Giai đoạn từ 2004 đến 2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 44)

2.1 Thực trạng về hoạt động sáp nhập và mua lại tại các ngân hàng thương mạ

2.1.3.2 Giai đoạn từ 2004 đến 2013

Những giao dịch đầu tƣ là tiền đề cho hoạt động sáp nhập và mua lại

Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào ngân hàng trong nƣớc

Từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng cho các nhà đầu tư nước ngồi thơng qua việc ký kết các hiệp định thương mại Việt Mỹ và hiệp định chung khi gia nhập WTO, các giao dịch sáp nhập và mua lại đang là sự lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Những năm trở lại đây hoạt động đầu tư, góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài hay trong nước để trở thành cổ đông chiến lược của các ngân hàng trong nước đã diễn ra mạnh mẽ. Các thương vụ mua cổ phần có giá trị lớn đều được thực hiện bởi các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng nước ngoài đầu tư gián tiếp và trực tiếp vào Việt Nam hầu hết là các ngân hàng cổ phần lớn trên thế giới với bề dày kinh nghiệm hàng trăm năm, có tiềm lực tài chính mạnh. Họ khơng chỉ đầu tư vào Việt Nam mà đã đầu tư đến hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên toàn thế giới.

Dưới hình thức đối tác chiến lược, các ngân hàng nước ngồi có thể thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam một cách nhanh chóng và dễ dàng so với việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngồi với mục đích tùy theo chiến lược kinh doanh như tìm hiểu thị trường nội địa, tâm lý người tiêu dùng, tận dụng mạng lưới khách hàng, tìm kiếm lợi nhuận. Đối với hoạt động bán cổ phần cho ngân hàng nước ngồi thì ảnh hưởng lớn nhất là tăng khả năng cạnh tranh khi tăng năng lực tài chính, tiềm lực tài chính được cải thiện rõ rệt, từ đó tận dụng được cơng nghệ, trình độ quản trị và kinh nghiệm của ngân hàng nước ngồi.

Bảng 2.2: Những giao dịch đầu tư có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam

Stt Thời

gian Thƣơng vụ

1 12/2005 HSBC mua 10% cổ phần Techcombank trị giá 27 triệu USD

2 1/2007 Citigroup Inc mua 10% cổ phần Ngân hàng Đông Á

3 6/2007 HSBC mua 15% cổ phần Techcombank , tăng lên 20% vào 2008

4 7/2007 Techcombank bán thêm 5% cổ phần cho HSBC

5 7/2007 Sumitomo Mitsui Bank mua 15% cổ phần EximBank trị giá

225 triệu USD

6 10/2007 Deutsche Bank trở thành đối tác chiến lược của Habubank 10%

vào 2007

7 2007 BNP Parisbas mua 15% cổ phần Oceanbank và tăng lên 20% vào

2009

8 3/2008 Maybank mua 15% cổ phần ABBank trị giá 200 triệu

USD, tăng lên 20% vào 2009

9 7/2008 Standard Chartered Bank mua 15% cổ phần ACB

10 8/2008 HSBC mua thêm 5% nâng tổng sở hữu lên 20% cổ phần cùa

Techcombank

11 8/2008 France's Societe Generale mua 15% cổ phần Seabank

12 10/2008 United Overseas Bank mua 15% cổ phần Ngân hàng Phương Nam

trị giá 15.6 triệu USD

13 2008 Oversea-Chinese Banking Corporation mua lại 15% cổ phần của

VP Bank

14 4/2010 VIB bán 15% cổ phần cho Ngân hàng Commonwealth of

Australia

15 3/2011 IFC mua 10% cổ phần VietinBank trị giá 182 triệu USD

16 9/2011 Mizuho mua 15% cổ phần Vietcombank trị giá 567.3 triệu

17 12/2012 Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ mua 20% cổ phần VietinBank trị giá 743 triệu USD

18 04/2013 Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC) sở hữu 10% cổ phần ABBank

Nguồn: Website các ngân hàng

Điển hình trong hoạt động này là NH TMCP Kỹ Thương (Techcombank)

Tháng 12/2005 ngân hàng HSBC ký kết hợp đồng mua 10% cổ phần của Techcombank với giá trị 27 triệu USD. Tháng 07/2007, Techcombank được Ngân hàng Nhà nước cho phép bán thêm 5% cổ phần cho HSBC. Tháng 08/2008 HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần của một ngân hàng trong nước bằng cách tăng số cổ phần tại Techcombank từ 15% lên 20%. HSBC là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với vốn đầu tư 30 triệu USD. Từ 01/01/2009 HSBC đã trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Với tỷ lệ sở hữu tại Techcombank tăng lên 20%, HSBC được phép tham gia sâu hơn nữa vào thị trường tài chính đang phát triển rất nhanh của Việt Nam, HSBC muốn sử dụng Techcombank để phát triển hệ thống ATM và tín dụng tiêu dùng. Còn Techcombank được gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật, về chiến lược phát triển cũng như cải tổ các hoạt động quản trị điều hành và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có đẳng cấp cao hơn.

HSBC cử các chuyên gia sang làm việc và hỗ trợ cho ngân hàng, vai trò của HSBC trong các quyết định quan trọng của Techcombank cũng lớn hơn, nhiều nhân sự cấp cao tại Techcombank là người của HSBC cử sang, nhiều hoạt động kinh doanh của Techcombank cũng chuyển hướng giống như một ngân hàng nước ngoài, một số hoạt động đạt được các tiêu chuẩn về quản trị, chất lượng của một ngân hàng toàn cầu.

Các NH TMCP và doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ vào các ngân hàng trong nƣớc

Cùng với các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng trong nước cũng tiến hành thực hiện việc mua lại cổ phần nhằm làm nền tảng cho việc thâu tóm và sáp nhập

các ngân hàng tiềm năng. Thực chất của việc mua bán cổ phần của các ngân hàng trong nước với nhau là việc sở hữu cổ phần chéo của các NH TMCP trong nước. Đầu tư vào ngân hàng nhỏ, trở thành cổ đông chi phối của các ngân hàng nhỏ là một chiến lược quen thuộc với hầu hết các ngân hàng lớn. Đây cũng là chiến lược được áp dụng của những ngân hàng nhỏ trong trường hợp ngân hàng lớn cần tăng huy động vốn, đầu tư tài chính từ "đối tác". Đổi lại, khi ngân hàng nhỏ cần tăng vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng lớn cũng sẽ sẵn sàng tiếp sức.

Bên cạnh đó, sự đầu tư của những cơng ty lớn vào ngân hàng thương mại Việt Nam đã góp phần đáng kể cho các ngân hàng Việt Nam gia tăng quy mơ tài chính cũng như năng lực cạnh tranh.

Một vài trường hợp đặc trưng

Cuối năm 2008 chính phủ đã đồng ý cho Tổng Công ty Viễn thông quân đội Vietel nắm giữ 15% vốn điều lệ của ngân hàng Quân đội nâng vốn điều lệ của ngân hàng lên 3.400 tỷ đồng. Sự hợp tác giữa một công ty viễn thông hàng đầu như Vietel và ngân hàng Quân đội là bước tiến trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiên đại, cơng nghệ và có độ bảo mật cao như Mobile Banking, Internet Banking…

Ngày 14/1/2009, Tập đồn dầu khí quốc gia Việt Nam Petrovietnam đã mua lại 20% cổ phần của NH TMCP Oceanbank với giá trị khoảng 400 tỷ đồng vừa để trở thành cổ đông chiến lược của Oceanbank.

Ngày 9/1/2012, Eximbank mua lại toàn bộ cổ phiếu Sacombank từ ngân hàng ANZ. Giá trị giao dịch xấp xỉ 76,65 triệu USD tương đương 9,6% vốn điều lệ của Sacombank. Như vậy thời điểm hiện tại Eximbank đang nắm giữ 9,73% vốn điều lệ Sacombank.

Một số thƣơng vụ sáp nhập và mua lại ngân hàng thƣơng mại điển hình ở Việt Nam

Từ khi triển khai đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015" các ngân hàng đã có những biện pháp, hành động cụ thể để nâng cao vốn

điều lệ, khả năng thanh khoản, năng lực cạnh tranh. Một số ngân hàng chủ động tìm kiếm đối tác chiến lược, tự cơ cấu vốn và một số ngân hàng yếu kém về khả năng thanh khoản, nợ xấu đã tìm các ngân hàng mục tiêu để thực hiện sáp nhập và mua lại.

Bảng 2.3: Các thương vụ sáp nhập và mua lại điển hình ở Việt Nam

Stt Tổ chức cũ Tổ chức mới Năm M&A

1 -NH TMCP Đệ Nhất, -NH TMCP Tín Nghĩa, -NH TMCP Sài Gòn NH TMCP Sài Gòn (SCB) 2011 Hợp nhất 2 -Tập đoàn Doji -TienPhongBank NH TMCP Tiên Phong (TPBank) 2012 Mua lại 3 -NH TMCP Nhà Hà Nội (HBB) -NH TMCP Sài Gòn -Hà Nội (SHB) NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 2012 Sáp nhập

4 -Tập đoàn Thiên Thanh và

các cá nhân -NH Đại Tín

NH TMCP Xây dựng Việt Nam 2013 Mua

lại

5 -TCty TC CP Dầu khí Việt

Nam (PVFC), -NH Phương Tây ( Westernbank) NH TMCP Đại Chúng (PVCombank) 2013 Hợp nhất 6 -HD Bank -NH TMCP Đại Á (Đại Á Bank) NH TMCP Phát triển nhà Hồ Chí Minh (HD Bank) 2013 Sáp nhập Nguồn: sbv.gov.vn SCB,TinNghiabank và Ficombank

Thương vụ sáp nhập và mua bán ngân hàng đầu tiên là việc hợp nhất giữa ba ngân hàng SCB, Ficombank và ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa. Ba ngân hàng đã tự nguyện sáp nhập với nhau, lấy tên là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) với sự bảo trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước thông qua các khoản vay tái cấp vốn. Ngày 01/01/2012 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – ngân hàng hợp nhất chính thức đi vào hoạt động. Vốn điều lệ đạt trên 10.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 150.000 tỷ đồng và có hơn 200 chi nhánh, phịng giao dịch.

Tập đoàn Doji và TienPhongBank

Thương vụ thứ hai, Doji mua lại TienPhongBank. Đây được xem là một thương vụ may mắn khi TienPhongBank nhận được sự quan tâm của các đối tác chiến lược giàu kinh nghiệm trong bối cảnh khó khăn của ngành ngân hàng. Ngày 18/01/2012, Tập đồn vàng bạc đá q Doji cơng bố trở thành đối tác chiến lược của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong. Sau đó, ngày 26/04/2012, ơng Đỗ Minh Phú – Chủ tịch Tập đoàn Doji đã được bầu làm Chủ tịch hội đồng quản trị của ngân hàng. Ngay sau khi Doji tham gia tái cấu trúc TienPhongBank, vốn điều lệ của ngân hàng này đã tăng lên 5.550 tỷ đồng từ mức 3.000 tỷ đồng trong năm 2012.

Habubank và SHB

Thương vụ thứ ba là sự biến mất của Habubank khi ngân hàng này sáp nhập với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Ngày 28/08/2012, Habubank đã chính thức được sáp nhập vào SHB theo quyết định từ Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng SHB sau khi sáp nhập Habubank có tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng và tổng vốn điều lệ sẽ đạt gần 9.000 tỷ đồng. Sau sáp nhập, tổng số nhân viên của SHB sẽ đạt gần 5.000 người, một mạng lưới rộng khắp.

TrustBank và nhóm Thiên Thanh

Thương vụ thứ tư là thương vụ ngân hàng Đại Tín (TrustBank). Ttrung tuần tháng 09/2012, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận về việc cho phép TrustBank triển khai phương án tái cơ cấu. Kế hoạch tái cơ cấu gồm ba bước: Đầu tiên, TrustBank sẽ bán gần 85% cổ phần của cổ đơng cũ cho nhóm Thiên Thanh để thu về 4.500 tỷ đồng . Kế tiếp, TrustBank sẽ tăng vốn thêm 2.000 tỷ đồng từ nhóm này. Cuối cùng, tăng vốn thêm 2.500 tỷ đồng từ việc thanh lý tài sản của nhóm cổ đơng cũ và do Thiên Thanh đóng góp thêm. Tháng 05/2013, Ngân hàng Đại Tín được đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam (VNCB).Vốn điều lệ đạt 7.500 tỷ đồng. VNCB dưới sự bảo trợ của Vietcombank trong việc thực hiện tái cơ cấu ngân hàng, trong đó nội dung quan trọng nhất là xử lý nợ xấu và hỗ trợ các vần đề về thanh khoản.

WesternBank và PVFC

Thương vụ thứ năm là thương vụ giữa Ngân hàng Phương Tây và PVFC. Đây là thương vụ được xem là êm ả nhất khi cả hai bên đầu đạt được sự nhất trí trong việc hợp nhất. Đối với PVFC, cơng ty tài chính này đã lên kế hoạch chuyển đổi mơ hình sang ngân hàng thương mại. Trong khi đó, ngân hàng WesternBank lại nằm trong nhóm ngân hàng phải tái cấu trúc do hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Như vậy, việc hợp nhất sẽ giúp WesternBank giải quyết các món nợ, làm trong sạch tình hình tài chính của mình. Ngày 16/09/2013, Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam (PvcomBank) được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng cơng ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây (WesternBank). Vốn điều lệ của Pvcombank đạt gần 9.000 tỷ đồng và 108 điểm giao dịch.

HDBank và DaiABank

Thương vụ cuối cùng là sự sáp nhập của Ngân hàng Đại Á và HDBank. Đây là thương vụ sáp nhập hoàn toàn tự nguyện của cả hai bên, chỉ dựa trên nhu cầu tăng cường tính cạnh tranh và năng lực tài chính của cả hai bên. Đầu năm 2014, HDBank đã chính thức ra mắt ngân hàng mới. Ngân hàng sau sáp nhập (HDBank) có vốn điều lệ 8.100 tỷ đồng, tổng tài sản trên 85.000 tỷ đồng và mạng lưới hoạt động hơn 210 điểm giao dịch trên khắp cả nước, tổng số nhân viên hơn 4.000 người.

Hiện tại, nhiều ngân hàng cũng đang trong quá trình sáp nhập và hợp nhất như Sacombank và Southern Bank, MDB và Maritime Bank hay PG Bank và Vietinbank… Với xu hướng sáp nhập và mua lại trong thời gian tới sẽ giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam gia tăng năng lực trong bối cảnh ngành ngân hàng cịn nhiều khó khăn.

Như vậy, nhìn chung hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng ở Việt Nam còn

khá mới mẻ, chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước và khá phức tạp so với hoạt động sáp nhập và mua lại ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chính là bước đi đầu tiên nhằm giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)