Nguyên nhân từ tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hạn chế rủi ro tín dụng nhà nước tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh long an (Trang 60 - 61)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC

2.3 Đánh giá hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng nhà nước của Quỹ đầu tư

2.3.3.4 Nguyên nhân từ tài sản bảo đảm

Nguyên nhân rủi ro tín dụng xuất phát từ tài sản bảo đảm chủ yếu là từ hoạt động định giá tài sản bảo đảm và quy trình quản lý, kiểm tra, phân loại các tài sản bảo đảm.

Quỹ ĐTPT tỉnh Long An định giá tài sản bảo đảm bằng cách thỏa thuận với khách hàng trên cơ sở bảng giá đất hàng năm do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành hoặc dựa trên giá trị do đơn vị định giá xác định. Nếu định giá tài sản bảo đảm trên cơ sở bảng giá đất hàng năm do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành thì giá khơng phù hợp với giá trị trường, thiệt thòi cho khách hàng vay nên thường rất khó thỏa thuận. Nếu định giá bằng cách thuê đơn vị định giá thì do khơng có bộ phận chun mơn để tự định giá tài sản bảo đảm, việc thuê đơn vị định giá thường có chi phí lớn, vì vậy phần lớn là do khách hàng vay thuê các công ty tự định giá tài sản bảo đảm, việc này làm cho giá trị tài sản bảo đảm thiếu tính trung thực và chính xác, dẫn đến rủi ro ngân hàng không thể thu hồi đủ nợ gốc và lãi vay trong trường hợp buộc phải xử lý tài sản bảo đảm. Thêm một vấn đề trong hoạt động thẩm định tài sản bảo đảm là tài sản bảo đảm là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng thửa đất lại khơng có tính thanh khoản cao, ví dụ như thửa đất có mục đích sử dụng là đất giáo dục trong khu công nghiệp, nếu phải xử lý tài sản bảo đảm thì việc chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác cũng gặp nhiều khó khăn.

Quy trình phân loại, theo dõi, quản lý tài sản bảo đảm không được thực hiện thường xuyên, chỉ thống kê, quản lý định kỳ hàng năm, ngồi ra cịn kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần, nhưng chưa được thực hiện đầy đủ. Việc kiểm tra chủ yếu dựa trên giấy tờ, chứng từ, khơng kiểm tra bằng thực tế. Ngồi ra Quỹ ĐTPT tỉnh Long An không thực hiện định giá lại tài sản bảo đảm theo định kỳ (hàng năm) dù là thị trường có biến động lớn, giá trị bảo đảm chỉ thường được dùng trong việc tính giá trị trích lập

dự phịng rủi ro. Việc khơng cập nhật giá cả định kỳ hàng năm sẽ khiến Quỹ ĐTPT tỉnh Long An không kịp thời phát hiện những tài sản bảo đảm khơng cịn đủ giá trị bảo đảm để yêu cầu khách hàng vay bổ sung thêm tài sản thế chấp theo quy định.

Khi thẩm định dự án, chủ yếu vẫn quan trọng tài sản bảo đảm, vì vậy có một số dự án khơng hiệu quả nhưng tài sản bảo đảm có giá trị lớn vẫn được cho vay, dẫn đến dự án khơng khả thi, khơng có nguồn thu, khách hàng khơng có khả năng thanh tốn nợ đúng hạn, làm phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An.

Ngoài ra, đối với tài sản bảo đảm là tài sản hình thành sau đầu tư thì việc yêu cầu khách hàng vay thực hiện quyết tốn cơng trình để đăng ký bổ sung tài sản thế chấp gặp rất nhiều khó khăn, khách hàng đã nhận được tiền, chây ỳ, không thực hiện các thủ tục quyết toán sau đầu tư làm cho Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An không đăng ký bổ sung tài sản hình thành sau đầu tư, khiến cho việc quản lý tài sản bảo đảm chưa chặt chẽ, dễ xảy ra rủi ro cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hạn chế rủi ro tín dụng nhà nước tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh long an (Trang 60 - 61)