Các giao dịch M&A ngân hàn gở Việt Nam giai đoạn trước 2004

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 38)

Ngân hàng sáp nhập Ngân hàng bị sáp nhập Thời gian

NH TMCP Phương Nam NH TMCP Đại Nam 1997

NH TMCP Phương Nam NH TMCP Đồng Tháp 1999

NH TMCP Phương Nam Quỹ TDND Định Cơng - Thanh Trì 2000

NH TMCP Quốc Tế NH TMCP Mekong 2001

NH TMCP Đông Á NH TMCP Tứ Giác Long Xuyên 2001

NH TMCP Sài Gịn thương tín NH TMCP Thạnh Thắng - Cần Thơ 2002

NH TMCP Đà Nẵng Cty Tài chính Sài Gịn SFC

Thành lập NHTM CP Việt Á 2003

NH TMCP Nhà Hà Nội NH TMCP Quảng Ninh 2003

NH TMCP Kỹ Thương NH TMCP Nơng thơn Hải Phịng 2003

NH TMCP Phương Đông NH TMCP Nông thôn Tây Đô 2003

NH TMCP Phương Nam NH TMCP Nông thôn Cái Sắn 2003

NH Đầu tư và Phát triển NH TMCP Nam Đô 2003

NH TMCP Đông Á NH TMCP Nông thôn Tân Hiệp 2003

Nguồn: Website các ngân hàng

Sau khi thực hiện Đề án, các ngân hàng thương mại cổ phần đã trải qua giai đoạn tái cơ cấu toàn diện. Các ngân hàng thương mại cổ phần kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu bị giải thể, sáp nhập với ngân hàng khác. Đến hết tháng 12/2002, Ngân hàng Nhà nước đã thu hồi giấy phép của 12 ngân hàng thương mại cổ phần.

NH TMCP Phƣơng Nam và thƣơng vụ sáp nhập ngân hàng đầu tiên

Như vậy, vụ sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam diễn ra lần đầu tiên năm 1997 là trường hợp NH TMCP Phương Nam sáp nhập với NH TMCP nông thôn Đồng Tháp. Năm 1993, ngân hàng Phương Nam với số vốn điều lệ 10 tỷ đồng với mạng lưới gồm một hội sở và một chi nhánh, huy động được 31,6 tỷ đồng tạo lợi nhuận 259 triệu đồng. Sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997, NH TMCP Đồng Tháp với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng mặc dù làm ăn rất hiệu quả nhưng vẫn phải sáp nhập vào ngân hàng Phương Nam do yêu cầu về vốn điều lệ. Đến lúc này Ngân hàng Phương Nam tăng vốn điều lệ thành 100 tỷ đồng.

Tiếp theo là hàng loạt vụ sáp nhập tiếp theo của NH TMCP Phương Nam với các ngân hàng nhỏ khác như:

phiếu, tín phiếu kho bạc trong thời gian không quá 3 năm. Tiền lãi thu được từ nguồn này, ngân hàng Phương Nam được dùng để bù đắp dần số tiền bị tổn thất của Đại Nam trước năm 1993.

 Năm 2000: NH TMCP Phương Nam mua Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Định Cơng -

Thanh Trì - Hà Nội

 Năm 2001: sáp nhập NH TMCP Nông Thôn Châu Phú.

 Năm 2003:sáp nhập NH TMCP Nông Thôn Cái Sắn - Cần Thơ, nâng vốn điều lệ

lên 142 tỷ đồng.

Sau khi sáp nhập, NH TMCP Phương Nam có hệ thống mạng lưới rộng qua nhiều tỉnh thành. Đến tháng 03/2004, NH TMCP Phương Nam có 33 đơn vị gồm các chi nhánh, phịng giao dịch, 1 cơng ty quản lý quỹ và khai thác tài sản. Các chi nhánh của NH TMCP Phương Nam phát triển lên từ các ngân hàng được sáp nhập đều đạt được hiệu quả hoạt động cao. So với năm 1996, các chỉ tiêu năm 2003 của ngân hàng đã tăng đáng kể: vốn điều lệ từ 50 tỷ tăng lên 114,26 tỷ (128,5%), huy động vốn từ 147 tỷ tăng lên 1.401 tỷ (853%), tổng dư nợ từ 157 tỷ tăng lên 1.162 tỷ (640%), lợi nhuận trước thuế từ 8,9 tỷ lên 22,3 tỷ (150%).

Như vậy, đặc điểm chung của hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng Việt

Nam ở giai đoạn này là sáp nhập theo quy định của Nhà nước. Các ngân hàng nơng thơn nhỏ có vốn nhỏ, ít kinh nghiệm trong hoạt động và quản lý rủi ro nên đã gặp những khó khăn lớn về thanh khoản, không đảm bảo được các hệ số an toàn khi hoạt động nên Ngân hàng Nhà nước đã bắt buộc các ngân hàng này sáp nhập vào các ngân hàng đô thị lớn hơn hoặc là lựa chọn giải thể, phá sản chứ không phải xuất phát từ nhu cầu phát triển lớn mạnh tự thân của các ngân hàng, không phải dựa trên nền tảng chiến lược kinh doanh, mở rộng thị phần hoặc nâng cao khả năng khai thác thị trường. Đứng trước tình thế đó thì việc sáp nhập, mua bán với các ngân hàng khác là sự lựa chọn tối ưu tránh ảnh hưởng dây chuyền đến cả hệ thống, củng cố niềm tin của dân chúng. Chỉ có duy nhất một trường hợp hợp nhất ở giai đoạn này là trường hợp của Cơng ty Tài chính Sài Gòn và NH TMCP Đà Nẵng hợp nhất thành NH TMCP Việt Á ngày nay nhằm tăng quy mô hoạt động, mở rộng thị

trường. Việc sáp nhập vừa giải quyết được nỗi lo sợ bị cạnh tranh bởi các ngân hàng có vốn lớn, vừa phục vụ được phân khúc thị trường dành cho nông thôn và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, các NH TMCP cũng có thể phát hành cổ phiếu bổ sung vốn điều lệ, đẩy nhanh tiến độ tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

2.1.3.2 Giai đoạn từ 2004 đến 2013

Những giao dịch đầu tƣ là tiền đề cho hoạt động sáp nhập và mua lại

Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào ngân hàng trong nƣớc

Từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng cho các nhà đầu tư nước ngồi thơng qua việc ký kết các hiệp định thương mại Việt Mỹ và hiệp định chung khi gia nhập WTO, các giao dịch sáp nhập và mua lại đang là sự lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Những năm trở lại đây hoạt động đầu tư, góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi hay trong nước để trở thành cổ đơng chiến lược của các ngân hàng trong nước đã diễn ra mạnh mẽ. Các thương vụ mua cổ phần có giá trị lớn đều được thực hiện bởi các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng nước ngoài đầu tư gián tiếp và trực tiếp vào Việt Nam hầu hết là các ngân hàng cổ phần lớn trên thế giới với bề dày kinh nghiệm hàng trăm năm, có tiềm lực tài chính mạnh. Họ khơng chỉ đầu tư vào Việt Nam mà đã đầu tư đến hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên toàn thế giới.

Dưới hình thức đối tác chiến lược, các ngân hàng nước ngồi có thể thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam một cách nhanh chóng và dễ dàng so với việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngồi với mục đích tùy theo chiến lược kinh doanh như tìm hiểu thị trường nội địa, tâm lý người tiêu dùng, tận dụng mạng lưới khách hàng, tìm kiếm lợi nhuận. Đối với hoạt động bán cổ phần cho ngân hàng nước ngồi thì ảnh hưởng lớn nhất là tăng khả năng cạnh tranh khi tăng năng lực tài chính, tiềm lực tài chính được cải thiện rõ rệt, từ đó tận dụng được cơng nghệ, trình độ quản trị và kinh nghiệm của ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)