Thực trạng công tác quản lý thuế TNCN tại Chi cục thuế huyện Sông Hinh, tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế huyện sông hinh, tỉnh phú yên (Trang 33)

Hinh, tỉnh Phú Yên

2.3.1 Quản lý đối tƣợng nộp thuế TNCN

2.3.1.1 Quản lý đăng ký MSTcho ngƣời nộp thuế

Đây là công tác quan trọng đối với công tác quản lý thuế TNCN. Thực hiện quản lý tốt NNT sẽ góp phần quan trọng trong công tác quản lý thuế TNCN bởi chúng ta chưa biết chính xác ai phải nộp thuế trước khi kê khai thu nhập của họ. Để quản lý được đối tượng nộp thuế mỗi người nộp thuế cần được đăng ký, cấp và sử dụng MST. Cơ quan thuế thực hiện cấp cho mỗi NNT một MST để quản lý với các thông tin như: Tên NNT, địa chỉ kinh doanh, số điện thoại, người đại diện theo pháp luật,... nhằm đảm bảo mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân, tổ chức đều được cơ quan thuế quản lý thu thuế vào NSNN.

Cơng tác kiểm kê, rà sốt MST luôn được cơ quan thuế quan tâm và chú trọng, đảm bảo kiểm soát, nắm bắt kịp thời người nộp thuế, để đưa vào diện theo dõi, quản lý thuế; tăng cường việc rà sốt thơng tin người nộp thuế trên ứng dụng, kịp thời đôn đốc người nộp thuế bổ sung thông tin thay đổi để cập nhật thông tin phục vụ cho công tác quản lý thuế.

Việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên và các Chi cục Thuế được thực hiện theo đúng quy định. Cụ thể kết quả cấp MST tại Chi cục thuế huyện Sông Hinh qua các năm 2014 – 2016 như sau:

Bảng 2.1: Tình hình cấp MST cho ngƣời nộp thuế giai đoạn 2014 – 2016

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm Năm Năm Chênh lệch

2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 2014 2015 2016 Tuyệt đối Tƣơng đối(%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%)

Số lượng mã số thuế

cấp cho người dân 429 410 377 -19 96% -33 92%

Trong đó 1 - Tổ chức, doanh nghiệp 19 16 11 -3 84% -5 69% 2 - Cá nhân kinh doanh 136 150 53 14 110% -97 35% 3 - Cá nhân làm công ăn lương 274 244 313 -30 89% 69 128%

“Nguồn: Chi cục thuế huyện Sông Hinh” Qua bảng dữ liệu trên cho thấy việc đăng ký cấp MST qua các năm có sự biến động, tính đến 31/12/2014 tổng số MST đã cấp là 429 MST, đến 31/12/2015 tổng số MST đã cấp là 410 MST chỉ bằng 96% so với năm 2014, đến 31/12/2016 tổng số MST đã cấp là 377 MST chỉ bằng 92% so với năm 2015. Việc đăng ký cấp MST TNCN cho cá nhân làm công ăn lương ngày càng gia tăng cụ thể năm 2014 là 274 MST đến năm 2015 giảm 30 MST còn 244 MST được cấp, nhưng sang năm 2016 đã tăng 313 MST được cấp, điều này thuận tiện cho việc khấu trừ theo quy định vì nếu khơng thực hiện đăng ký, cấp MST cá nhân có thu nhập tính thuế thì việc khấu trừ thuế TNCN là 10% đối với khoản thu nhập sẽ không được thực hiện thường xuyên.

Nhưng việc cấp MST cho cá nhân kinh doanh lại giảm mạnh nhất vào năm 2016 chỉ có 53 NNT được cấp MST bằng 35% so với năm 2015. Điều này cho thấy rằng công tác quản lý thuế đối với CNKD ảnh hưởng đến tình hình thu ngân sách nói chung và thuế TNCN nói riêng. Chi cục Thuế cần tăng hơn công tác quản lý nhất là công tác quản lý đối với cá nhân kinh doanh.

2.3.1.2. Quản lý kê khai thuế TNCN

Để quản lý thuế TNCN có hiệu quả thì cần phải thực hiện quản lý kê khai nộp thuế tốt. Hiện nay, có hai hình thức kê khai để đăng ký nộp thuế TNCN bao gồm:

Thứ nhất, thông qua cơ quan ủy nhiệm thu hay cơ quan chi trả thu nhập của NNT, cơ quan thuế yêu cầu các đơn vị này tính thuế và khấu trừ thuế của NNT. Số còn lại nếu thuộc phạm vi đóng thuế TNCN thì sẽ kê khai và yêu cầu đối tượng đóng thuế vào NSNN. Việc khấu trừ thuế tại nguồn sẽ góp phần nâng cao trách

nhiệm của các đơn vị chi trả thu nhập trong công tác tự kê khai và nộp thuế, tránh thất thu thuế.

Thứ hai, cơ quan thuế có thể yêu cầu NNT tự kê khai thu nhập và tự tính mức thuế mình phải nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Theo định kỳ của cơ quan thuế yêu cầu, NNT sẽ nộp tờ khai cho cơ quan thuế và tiến hành nộp thuế vào NSNN. Khi đó, cơ quan thuế đã ghi nhận tất cả các khoản thuế mà NNT phải nộp để từ đó có thể giám sát và kiểm tra khi cần thiết. Đồng thời đó cũng là cơ sở để đảm bảo sự minh bạch trong công tác thu nộp cả cho NNT và cơ quan thuế cũng như cơ quan ủy nhiệm thu thuế.

Kết quả thu thuế TNCN chi tiết trên địa bàn huyện Sông Hinh giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Kết quả thu thuế TNCN chi tiết giai đoạn 2014 - 2016

ĐVT: triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm Năm Năm Chênh lệch

2015/2014

Chênh lệch 2016/2015

2014 2015 2016 Tuyệt Tƣơng Tuyệt Tƣơng

đối đối (%) đối đối

(%)

1 Thuế TN từ tiền

lương, tiền công 156,34 94,78 148,96 -61,56 61% 54,18 157% 2 Thuế TN từ hoạt động SXKD của cá nhân 194,85 672,70 709,66 477,85 345% 36,96 105% 3 Thuế TN từ đầu tư vốn của cá nhân 890,80 670,03 550,70 -220,77 75% - 119,33 82% 4 Thuế TN từ chuyển nhượng BĐS, thừa kế 622,76 1275,00 1846,20 652,24 205% 571,20 145% 5 Tổng số thuế đã thu 1864,75 2712,50 3255,52 847,75 145% 543,02 120% 6 Tổng số thuế dự toán 1946,90 2732,00 3266,00 785,10 140% 534,00 120% 7 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 96% 99% 100%

Thứ nhất, thuế TNCN thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân có sự tăng trưởng qua các năm. Cụ thể: năm 2014 thu được 194,85 triệu, năm 2015 đã đạt được 672,70 triệu, tăng 477,85 triệu đồng, tương ứng 345% so với năm 2014. Đến năm 2016, số tiền thu được từ nguồn này tiếp tục tăng đạt 709,66 triệu đồng, tăng 36,96 triệu đồng tương ứng với 105% so với năm 2015. Kết quả thu thuế tăng là do theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội, có sửa đổi thuế TNCN, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, các CNKD nộp thuế TNCN theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh làm gia tăng số thuế phải nộp của các cá nhân kinh doanh.

Thứ hai, tiền thuế thực thu tăng trưởng còn do thu tiền thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thừa kế tăng trưởng. Cụ thể: năm 2014, số tiền thu được đạt 622,76 triệu đồng, năm 2015 là 1275 triệu đồng, tăng 652,24 triệu đồng, tương ứng với 205% so với năm 2014. Đến năm 2016, con số này tăng lên 1.846 triệu đồng, tăng 571,20 triệu đồng, tương ứng với 145% so với năm 2015.

Tuy nhiên, bên cạnh những sự tăng trưởng của thu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh và từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) thì tiền thuế TNCN thu từ tiền lương, tiền công và thu từ đầu tư vốn của cá nhân lại có dấu hiệu giảm xuống làm ảnh hưởng đến tổng thu thuế của chi cục và ngân sách Nhà nước. Cụ thể:

Đối với thu từ tiền lương, tiền công giảm từ 156,34 triệu đồng năm 2014, xuống 94,78 triệu đồng năm 2015, giảm 61,56 triệu đồng, tương ứng giảm 61% so với năm 2014. Đến năm 2016, con số này tăng lên 148,96 triệu đồng, tăng 54,18 triệu đồng, tương ứng tăng 157% so với năm 2015, nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2014. Nguyên nhân là do do thay đổi của chính sách thuế TNCN từ ngày 01/7/2013, đồng thời trong quá trình triển khai thực hiện Luật thuế TNCN, nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy đã làm hụt thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền cơng.

Ngồi ra, thuế TNCN từ đầu tư vốn của cá nhân có sự giảm mạnh. Cụ thể: năm 2014 là 890,8 triệu đồng, năm 2015 có dấu hiệu giảm xuống 607,03 triệu đồng, giảm 220,77 triệu đồng, tương ứng với 75% so với năm 2014. Đến năm 2016, con số này lại tiếp tục giảm xuống còn 550,701 triệu, giảm 119,329 triệu đồng, tương ứng 82% so với năm 2017. Đây là dấu hiệu không tốt.

Hiện nay, cơ quan thuế đã tiến hành triển khai thực hiện quy trình, thủ tục cấp mã số thuế TNCN, đăng ký thuế, xử lý kê khai và kế toán thuế, quản lý thu nợ thuế TNCN thống nhất trong ngành; phát triển các ứng dụng để người nộp thuế có thể khai thác thông tin thuận lợi nhất phục vụ cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế, tự kê khai, nộp thuế và kiểm sốt được tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, đồng thời tránh được rủi ro trong quá trình kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả phục vụ NNT của cơ quan thuế.

2.3.1.3. Quản lý quyết toán thuế TNCN

Quyết toán thuế là việc xác định số thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế. Khi kết thúc kỳ tính thuế TNCN (thường là năm dương lịch), NNT TNCN phải thực hiện quyết toán thuế TNCN và nộp đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ quyết toán thuế TNCN.

Cơ quan thuế theo dõi các trường hợp NNT thuộc diện phải khai quyết toán thuế, thực hiện đơn đốc khai quyết tốn thuế, tiếp nhận hồ sơ và cập nhật vào hệ thống quản lý thuế phục vụ cho công tác quản lý NNT. Việc quản lý quyết toán thuế TNCN cũng nhằm xác định chính xác số thuế TNCN phải nộp trong kỳ tính thuế, bên cạnh đó phát hiện các sai sót và dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế để đề xuất thực hiện kiểm tra thuế đối với NNT.

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại đơn vị chi trả thu nhập áp dụng đối với các cá nhân trong năm chỉ có thu nhập duy nhất một nơi.

Quyết tốn thuế tại cơ quan thuế áp dụng đối với cá nhân trong năm có thu nhập từ hai nơi trở lên, cá nhân đăng ký nộp thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý

tổ chức trả thu nhập hoặc nộp tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).

Kết quả nộp hồ sơ quyết toán thuế như sau:

Bảng 2.3: Kết quả nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN giai đoạn 2014-2016

Diễn giải ĐVT Năm Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 2014 2015 2016 Tuyệt đối Tƣơng đối(%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Số hồ sơ quyết toán thuế Hồ sơ 155 175 177 20 113% 2 101% Số hồ sơ phát sinh thuế Hồ sơ 15 22 34 7 147% 12 155%

“Nguồn: Chi cục Thuế huyện Sông Hinh”

Trong giai đoạn 2014 - 2016 số hồ sơ quyết toán thuế TNCN phát sinh ra số thuế phải nộp có xu hướng tăng dần qua các năm.

Số lượng hồ sơ quyết toán thuế phát sinh năm 2014 là 155 hồ sơ thì năm 2015 con số này là 175 hồ sơ tăng 20 hồ sơ, tương ứng với tỷ lệ tăng 113% so với năm 2015. Đến năm 2016 thì tăng lên 177 hồ sơ tăng 2 NNT và tương đương tỷ lệ tăng 101% so với năm 2015

Nếu như năm 2014, số hồ sơ phát sinh tiền thuế là 15 hồ sơ thì năm 2015 con số này là 22 hồ sơ tương ứng với tỷ lệ tăng 147% so với năm 2015, đến năm 2016 thì tăng lên 34 hồ sơ có số thuế phát sinh tăng 12 hồ sơ và tương đương tỷ lệ tăng 155% so với năm 2015.

Mặc dù số hồ sơ có phát sinh thuế tăng dần qua các năm nhưng vẫn thấp chủ yếu là các tổ chức có phát sinh chi trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế TNCN, nhưng trên thực tế thì cơ quan thuế vẫn chưa thực hiện quyết toán cho từng đối tượng nộp thuế. Chính vì vậy, cơng tác quản lý thu thuế TNCN ở Chi cục Thuế hiện nay còn khá nhiều hạn chế dẫn đến chưa quản lý được hết nguồn thu và còn thất thu thuế.

2.3.1.4. Quản lý hoàn thuế TNCN

Trong những năm qua ngành Thuế đã hệ thống hóa và thống nhất tất cả các mẫu biểu, thủ tục, trình tự về khai thuế, nộp thuế, hồn thuế, miễn giảm thuế..., sửa đổi, bổ sung đơn giản hóa mẫu biểu cho phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế của NNT, đảm bảo mục tiêu đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế; Ban hành hệ thống tiêu thức phân tích, đánh giá rủi ro kê khai thuế phục vụ cho việc kiểm tra, rà sốt thường xun hồ sơ khai thuế, hồn thuế; Thực hiện giám sát hoàn thuế TNCN nhằm quản lý đúng quy định pháp luật chi hoàn thuế TNCN. Kết quả cơng tác hồn thuế TNCN qua các năm cụ thể như sau

Bảng 2.4. Kết quả công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế TNCN giai đoạn 2014 - 2016

STT Nội dung Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 Tuyệt đối Tƣơng đối(%) Tuyệt đối Tƣơng đối(% )

1 Số lượt hoàn thuế

TNCN 14 6 19 -8 43% 13 17%

2 Số thuế TNCN đã

hoàn (triệu đồng) 32,49 33,79 79,40 1,30 104% 45,61 235%

“Nguồn: Chi cục thuế huyện Sông Hinh” Qua bảng 2.4 ta có nhận xét:

Năm 2014, Chi cục Thuế giải quyết hoàn thuế cho 14 trường hợp, năm 2015 là 6 trường hợp, giảm 8 trường hợp, tương ứng với mức giảm 43% so với năm 2013. Đến năm 2016, con số này là 19 trường hợp, tăng 13 trường hợp, tương ứng tăng 317% và tăng hơn so với năm 2014.

Bên cạnh đó, số tiền đã hoàn thuế cũng tăng tương ứng qua các năm, từ 32,49 triệu đồng năm 2014; năm 2015 là 33,79 triệu đồng, tăng 1,3 triệu đồng, tương ứng 104% so với năm 2014 mặc dù trong năm 2015 chỉ phát sinh 6 hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Đến năm 2016, con số này là 79,4 triệu đồng, tăng 45,61 triệu đồng,

tương ứng 235% so với năm 2015. Điều này cho thấy công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế ngày càng tăng tốt hơn.

2.3.2 Kiểm tra thuế TNCN

Công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế được thực hiện theo đúng quy định của Luật quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn và Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục Thuế. Chi cục Thuế huyện Sông Hinh thường tổ chức kiểm tra hồ sơ nghỉ kinh doanh có thời hạn, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, việc kiểm tra được thực hiện trên cơ sở phân tích tờ khai, qua đó đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật về thuế của NNT trên địa bàn quản lý, phân loại NNT để lựa chọn đúng những đối tượng có dấu hiệu khai thiếu thuế, gian lận thuế và tập trung kiểm tra việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm chiếm đoạt tiền thuế.

Đội Kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế của NNT trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành thuế và những dữ liệu, thông tin của NNT chưa được nhập vào hệ thống dữ liệu của ngành thuế, từ các cơ quan bên ngoài để kiểm tra 100% các hồ sơ khai thuế; phân tích, đánh giá, lựa chọn các NNT có rủi ro về việc kê khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Theo đó lựa chọn những NNT có rủi ro về thuế để yêu cầu cung cấp thơng tin, tài liệu giải trình. Nếu NNT khơng cung cấp thơng tin, giải trình số liệu trong hồ sơ khai thuế hoặc khơng giải trình được thì cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp tại trụ sở NNT theo quy định của Luật quản lý thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế huyện sông hinh, tỉnh phú yên (Trang 33)