Minh bạch thông tin của hoạt động sáp nhập và mua lại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 75)

3.3 Những kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.3.4 Minh bạch thông tin của hoạt động sáp nhập và mua lại

Việt Nam cần phải xây dựng được kênh kiểm sốt thơng tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động M&A nói riêng. Bởi vì trong hoạt động M&A, thơng tin về giá cả, thương hiệu, thị trường, thị phần, quản trị... là rất cần thiết cho các bên trong giao dịch. Nếu thông tin không được kiểm sốt, minh bạch thì có thể gây nhiều thiệt hại cho các ngân hàng thực hiện M&A, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến các thị trường khác như hàng hóa, chứng khốn. Cũng như các thị trường khác, thị trường M&A hoạt động có tính dây chuyền, nếu một vụ M&A

lớn diễn ra khơng thành cơng hoặc có yếu tố lừa dối thì hậu quả cho nền kinh tế là rất lớn vì có thể cổ phiếu, trái phiếu, hoạt động kinh doanh, đầu tư... của ngân hàng đó nói riêng và các ngân hàng liên quan bị ảnh hưởng theo.

Vì vậy cần xây dựng và ban hành các quy định và chế tài thích hợp yêu cầu các ngân hàng TMCP cơng bố tài chính một cách trung thực, đầy đủ, chính xác và kịp thời theo các chuẩn mực quốc tế, giảm thiểu sự lệch lạc thông tin về các ngân hàng TMCP.

3.3.5 Tăng cƣờng năng lực giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc

Để quản lý hoạt động của ngân hàng, đảm bảo kiểm soát được hoạt động M&A của các ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tránh cạnh tranh không lành mạnh, chi phối thị trường thì NHNN cần tăng cường năng lực giám sát để có thể can thiệp và xử lý các tình huống một cách kịp thời, hiệu quả.

Trên cơ sở bộ máy thanh tra giám sát NHNN hiện có, xây dựng hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng hiện đại và hữu hiệu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng đa dạng và thực hiện đúng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng.

Tăng cường, xây dựng các định chế thanh tra giám sát của Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng TMCP: đổi mới phương pháp thanh tra, giám sát; hoàn thiện các công cụ thanh tra giám sát phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, nâng cao trình độ và đạo đức của người làm cơng tác thanh tra, có cơ chế giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm những cán bộ thanh tra gây phiền hà, sách nhiễu, có động cơ vụ lợi; hoàn thiện và mở rộng xu hướng thiết lập quan hệ giám sát tài chính quốc tế.

3.3.6 Tiếp cận với những chuẩn mực và thông lệ quốc tế

Cải cách hệ thống kế toán ngân hàng hiện hành, tất cả các ngân hàng đều phải bắt buộc áp dụng đầy đủ các chuẩn mực kế toán quốc tế.

Hoàn thiện quy chế kiểm toán độc lập đối với các ngân hàng cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế.

NHNN cần tiến hành đánh giá lại chất lượng và sự chính xác của các bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng để có thể giám sát một cách có hiệu quả thông qua việc kiểm toán các nghiệp vụ kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế.

Rà sốt và hồn thiện quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro, hạch tốn thu nhập/chi phí.

Nâng cao hiệu lực quản lý và tăng cường năng lực quản trị rủi ro, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro thanh khoản; rủi ro thị trường, lãi suất, tỷ giá hối đối; rủi ro tín dụng

Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm Thơng tin tín dụng để hỗ trợ cho hoạt động của các NHTM.

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thoả thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an tồn hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổi thơng tin với các cơ quan giám sát NHNNg.

Tóm lại, hoạt động mua bán và sáp nhập là một xu thế phát triển tất yếu mang

tính khách quan và là một trong các giải pháp có tính chiến lược góp phần nâng cao vị thế của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Sự bất cập của pháp luật hiện hành và tính đặc thù của hoạt động ngân hàng rất cần các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hướng dẫn cụ thể điều chỉnh hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng. Đồng thời các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần sớm xây dựng một môi trường sáp nhập và mua lại chuyên nghiệp để tạo hành lang pháp lý an toàn và niềm tin vững chắc cho hệ thống NHTM Việt Nam tham gia hoạt động mua bán và sáp nhập.

Kết luận chƣơng 3

Trong chương 3, dựa trên tình hình thực tế , luận văn đã đưa ra định hướng, một số giải pháp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam và một vài kiến nghị cho Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động sáp nhập, mua lại. Qua đó nhằm tăng năng lực cạnh tranh và vị thế của các ngân hàng trong nước, tránh bị thâu tóm bởi ngân

hàng nước ngoài và mang lại sản phẩm tốt nhất cho xã hội, đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần tìm kiếm những hướng đi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể phát triển bền vững. Sáp nhập và mua lại là một hướng đi cần thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay và đây cũng chính là định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong việc tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng.

Luận văn đã phân tích hoạt động sáp nhập, mua lại của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ 1997 đến 2013 và nêu ra tác động của hoạt động này đến tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Qua đó, hoạt động sáp nhập, mua lại được nhấn mạnh và là yếu tố quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Việc phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và các nguyên nhân trong hoạt động sáp nhập, mua lại nhằm đề ra những giải pháp phù hợp giúp hoạt động này diễn ra thành công. Dự báo trong tương lại, hoạt động này còn phát triển rất mạnh và trở thành xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Vì thế, các ngân hàng thương mại trong nước cần trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ để có thể chủ động trước làn sóng sáp nhập, mua lại trong tương lai.

Do còn những hạn chế về kinh nghiệm thực tế, khả năng nghiên cứu cũng như tài liệu nghiên cứu nên luận văn có thể cịn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, hy vọng những giải pháp trên có thể góp một phần nhỏ để giúp hoạt động sáp nhập, mua lại được diễn ra thành công tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Xuân Minh, Nguyễn Việt Khôi và Phan Tiến Đạt, 2012. Hoạt động M&A tại

Việt Nam 2011 – 2012: Năm của kỷ lục và cảm xúc. Toàn cảnh thị trường mua bán – sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam năm 2012. Nhóm nghiên cứu M&A Vietnam

Forum AVM Vietnam.

2. Hà Thị Thanh Mai, 2013. Hoạt động mua bán – sáp nhập trong lĩnh vực tài chính

ngân hàng của Việt Nam trong hội nhập kinh tế. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Ngân

hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Michaele.S.Frankel , 2005. M&A Căn Bản. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Minh

Khôi, Xuyến Chi, 2009. Hà Nội: Công ty Cổ Phần Sách Thái Hà.

4. Ngân hàng Nhà Nước Việt nam , 2012. Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức

tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 kèm theo Quyết định 254/QĐ-TTg. Hà Nội,

tháng 03 năm 2012.

5. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2010. Quy định sáp nhập, hợp nhất và mua lại

tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam kèm theo Thông tư số 04/2010/TT- NHNN.

Hà Nội, tháng 02 năm 2010.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014. Các thương vụ sáp nhập và mua lại ở Việt

Nam 2013. <http://sbv.gov.vn>. [Ngày truy cập: 15 tháng 06 năm 2014].

7. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á. Báo cáo tài chính năm 2012. Năm 2012.

8. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam. Báo cáo tài chính năm

2013. Năm 2013.

9. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất. Báo cáo tài chính quý 3/2011. Năm

2011.

10. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam. Báo cáo tài chính năm

2013. Năm 2013.

11. Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. Báo cáo tài chính năm quý 2/2012.

Năm 2012.

năm 2012 – 2013. Năm 2012 – 2013.

13. Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Tây. Báo cáo tài chính năm 2012. Năm

2012.

14. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội. Báo cáo tài chính năm 2013. Năm

2013.

15. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội. Báo cáo tài chính năm 2011

– 2013. Năm 2011 – 2013.

16. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín. Báo cáo tài chính năm

2013. Năm 2013.

17. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn. Báo cáo tài chính năm 2013. Năm

2013.

18. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn. Báo cáo tài chính quý 3/2011. Năm

2011.

19. Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong. Báo cáo tài chính năm 2012 -

2013. Năm 2012 - 2013.

20. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tín Nghĩa. Báo cáo tài chính quý 3/2011. Năm

2011.

21. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây Dựng Việt Nam, 2014. <http://vncb.vn>.

[Ngày truy cập: 15 tháng 06 năm 2014]

22. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Báo cáo tài chính

năm 2013. Năm 2013.

23. Nguyễn Thị Thùy Linh , Phạm Liên Hà và Hà Mỹ Hạnh, 2014. Báo cáo ngành

ngân hàng Việt Nam. Hồ Chí minh: VPBank Securities

24. Quốc hội, 2004. Luật cạnh tranh. Hà Nội, tháng 12 năm 2004.

Danh mục tài liệu Tiếng Anh

IMMA – Institute of mergers, Acquisitions and Alliances, 2014. M&A Activity: Number and Value of Announced Transactions. Institute of Mergers, Acquisitions and Alliances.[online] Available at :

<http://www.imaa-institute.org/statistics-mergers-acquisition.html>. [Accessed

PHỤ LỤC

VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM 2013

ĐVT: tỷ đồng STT Nhóm Ngân hàng Vốn điều lệ 1 Nhóm các NHTM NN Agribank 29.605 2 Vietinbank 37.234 3 BIDV 28.112 4 Vietcombank 23.174 5 MHB 3.440 6 Nhóm các NHTM CP MDB 3.750 7 BaoVietBank 3.000 8 SaigonBank 3.080 9 NamABank 3.000 10 VietBank 3.000 11 KienLongBank 3.000 12 PGBank 3.000 13 TPBank 5.550 14 NaviBank 3.010 15 VietABank 3.098 16 VietCapitalBank 3.000 17 BacABank 3.000 18 OCB 3.234 19 VNCB 3.000 20 GPBank 3.018 21 ABBank 4.798 22 LienVietPostBank 6.460 23 OCeanBank 4.000 24 VIBank 4.250

25 DongABank 5.000 26 Southern Bank 4.000 27 VPBank 5.770 28 SeABank 5.466 29 Maritime Bank 8.000 30 SHB 8.866 31 SCB 12.295 32 SacomBank 12.425 33 EximBank 12.355 34 MB 11.256 35 ACB 9.377 36 TechcomBank 8.878 37 HDBank 8.100

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)