CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.3. Thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng
Trong những năm qua số lượng lao động trong ngành du lịch của Lâm Đồng không ngừng được tăng lên. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng thì số lượng lao động năm 2000 là 2500 lao động, đến 2005 tăng lên 5000 lao động và cuối năm 2011 là 8500 lao động. Tỷ lệ lao động bình qn trên một phịng khách sạn ở Lâm Đồng năm 2000 là 0,56 người/phòng; năm 2005 là 0,6 người/phịng(mức trung bình của cả nước là 1,4) và năm 2011 là 0.7 người/phịng.
Bảng 1.1: Tình hình lao động trực tiếp ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn (2005 – 2011)
ĐVT: Người
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Lao
động 5 000 5 800 6 000 7 000 7 500 8 000 8 500
Nguồn: Phòng Nghiệp vụ Du lịch – Sở VH, TT& DL Lâm Đồng
Như vậy, từ năm 2002 trở lại đây có sự tăng trưởng nhanh về quy mơ lực lượng lao động trong ngành du lịch Lâm Đồng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này song nguyên nhân chủ yếu là đo chính sách mở cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Vì vậy, thành phần lao động du lịch cũng có thay đổi, như trong những năm trước đây lao động trong ngành du lịch chủ yếu thuộc các doanh nghiệp Nhà nước thì đến nay đã có thêm lực lượng lao động thuộc thành phần liên doanh và các thành phần kinh tế khác.
Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh về số lượng lao động ngành du lịch Lâm Đồng trong những năm qua, nhưng về chất lượng nguồn nhân lực du lịch thì vẫn cịn nhiều vấn đề tồn đọng:
- Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch còn yếu, tỷ lệ lao động được đào tạo còn quá thấp so với yêu cầu phát triển ngành, số lao động chưa qua đào tạo chiếm đến 45% ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng phục vụ hoạt động du lịch.
- Lao động thiếu tính chun nghiệp, trình độ giao tiếp tiếng Anh cịn hạn chế.
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đã phối hợp với các trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho lao động đến từ các doanh nghiệp du lịch trên địa bản tỉnh như: Quản lý Khách sạn – Nhà hàng, Nghiệp vụ lễ tân, buồng, bar, bếp, mở các lớp nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ vận chuyển khách du lịch và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ thuyết minh viên du lịch tại các khu điểm của tỉnh.
Nhìn chung nguồn nhân lực du lịch đã được quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch hiện nay, đặc biệt là đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh với quy mô nhỏ thường xuyên biến động và chưa đáp ứng đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ du lịch.