Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại tỉnh lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 60)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại tỉnh

internet và hệ thống máy vi tính nối mạng nội bộ trong khách sạn. Hầu hết các hoạt động đều đươc cơng nghệ hóa từ việc ứng dụng phần mềm để quản lý hệ thống thông tin nội bộ, các phần mềm để tổ chức hoạt động cho từng bộ phận trong khách sạn cho đến các hoạt động chức năng như tuyển dụng nhân lực, quảng cáo và bán phòng qua internet.

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại tỉnh Lâm Đồng tỉnh Lâm Đồng

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc Số lƣợng và cơ cấu:

- Số lượng lao động hiện tại đảm bảo cho hoạt động của khách sạn, cơ cấu nguồn nhân lực phân bổ theo bộ phận phù hợp với hoạt động tổ chức kinh doanh và phục vụ khách.

- Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi thể hiện khách sạn đang sở hữu một lực lượng còn rất trẻ, có thể chịu được áp lực cường độ làm việc cao, phù hợp với môi trường kinh doanh của khách sạn.

Chất lƣợng:

- Trình độ chun mơn nghiệp vụ và kỹ năng của nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao. Trình độ của phần lớn nhân viên đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại. Đội ngũ lãnh đạo của khách sạn giàu kinh nghiệm, có năng lực và tâm huyết với nghề.

- Thái độ và tác phong lao động của nguồn nhân lực khách sạn tốt, mối quan hệ nói chung và quan hệ trong công việc giữa các bộ phận được đánh giá đều ở mức tốt, đây là những đặc điểm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong khách sạn.

2.3.2. Những vấn đề yếu kém và nguyên nhân

Tuy nhiên phát triển nguồn nhân lực trong các khách sạn 4 sao tại tỉnh Lâm Đồng còn tồn tại một số vấn đề sau:

Số lƣợng:

Số lượng lao động trung bình nhìn chung của các khách sạn không thay đổi nhiều, cơ bản đáp ứng được yêu cầu hoạt động tổ chức phục vụ và kinh doanh trong khách sạn. Tuy nhiên về biến động bên trong thì tỷ lệ thay thế lao động trong các khách sạn nghiên cứu đều ở mức cao (trên 30%), dẫn đến sự biến động trong nội bộ từng khách sạn.

Chất lƣợng:

Chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn của lao động phục vụ trong khách sạn cao cấp, cụ thể là những vấn đề sau:

- Lực lượng cán bộ lãnh đạo, các trưởng bộ phận điều hành, đội ngũ lao động chủ chốt có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao còn thiếu.

- Chất lượng của đội ngũ lao động phục vụ trực tiếp còn thấp, đặc biệt là về trình độ chun mơn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân bên ngoài:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng dịch vụ cịn chậm, mơi trường kinh tế chưa năng động, thu nhập bình quân ở mức thấp hơn so với nhiều tỉnh thành khác, do đó nhiều lao động sau khi được đào tạo tại Lâm Đồng có trình độ và tay

nghề cao dễ dàng tìm được cơng việc với mức lương xứng đáng hơn ngồi tỉnh. Mặt khác mơi trường kinh tế Lâm Đồng không đủ sức hấp dẫn để thu hút lực lượng lao động trình độ cao từ nơi khác đến.

- Lực lượng cán bộ giảng dạy chất lượng cao ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường nghề còn thiếu và hạn chế về chất lượng. Nội dung đào tạo còn phân tán, nặng lý thuyết, chưa mang tính cập nhập thực tiễn quy trình cơng nghệ và thông tin. Mối quan hệ giữa khách sạn và các trường đào tạo khơng chặt chẽ, chưa mang tính trao đổi và hợp tác thường xuyên.

Nguyên nhân bên trong:

- Chiến lược nguồn nhân lực chưa được quan trọng xứng đáng với vai trị của nó.

- Ngân sách đào tạo của các khách sạn được phân bổ không đủ so với nhu cầu đào tạo thực tế.

- Nguồn tuyển dụng của khách sạn còn đơn giản, chủ yếu từ trong nội bộ khách sạn hay mối quan hệ cá nhân tin tưởng.

- Khách sạn chưa có chính sách thu hút và giữ chân lao động có trình độ và tay nghề cao.

- Chính sách đào tạo và tái đào tạo còn một số vấn đề yếu kém: việc đánh giá nhu cầu đào tạo không dựa trên cơ sở thực hiện phân tích tổ chức trong khách sạn, phân tích cơng việc chưa chun nghiệp, phân tích cá nhân chưa rõ ràng; việc lập kế hoạch đào tạo của các khách sạn 4 sao được thực ở cấp độ đơn giản và mang tính bị động; việc thực hiện đánh giá hiệu quả đào tạo không được tiến hành một cách chính thức và có phương pháp rõ ràng.

Tóm tắt chƣơng 2:

Thơng qua trình đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại tỉnh Lâm Đồng, có thể tóm tắt một số điểm trọng tâm như sau:

- Thống kê số lượng, quy mô và các đặc điểm nổi bật của các khách sạn đạt thứ hạng 4 sao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Đánh giá sự biến động quy mô nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại tỉnh Lâm Đồng qua 3 năm (2008 – 2011).

- Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại tỉnh Lâm Đồng theo từng bộ phận (ban lãnh đạo, bộ phận chức năng, bộ phận lễ tân, bộ phận phục vụ buồng, bộ phận nhà hàng – bếp, bộ phận dịch vụ bổ sung) qua các chỉ tiêu: trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, thái độ và tác phong lao động, khả năng phối hợp trong công việc).

- Đánh giá các nhân tố bên trong và bên ngoài khách sạn tác động đến phát triển nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại tỉnh Lâm Đồng.

- Trên cơ sở đó, đề tài rút được những kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại cùng với những nguyên nhân trong công tác phát triển nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại tỉnh Lâm Đồng.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020

3.1. Phƣơng hƣớng phát triển chung của ngành du lịch Lâm Đồng

Căn cứ yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của ngành trong tình hình mới, trên cơ sở phù hợp với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, của khu vực miền Trung Tây Nguyên và theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, những quan điểm phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 là:

- Phát huy triệt để nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa ngoại lực để tạo sự đột phá, tăng tốc phát triển kinh tế du lịch của địa phương.

- Phát triển du lịch phải đảm bảo tính bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đi đôi với bảo vệ, giữ gìn mơi trường du lịch và bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, bảo vệ trật tự và an tồn xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với cơng cuộc xố đói giảm nghèo.

- Phát triển du lịch đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao với vai trị du lịch là động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và ngược lại.

Trên cơ sở đó, hình thành những mục tiêu cụ thể của ngành du lịch Lâm Đồng là:

- Về tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu:

Phấu đấu tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực du lịch đạt cao hơn mức tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ, thời kỳ 2011-2015 tăng 18.5%/năm, thời kỳ 2016-2020 đạt 16.8%, đến năm 2010 giá trị GDP du lịch năm 2010 đạt khoảng 1158 tỷ đồng tương đương gần 70 triệu USD; năm 2015 đạt khoảng 3400 tỷ đồng tương đương 180 triệu USD và năm 2020 đạt khoảng 9700 tỷ đồng tương đương 500 triệu USD.

Nâng tỷ trọng lĩnh vực du lịch từ 4.4% năm 2005 lên 5% vào năm 2010 và 9% vào năm 2020. Từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

- Về khách du lịch: tăng cƣờng thu hút khách du lịch.

Năm 2015 đón khoảng 4500 ngàn lượt khách, trong đó 280 - 300 ngàn lượt khách quốc tế và 4 triệu lượt khách nội địa; lượng khách tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 8.6%.

Năm 2020 đón khoảng 6500 ngàn lượt khách, trong đó 500 ngàn lượt khách quốc tế và 6000 ngàn lượt khách nội địa; lượng khách tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 7.7%.

- Thu nhập xã hội từ du lịch:

Thực hiện các giải pháp tổng hợp để tăng mức chi tiêu trung bình của khách nhằm tăng thu nhập xã hội từ du lịch, đến năm 2020 đạt khoảng 30 000 tỷ đồng tương đương 1500 triệu USD, chiếm 22.3 % tổng GDP toàn tỉnh.

- Thu nhập từ du lịch: nâng cao nguồn thu từ du lịch.

Phấn đấu năm 2010 doanh thu du lịch đạt khoảng 1700 tỷ đồng tương đương 100 triệu USD, năm 2015 đạt khoảng 5000 tỷ đồng tương đương 260 triệu USD; năm 2020 đạt khoảng 13 000 tỷ đồng tương đương 650 triệu USD.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:

Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; các khu du lịch; các tuyến, điểm du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch, bảo đảm đến năm 2015 là 25 ngàn phịng, trong đó có 50% xếp hạng (với 20% đạt 3 - 5 sao); năm 2020: 50 ngàn phịng, trong đó có 70% được xếp hạng (với 40% đạt 3 - 5 sao); đến năm 2020 phát triển được 1 đô thị du lịch nghỉ mát hiện đại tầm cỡ khu vực, 2 khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia, gần 20 khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương và nhiều điểm tham quan du lịch, khu vui chơi giải trí khác.

- Lao động và việc làm: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.

Phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo khoảng 83 - 84 ngàn lao động (trong đó 36 ngàn lao động trực tiếp, và 47 ngàn lao động gián tiếp) và năm 2020 có khoảng 168 ngàn lao động (trong đó 76 ngàn lao động trực tiếp và 92 ngàn lao động gián tiếp).

3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trong các khách sạn 4 sao tại tỉnh Lâm Đồng tại tỉnh Lâm Đồng

3.2.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực

Trên cơ sở lý luận và thực trạng phát triển nguồn nhân lực của các khách sạn đã nghiên cứu và quy hoạch phát triển tổng thể du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, việc phát triển nguồn nhân lực trong khách sạn 4 sao tại tỉnh Lâm Đồng cần xuất phát từ những quan điểm sau đây:

- Phát triển nguồn nhân lực là nền tảng cơ bản để các khách sạn đảm bảo được việc tổ chức hoạt động kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh và hướng đến sự phát triển bền vững.

- Nguồn nhân lực trong các khách sạn 4 sao tại tỉnh Lâm Đồng là một bộ phận của nguồn nhân lực du lịch nói chung, nên việc phát triển nguồn nhân lực trong các khách sạn 4 sao tỉnh Lâm Đồng phải đặt trong mối quan hệ tổng thể các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Lâm Đồng.

- Phát triển nguồn nhân lực phải phải trên quan điểm phát triển toàn diện, đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lượng và hợp lý về cơ cấu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về trình độ chun mơn nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết, coi trọng các yếu tố nhằm tạo động lực cho người lao động trong môi trường khách sạn để thu hút và duy trì nguồn lao động ổn định cho sự phát triển bền vững của khách sạn.

- Các khách sạn cần phải nhận thức được đào tạo nguồn nhân lực cũng là trách nhiệm của từng đơn vị, đồng thời phải có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo lao động gồm ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với mục tiêu phát triển của từng đơn vị.

3.2.2. Mục tiêu phát triển và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 sao tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

Xuất phát từ những quan điểm đó, yêu cầu đặt ra đối với công tác phát triển nguồn nhân lực trong các khách sạn 4 sao từ đây đến năm 2020 của tỉnh Lâm Đồng là:

Mục tiêu tổng quát:

Đảm bảo một nguồn nhân lực đủ về số lượng - có cơ cấu phù hợp, đạt được trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, thành thạo về kỹ năng lao động trong môi trường khách sạn, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tác phong lao động nhằm đáp ứng ngày càng cao yêu cầu phát triển của ngành kinh doanh khách sạn trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu.

Mục tiêu cụ thể:

 Nâng cao kiến thức và kỹ năng quản trị doanh nghiệp cho đội ngũ lãnh đạo, các cấp quản lý các nhằm đáp ứng các yêu cầu về tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh ngang tầm với trình độ khu vực.

 Đào tạo và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chun mơn, nghiệp vụ giỏi.

 Tập trung tuyển dụng lao động có trình độ đại học các chuyên ngành marketing, kế tốn – tài chính, quản trị nguồn nhân lực, cơng nghệ thơng tin cho các phịng ban chức năng để đáp ứng mục tiêu phát triển thị trường và các sản phẩm trong giai đoạn (2011 – 2020).

 Xây dựng và triển khai một cách toàn diện, đồng bộ hệ thống các chính sách động viên cơng nhân viên nhằm phát huy tối đa năng lực làm việc của người lao động.

Đồng thời, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao về vật chất và tinh thần của người lao động và gắn quyền lợi của họ với hiệu quả kinh doanh của công ty.

Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020:

Qua điều tra của đề tài về nhu cầu nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại tỉnh Lâm Đồng từ đây cho đến năm 2020, kết quả có được nhu cầu nguồn nhân lực của các khách sạn này thể hiện trong bảng 3.1. Kết quả có được dựa trên cơ sở dự báo theo phương pháp định tính, tức là theo đánh giá của các chuyên gia quản trị nguồn nhân lực của các khách sạn thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài và cán bộ quản lý ngành du lịch của tỉnh về xu hướng phát triển các khách sạn cao cấp tại tỉnh Lâm Đồng. Khách sạn là một ngành kinh doanh chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài, nhu cầu nguồn nhân lực của khách sạn phụ thuộc vào các yếu tố như quy mô thị trường khách, khối lượng công việc cần thiết phải thực hiện, tỷ lệ thay thế nhân viên, yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm…Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp dự báo theo đánh giá của các chuyên gia là phương pháp phù hợp.

Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2015 Năm 2020 Tổng số lao động 1116 1355 1556 Lao động trực tiếp 773 908 1043

Lao động gián tiếp 343 447 513

3.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong các khách sạn 4 sao tại tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 Đồng đến năm 2020

3.3.1. Xây dựng chiến lƣợc và thực hiện chức năng phát triển nguồn nhân lực của khách sạn

3.3.1.1. Nâng cao tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực đối với tổ chức

Một nguồn nhân lực đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu công việc là điều kiện đầu tiên để khách sạn nắm bắt thành công những cơ hội kinh doanh và khắc phục những rủi ro trong nền kinh tế tồn cầu. Do đó, ban lãnh đạo và cán bộ quản lý khách sạn cần có một nhận thức đúng đắn và phù hợp về vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với tổ chức. Đó là quan điểm người lao động phải được xem là nguồn lực của doanh nghiệp,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại tỉnh lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)