tài khoản khách hàng có thể gửi tiền vào bất kỳ thời điểm nào, không giới hạn số lần rút. Khách hàng không được phép chuyển nhượng tài khoản. Dành cho những đối tượng khách hàng có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm nhưng chưa dự tính được thời gian gửi.

- Tiền gửi tiết kiệm "Ổ trứng vàng": Là sản phầm huy động tiết kiệm không kỳ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)